Giải thích hiện tượng Trăng đen

  •   32
  • 4.314

Vào ngày 30/9 vừa qua, một hiện tượng được gọi là Trăng đen sẽ xuất hiện trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nó không phải là một thứ thú vị để bạn quan sát, vì ngày này là ngày không trăng.

Ngày không trăng hay còn gọi là pha Trăng mới, là thời điểm Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, khiến ban đêm của Trái Đất sẽ không thấy được Mặt Trăng. Lúc này Mặt Trăng đang ở bán cầu ban ngày và chìm trong ánh sáng chói chang của Mặt Trời.

Trăng đen có thật sự biến thành màu đen trên bầu trời không?
Trăng đen có thật sự biến thành màu đen trên bầu trời không? (Ảnh: Tim Laman).

Khi Mặt Trăng ở pha Trăng mới nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất, sẽ xảy ra Nhật thực vì Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái đất.

Thông thường cứ một tháng âm lịch, hay chính xác là 29,5 ngày, sẽ diễn ra lại một lần nữa pha Trăng mới. Điều này cũng tương ứng với một tháng dương lịch. Tuy nhiên, dương lịch và âm lịch có độ dài khác nhau, nên thỉnh thoảng sẽ có hai lần Trăng mới trong cùng một tháng dương lịch (bắt đầu hai tháng âm lịch trong cùng một tháng dương lịch).

Việc hai lần Trăng mới xảy ra trong cùng một tháng dương lịch được gọi là Trăng đen, điều này xảy ra 32 năm một lần. Tương tự như hai lần Trăng tròn xảy ra trong cùng một tháng dương lịch được gọi là Trăng xanh.

Như vậy, Trăng đen là hiện tượng hai lần Trăng mới (không trăng) xảy ra trong cùng một tháng dương lịch. Nó không ảnh hưởng gì đến các thiên tai hay biến cố và những người quan sát bầu trời cũng không quan sát được gì từ hiện tượng này.

Ngoài ra, Trăng đen cũng là một thời điểm bắt đầu lễ hội văn hóa ở nhiều nơi. Vào ngày 2/10, khi trăng lưỡi liềm đầu tháng mọc lên ở RoshHashanah, thì năm mới của người Do Thái sẽ bắt đầu. Và trăng lưỡi liềm ngày 3/10 sắp tới cũng đánh dấu tháng đầu tiên trong lịch Muharram của người Hồi Giáo.

Cập nhật: 03/10/2016 Theo khampha
  • 32
  • 4.314