Từ xa xưa có những nơi vẫn được coi là “vùng chết” đối với con người, là nơi cư ngụ của quỷ thần, chỉ cần con người không may rơi vào vùng đất này sẽ một đi không trở lại. Ở Trung Quốc có những vùng đất giống như vậy, được liệt kê vào danh sách “vùng cấm” đối với khách du lịch yếu tim.
Đây là khu bảo tồn thiên nhiên nằm ở phía bắc địa khu Nagqu và Ngari của Tây Tạng. Khương Đường là vương quốc động vật hoang dã, là “cực thứ ba” của Trái đất. Vì đặc tính hoang dã và hùng vĩ của nó nên khi một mình bạn dám đặt chân lên vùng đất bí ẩn này thì bạn cũng được coi như là một "nam tử hán" thực thụ.
Biệt danh "hồ Dạ Xoa", "hồ mặt nguyệt" hay “Quỷ hồ” theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là “hồ đen nhiễm độc". “Hồ quỷ” nằm ở quận Burang thuộc địa khu Ngari, là một nhánh được tách ra từ hồ thiêng nước ngọt Manasarovar Tây Tạng, tuy nhiên nó lại là hồ nước mặn không có thực vật hay cá sống ở đây. Truyền thuyết đáng sợ nhất về Rakshastal là khi nhìn từ trên cao xuống hình dáng của nó giống như bộ da người bị lột.
Lop Nur hay La Bố Bạc là một nhóm các hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag, phía đông Tân Cương. Năm 1980, nhà khoa học nổi tiếng Trung Quốc Bành Gia Mộc mất tích trong một cuộc khảo sát; 16 năm sau nhà thám hiểm Dư Thuần Thuận cũng gặp nạn tại đây nên khu vực này càng đem lại cho con người cảm giác thần bí. Hồ Lop Nur không cây cối, không sông suối, nhiệt độ lên tới 70 độ C khiến cho không loài chim nào dám bay qua đây.
Trong gần 30 năm kể từ đầu những năm 1960 đến cuối những năm 1980, đã có hơn 200 tàu bị chìm, hơn 1.600 người bị mất tích và chỉ có chưa tới 30 người còn sống sót khi đi qua khu vực này. Con số đáng kinh ngạc này khiến cho Hồ BoYang trở thành khu vực đầy bí ẩn đối với con người.
Theo hồ sơ liên quan từ cục Hàng hải thành phố Cửu Giang và biên niên sử huyện Đô Xương, chỉ riêng trong ngày 8 tháng 3 năm 1985 đã có tới 13 chiếc tàu lần lượt bị đắm, đây là điều hiếm thấy trong lịch sử đắm tàu trên thế giới. Do đó khu vực nước này còn được ví như "tam giác quỷ" Bermuda.
Những người chăn cừu ở đây thà bỏ đói đàn cừu và gia súc của mình ở nơi không có ngọn cỏ trên sa mạc Gobi còn hơn tiến sâu vào thung lũng cây cỏ tươi tốt um tùm nhưng đáng sợ có tên thung lũng “Cửa địa ngục”.
Đây là khu vực của sự chết chóc, xung quanh bao phủ bởi xương trắng động vật, những nấm mồ rải rác cùng vũ khí của thợ săn đã đủ làm nên một không khí u ám đến rợn người.
Các nhà khoa học giải thích rằng, từ tính của khu vực này quá cao, từ trường của thung lũng làm điện tích phóng ra biến thành khu vực thu hút sấm sét lớn, những con thú hoảng loạn chính là nạn nhân của hiện tượng này.
Sông Nhị Long là trung tâm của khu bảo tồn thiên nhiên thuộc núi LiuPan, đây là khu vực phong phú động vật và thực vật hoang dã thuộc khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Quang cảnh nơi đây luôn bao phủ bởi lớp sương mù mờ ảo, gió thổi rít từng cơn, thỉnh thoảng kèm theo tiếng bước chân của thú rừng lúc ẩn lúc hiện khiến bạn cảm thấy rùng mình. Cứ 5 giờ chiều là những con báo xuất hiện, đây là khu bảo tồn không có hướng dẫn viên du lịch, nơi chỉ dành cho các nhà khoa học thám hiểm hoặc những phượt thủ thích phiêu lưu.
Trong huyện Hồng Nhã thành phố Mi Sơn cách Thành Đô 180km, có một “hồ Mê Hồn” vừa nghe tên đã khiến người ta khiếp sợ, truyền thuyết kể rằng khi Trương Đạo Lăng – người sáng lập ra “Thiên Sư Đạo” [Ngũ Đấu Mễ Đạo] truyền pháp tại Ngõa Ốc Sơn, đã thiết lập một bát quái mê hồn trận tại khu vực này, dùng để bắt nhốt những yêu ma quỷ quái gây hại ở thế gian.
Trong núi quanh năm đều có một màn sương mù đen bao phủ, và thường xuyên xảy ra một số thảm kịch kỳ lạ, rất nhiều người đi vào núi hái thuốc, săn bắn hoặc thiện nam tín nữ đều bị đi lạc mất phương hướng tại khu vực này, sau đó họ vô duyên vô cớ chết ở trong núi.
