Đứng từ Mặt trăng nhìn xuống, hiện tượng nhật thực sẽ trông như thế nào?

  •  
  • 16.545

Ngày 2/7/2019, Mặt trăng che khuất Mặt Trời và tạo nên cảnh tượng hiếm thấy. Lần này, bóng của Mặt trăng đổ lên Nam Thái Bình Dương, đi ngang Argentina và Chile, tặng người dân những khu vực này trải nghiệm nhật thực không thể nào quên.

Nhưng với một con mắt từ một góc nhìn khác, cảnh tượng nhật thực này hiện ra kỳ lạ lắm. Từ trên vệ tinh bé xíu mang tên Longjiang-2 của Trung Quốc - thuộc một phần dự án thăm dò Mặt trăng Chang’e-4 khởi động năm 2018, bóng của Mặt trăng hiện ra rất khác.

Bạn có thể thấy rõ bóng tròn mà Mặt Trăng tạo ra trên bề mặt Trái Đất.
Bạn có thể thấy rõ bóng tròn mà Mặt trăng tạo ra trên bề mặt Trái đất.

Nhiệm vụ của Longjiang-2 là nghiên cứu sóng vô tuyến tần số thấp khi đứng từ một thiên thể xa Trái đất, nhưng đi kèm theo nó là một camera nhỏ có tên Inory Eye do sinh viên của Viện Công nghệ Harbin, Trung Quốc lắp ráp. Từ góc nhìn của con mắt đặc biệt này, nhật thực không như bạn thường thấy, và nỗ lực chụp ảnh cũng không đơn giản như một cái bấm máy đâu.

Mô phỏng hiện tượng nhật thực diễn ra ngày 2/7/2019.
Mô phỏng hiện tượng nhật thực diễn ra ngày 2/7/2019.

Hiệu lệnh chụp ảnh được sắp đặt trước bởi Ming Chuan Wei tới từ Viện Công nghệ Harbin, tải lên vệ tinh bởi nhà thiên văn học vô tuyến nghiệp dư người Đức là Reinhard Kühn. Khi có được ảnh, dữ liệu được gửi về một nhóm các nhà yêu thích thiên văn nghiệp dư khác đang công tác tại Đài viễn vọng Dwingeloo ở Hà Lan.

Tấm ảnh trước khi được Jason Major sửa lại màu cho đúng.
Tấm ảnh trước khi được Jason Major sửa lại màu cho đúng.

Tấm ảnh chụp về lại hơi có ánh hồng tím, thế là phải nhờ tới Jasson Major, một chuyên gia thiết kế yêu thích thiên văn khác chỉnh lại màu Trái đất và Mặt trăng sao cho đúng. Đây sẽ là tấm ảnh độc nhất vô nhị, bởi vệ tinh Longjiang-2 đã nhận lệnh rơi xuống bề mặt Mặt trăng hôm 31/7/2019, kết thúc sứ mệnh kéo dài 437 ngày.

Cập nhật: 06/07/2020 Theo Trí Thức Trẻ
  • 16.545