Rắn rít, chó sủa, mèo kêu, sư tử gầm,... đều là những âm thanh độc nhất vô nhị trong thế giới động vật.
Đối với người dân phương Đông, tiếng gà gáy là âm thanh hết sức quen thuộc báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Âm thanh độc nhất vô nhị này là nhờ hệ thống sinh học đặc biệt của những con gà trống.
Tiếng răng lập cập của loài thỏ thường được dùng để báo hiệu sự hài lòng của nó. Tuy nhiên, khi tiếng lập cập này lớn hơn, nghĩa là con thỏ đang đau đớn. Tiếng gầm gừ nghĩa là chúng đang tức giận, còn khi kêu to nghĩa là chúng đang tán tỉnh.
Không giống các bộ phim điện ảnh, ngựa không hí khi xung trận mà hí khi lạc đường hoặc khi cố gắng tìm người hay tìm một con ngựa khác hoặc lần đầu tiên tới nơi ở mới. Ngoài ra, chúng sử dụng rất nhiều loại ngôn ngữ cơ thể nhờ tai, mặt, đầu, chân hay đuôi.
Loài rắn không rít để giao tiếp với nhau mà để dọa nhau và tránh kẻ săn mồi. Tuy nhiên, không phải loài rắn nào cũng rít.
Khi sợ hãi, rùa thường rít lên nhưng đó không phải là âm thanh phát ra từ miệng rùa mà là do khi sợ hãi, rùa thường nhanh chóng rụt đầu vào mai. Chính động tác đó đã tạo nên âm thanh như tiếng rít.
Tiếng ếch kêu là ví dụ điển hình của một âm thanh lớn phát ra từ một chiếc miệng nhỏ. Nó có ý nghĩa đa dạng, từ thu hút bạn tình đến gây hấn xâm lược.
Sư tử gầm vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ, sư tử đầu đàn thường gầm để cảnh báo những con khác đây là lãnh thổ của nó. Ngoài ra, chúng cũng dùng tiếng gầm để giao tiếp với nhau. Mỗi con sư tử có tiếng gầm khác nhau như một dấu hiệu để phân biệt.
Tương tự như doi, cá voi phát ra âm thanh xung ngắn và nhận lại phản xạ tiếng vang nhằm xác định vị trí, khoảng cách, kích thước, và thậm chí cả hình dạng của các đối tượng, bao gồm đồng loại hay con mồi.
Tinh tinh, một trong những loài tiến hóa gần nhất với chúng ta, có hệ thống giao tiếp khá phức tạp. Dường như chúng có thể giao tiếp về bất cứ điều gì chúng cần bằng cách sử dụng khoảng 30 âm thanh khác nhau với ý nghĩa riêng.
Chỉ dế đực mới có thể gáy, tạo thành những “ca khúc” để tán tỉnh, thu hút con cái, giữ con cái ở gần sau khi giao phối và thể hiện quyền lực trên lãnh thổ của mình. Ngoài ra, chúng còn có “tai” ở chân trước, giúp nghe những con dế khác.
Có thể bạn không tin nhưng lợn rừng đực cũng dùng những “bài hát” tình cảm để thu hút con cái. Còn con cái thì có tiếng kêu đặc biệt, báo cho lũ con biết đã đến giờ bú sữa mẹ. Khi bị chia tách khỏi mẹ, lợn con sẽ có tiếng kêu thảm rất riêng.
Chó sủa vì nhiều lý do, như để thu hút sự chú ý, đói, chán nản, sợ hãi, muốn bảo vệ, khi vui đùa, và hay sức khỏe không tốt. Chó cũng sủa để giao tiếp với nhau.
Theo nghiên cứu, mèo có thể tạo ra 30 loại âm thanh khác nhau, trong đó có 19 âm thanh là các biến thể của tiếng meow. Chúng được sử dụng để giao tiếp trong thế giới mèo cũng như khi mèo muốn “nói chuyện” với con người.