Hồ Mê Hồn ở Ngõa Ốc Sơn được mệnh danh là “Tam giác quỷ Bermuda” trên đất liền. Có rất nhiều truyền thuyết ly kỳ liên quan đến ngọn núi này.
Trong vòng nhiều năm qua, từng có nhiều người muốn thử vén màn bí mật nơi này. Nhưng mà, nó để lại cho người đời hàng loạt những bí ẩn nan giải.
Bí ẩn lớn nhất là hồ Mê Hồn trên đỉnh núi, rất nhiều người từng nhiều lần thử vượt qua khu vực này nhưng đều thất bại. Một khi con người bước vào là sẽ không phân biệt được phương hướng nữa, điện thoại mất hết tín hiệu, kim đồng hồ bị nhiễu bởi một từ tính rất mạnh, không ngừng lắc lư qua lại…
Vì thế có người nói rằng, phía dưới lòng đất của hồ Mê Hồn có một mảnh thiên thạch khổng lồ, vì vậy thường xuyên xảy ra trường hợp la bàn mất tác dụng, cộng thêm nơi này xuất hiện rất nhiều ảo ảnh, mới khiến cho con người bị đi lạc, hít phải chướng khí mất mạng tại hồ Mê Hồn.
Ngày 26 tháng 10 năm 2009, xuất hiện thủy quái ở hồ chứa nước trên núi Ngõa Sơn, và còn xuất hiện thường xuyên, rất nhiều người dân đều tận mắt nhìn thấy một con thủy quái rất to đang bơi dưới nước, bơi nhanh như phi thuyền. Cách bốn ngày sau, lại có người dân tận mắt nhìn thấy ở chính giữa hồ chứa nước Ngõa Ốc Sơn, xuất hiện một con “thủy quái” dài khoảng 20m, sau khi tạo ra một ngọn sóng cao khoảng 1m, đã biến mất với tốc độ rất nhanh, tuy rằng toàn bộ cảnh tượng chỉ diễn ra trong vòng mười mấy giây, nhưng vẫn gây ra chấn động rất lớn.
Tin đồn có một con rồng trên núi Ngõa Ốc Sơn được lan truyền nhanh chóng, góp phần làm tăng thêm sự huyền bí của hồ Mê Hồn, cộng thêm phần lớn các chuyên gia, du khách, người dân đi vào hồ Mê Hồn đều mất tích một cách ly kỳ, khiến mọi người cảm thấy địa điểm trên vô cùng quái dị, sởn cả gai ốc. Vĩ độ của hồ Mê Hồn lại nằm trong khoảng từ 29 ° 32′-29 ° 34 ‘vĩ độ bắc, vĩ độ này giống với Tam giác quỷ Bermuda và các kim tự tháp huyền diệu của Ai Cập, vì vậy mới có tên gọi là “Tam giác quỷ Bermuda trên đất liền”, hiện tượng trên ngay cả các nhà khoa học cũng không có cách nào đưa ra lời giải thích hợp lý.
Tại phía tây huyện Đức Thanh thành phố Hồ Châu tỉnh Chiết Giang, có một địa điểm tham quan du lịch cấp quốc gia – núi Mạc Can, không chỉ có danh xưng là một trong “tứ đại thắng cảnh tránh nóng”, mà còn có truyền thuyết về tướng tài Can Tường Mạc Tà từng đúc kiếm tại nơi này.
Núi Mạc Cao cao khoảng 700 mét đến 750 mét so với mặt nước biển, trong một năm chỉ có khoảng thời gian vào cuối mùa thu bạn mới có cơ hội nhìn thấy được cảnh tượng thần kỳ như vậy thôi.
Bạn sẽ không thấy được bất cứ một cây trúc sào nào ở đây, nhưng lại có trên 30 loài rắn các loại, những loài rắn này tập trung lại với nhau, trong đó còn có rất nhiều loài rắn độc.
Nông dân địa phương ở núi Mạc Can nói rằng trên đỉnh núi có một con “xà vương” màu đỏ, còn có người kể lại rất sống động rằng, họ đã từng nhìn thấy con “xà vương” đó. Núi Mạc Can còn được mọi người gọi là “Xà Sơn” (Núi Rắn).
Núi Mạc Can. (Ảnh: Shutterstock).
Tương truyền rằng chỉ cần có người đi đến nơi đó, trên đỉnh núi sẽ xảy ra hiện tượng mây gió thay đổi, sau đó là có mưa, đặc biệt là đi vào mùa cuối thu, đây là khoảng thời gian trên đỉnh núi có nhiều loài rắn nhất, bởi vì vào thời điểm này các loại rắn muôn màu muôn vẻ bắt đầu tập hợp lại với nhau để ngủ đông, do vậy đi vào mùa này có thể nhìn thấy nhiều loài rắn nhất, cũng có thể sẽ gặp được con “xà vương” đó nữa.
Theo như lời kể của người dân địa phương nơi đây, chỉ cần có người bò lên trên đỉnh núi, đi đến gần chỗ an táng cha mẹ Mạc Can, chắc chắn sẽ có gió to nổi lên, sấm chớp liên hồi, giống như là đang cảnh cáo và ngăn cản con người đến gần, lâu dần đỉnh núi nơi đây được người dân địa phương xem là một cấm địa, không còn ai dám lên trên đó nữa.