Điều lý thú mà bạn chưa biết về cái lọng của người Việt xưa

  •  
  • 1.045

Từng rất phổ biến ở Việt Nam xưa, cái lọng là vật dụng dùng để che mưa, che nắng có hình dạng như chiếc ô/dù nhưng kích thước lớn hơn, cán cầm rất dài.

Lọng thường được dùng để che mưa nắng cho những người có địa vị trong xã hội
Lọng thường được dùng để che mưa nắng cho những người có địa vị trong xã hội như vua chúa, quan lại, người có tiền, hoặc dùng trong các nghi lễ dân gian như đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi…

Việc dùng lọng trong triều đình phong kiến được quy định rõ ràng.
Việc dùng lọng trong triều đình phong kiến được quy định rõ ràng. Tùy theo hoàn cảnh công việc và địa vị của đối tượng sẽ bố trí bao nhiêu lọng và lọng có màu sắc gì.

Mỗi cây lọng còn có chất liệu và được trang trí khác nhau tùy theo mỗi chức quan.
Cụ thể, khi đi công cán thì vua đi bốn lọng vàng, hoàng tử đi bốn lọng đỏ hay tía, các quan từ tuần phủ, đề phủ trở lên được đi bốn lọng xanh… Mỗi cây lọng còn có chất liệu và được trang trí khác nhau tùy theo mỗi chức quan.

Chiêm bao thấy mình được che lọng là điềm lành về sự may mắn, phát tài.
Do cái lọng là một vật phẩm cao quý như vậy nên theo quan niệm của người xưa, chiêm bao thấy mình được che lọng là điềm lành về sự may mắn, phát tài.

Về nguồn gốc lịch sử, cái lọng du nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa.
Về nguồn gốc lịch sử, cái lọng du nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa. Theo sử sách, ông tổ nghề làm lọng ở Việt Nam là Lê Quang Hành, sống vào thời Lê – Mạc. Để làm ra một chiếc lọng hoàn chỉnh phải mất nhiều ngày, qua nhiều công đoạn cầu kỳ.

Sau nhiều thăng trầm lịch sử, nghề làm lọng vẫn được duy trì cho đến nay.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, nghề làm lọng vẫn được duy trì cho đến nay. Những chiếc lọng thời hiện đại chủ yếu được dùng cho mục đích nghi lễ, làm đồ thờ tự trong đền chùa chứ không còn được dùng để che mưa nắng như thời xưa nữa...

Cập nhật: 09/04/2021 Theo kienthuc
  • 1.045