Điều gì đã giúp các loài cá chịu được áp lực nước khủng khiếp lên đến hàng ngàn tấn nơi biển sâu?

  •   3,73
  • 7.459

Sinh vật biển sâu là những động vật sống bên dưới vùng âm của đại dương. Vùng âm là lớp trên cùng của đại dương nhận đủ ánh sáng mặt trời cho việc hỗ trợ đời sống thực vật thủy sinh.

Hầu hết các sinh vật biển sâu sống dưới mặt nước hàng nghìn mét, cách xa vùng âm của đại dương. Những thách thức sinh tồn mà các loài động vật này phải đối mặt bao gồm việc khan hiếm thức ăn, áp suất nước cao, lượng oxy thấp, bóng tối và nhiệt độ cực kỳ lạnh giá.

Loài cá Pseudoliparis, được tìm thấy ở Rãnh Mariana, ở độ sâu được ghi nhận là 8076 mét.
Loài cá Pseudoliparis, được tìm thấy ở Rãnh Mariana, ở độ sâu được ghi nhận là 8076 mét.

Các sinh vật biển sâu có thể kể tới như cá voi, hải cẩu, cua, nhím biển, cá răng nanh, giun ống khổng lồ, mực ma cà rồng, cá mập Thái Bình Dương, người câu cá, cá dơi môi đỏ, bạch tuộc dumbo, ếch lông, cá quan tài, cá tay đốm, giun zombie, và nhiều loài khác.

Tất cả những loài này đã phải thích ứng với môi trường biển sâu bằng những cách thức nào?

Giữ lại lượng oxy ít hơn

Một số loài cá có thể sống dưới độ sâu hơn 8000 mét dưới mặt biển. Đồng nghĩa với việc, áp suất nước ở độ sâu này tương đương với trọng lượng hàng chục triệu kg. Tuy nhiên, chính lượng oxy trong phổi lại là thứ giúp đối trọng để giúp một sinh vật không bị ép nát bởi áp suất nước.

Do vậy, trước khi lặn xuống nước, nhiều sinh vật biển sâu thở ra gần 90% không khí trong phổi và chỉ giữ lại khoảng 10% lượng oxy có sẵn để sử dụng. Cơ chế sử dụng ít oxy này giúp các sinh vật thích nghi với mức áp suất khủng khiếp nơi đáy biển.


Các loài sinh vật biển sâu thường di chuyển chậm nhằm tiết kiệm tối đa mức oxy sử dụng.

Khả năng nín thở trong nhiều giờ

Với lượng oxy ít ỏi còn trong phổi, những sinh vật biển sâu đã phát triển các khả năng siêu việt khác để thích nghi với điều này. Trong đó bao gồm khả năng nín thở trong nhiều giờ.

Một số loài cá voi và hải cẩu đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc về khả năng nín thở của chúng trong vùng nước biển sâu có áp suất cao. Ví dụ, cá voi mỏ Cuvier có thể lặn sâu tới 2992 mét và nín thở trong nước trong thời gian kỷ lục là 2 giờ 18 phút. Mặt khác, hải cẩu voi có thể nín thở dưới nước trong 2 giờ.

Phổi có khả năng siêu nén

Cá voi mỏ Cuvier là loài lặn sâu nhất. Dưới áp lực nước, phổi của chúng xẹp xuống mỏng như một tờ giấy, để ép toàn bộ lượng khí trong phổi đi vào các cơ và máu, nơi khí đó dần được hòa tan.

Các cơ của cá voi mỏ đã thích nghi để có thể chứa nhiều myoglobin hơn, máu cũng có nhiều hemoglobin hơn, giúp lưu trữ oxy rất lâu trong cơ thể.


Cá voi mỏ Cuvier, loài sinh vật có cấu tạo đặc biệt giúp chúng hoạt động cực kỳ linh hoạt trong các môi trường nước khác nhau.

Khả năng tự giảm nhịp tim, giảm chức năng hoạt động

Ở một số sinh vật, nhịp tim giảm thiểu xuống còn khoảng 4 nhịp/ phút trong khi những sinh vật khác gần như ngừng thở trong một khoảng thời gian dài khi lặn xuống biển.

Ngoài ra, một số sinh vật biển sâu tự trôi trong nước thay vì dùng lực để di chuyển. Trôi là một quá trình không cần vận động cơ bắp, giúp tiết kiệm oxy dùng cho quá trình ngoi lên mặt nước.

Bên cạnh đó, dưới áp suất cao, một số sinh vật như cá voi và hải cẩu còn tự giảm các hoạt động trao đổi chất như ngừng chức năng tiêu hóa, gan và thận.

Sự hiện diện của Trimethylamine N-oxit (TMAO)

Trimetylamin N-oxit (TMAO) là một hợp chất hữu cơ nằm trong lớp oxit amin. TMAO được tìm thấy trong mô của động vật giáp xác và các loài cá biển.

Loại chất này ngăn áp suất nước làm biến dạng protein, nguyên nhân giết chết các loài động vật khi chúng xuống dưới mực nước quá sâu. Điều thú vị là nồng độ TMAO trong các sinh vật biển sẽ tăng lên theo độ sâu nơi chúng sinh sống. Với dạng chất này, một số sinh vật biển sâu có thể tồn tại được mà không bị biến dạng protein.


Cơ thể sinh vật chịu sự biến dạng.

Không hấp thụ nitơ

Con người có độ lặn sâu giới hạn, bởi khi làm việc trong môi trường cao áp, việc hít thở đều là với không khí cao áp.

Khí ôxi trong môi trường này đều bị quá trình tuần hoàn của cơ thể người tiêu hao hết, chỉ còn lại khí nitơ dễ tan vào máu, mô và chất béo. Đáng nói, lượng hoà tan khí nitơ sẽ tăng lên theo sự gia tăng của áp suất khí và thời gian ở dưới nước.

Nếu một thợ lặn nổi lên mặt nước thật nhanh, do áp suất nước giảm, nitơ trong máu bị giãn nở đột ngột tạo nên những bọt khí làm tắc mạch máu. Hiện tượng này giống như khi ai đó vừa mở nắp bình nước giải khát loại có ga. Các bọt khí gây tắc mạch máu hoặc ép vào các cơ quan bên trọng, gây hại cho cơ thể về lâu dài và gây nên các chứng bệnh giảm áp.

Do đó, đối với các sinh vật biển sâu, không hấp thụ nitơ là một cơ chế bảo vệ ưu việt, không phải loài này cũng có được.

Cập nhật: 02/07/2024 Tổ Quốc
  • 3,73
  • 7.459