Đường giúp tiêm chủng bớt đau

  •  
  • 1.630

(khoahoc.tv) - Liệu đường có giúp các bé giảm đau trong lúc tiêm chủng? Những bé được dùng đường trước khi tiêm chủng khóc ít hơn so với các bé khác. Các nghiên cứu ở Anh cho rằng một vài giọt đường có thể “an ủi” các bé đang bị tiêm.

Nhóm nghiên cứu Cochrane đã xem xét 14 nghiên cứu gồm 1.500 trẻ đi tiêm chủng định kỳ hoặc bị chích gót để xét nghiệm máu.

Những bé được dùng đường đã khóc ít hơn so với các bé nhận được nước. Trong khi đường có thể làm nguôi lòng các bé, người ta chưa chắc rằng liệu đường có giúp giảm đau hay không. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải tiến hành nghiên cứu thêm để làm rõ điều này.

Tiến sĩ David Elliman đến từ trường Cao đẳng Nhi khoa và Chăm sóc Sức khoẻ trẻ em Hoàng gia của Anh nói: “Nếu bạn thực hiện ôm và an ủi bình thường. Tôi không chắc sẽ phải thêm vào bao nhiêu đường”.

Đường giúp tiêm chủng bớt đau

Một nghiên cứu nhỏ được công bố vài năm trước trong tạp chí y học Lancet đã xem xét phản ứng của 44 trẻ sơ sinh được cho dùng đường hoặc nước cất khi chúng bị xét nghiệm máu chích gót chân.

Đường đã không gây ra sự khác biệt với nỗi đau đớn, tất cả các bé đều nhăn nhó giống nhau và đã có hoạt động điện có thể so sánh được đo lường với kết quả đọc EEG trong khu vực não thể hiện sự đau đớn.

Nhà nghiên cứu dẫn đầu xem xét lại nghiên cứu Cochrane, Tiến sĩ Manal Kassab Jordan thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ tại IRIB, Jordan, cho biết: "Cho các bé thứ gì đó ngọt để nhấm nháp trước khi tiêm có thể ngăn các bé khỏi tình trạng khóc kéo dài”.

"Mặc dù chúng tôi không thể tự tin nói rằng các giải pháp đường làm giảm kim đau do mũi tiêm gây ra, nhưng những kết quả này trông đầy hứa hẹn".

Tiến sĩ David Elliman của trường Cao đẳng Nhi khoa và sức khỏe trẻ em Hoàng gia cho biết, dung dịch đường không được sử dụng thường xuyên trong thực tế.

Nói chung, các bác sĩ khuyên rằng người mẹ hãy giữ các bé và an ủi chúng trong khi chúng bị tiêm. Nếu cô ấy đang nuôi con bằng sữa mẹ, cô ấy vẫn có thể muốn cho con bú trong lúc các bác sĩ tiêm cho bé.

"Với những trẻ lớn hơn, chúng tôi cố gắng để đánh lạc hướng chúng. Nếu bạn ôm và an ủi bình thường, tôi không chắc sẽ phải thêm bao nhiêu đường”.

"Những gì chúng ta biết là việc sử dụng một mũi tiêm ngắn hơn sẽ gây đau hơn, thậm chí điều này có vẻ ngược lại với lẽ thường. Đó là vì những mũi tiêm cần phải đâm vào cơ".

Qua thời gian, một đứa trẻ hai tuổi đã phải trải qua khoảng 10 mũi tiêm khác nhau để bảo vệ chúng chống lại các bệnh truyền nhiễm khác nhau, bao gồm cả các bệnh sởi, quai bị và rubella.

Phạm Thị Bích Thu (BBC)
  • 1.630