Giải thích sự biến mất của loài cá lớn thứ hai thế giới

  •  1 2 3 4 5
  • 3.026

Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện được nơi mà những con cá mập phơi – loài cá lớn thứ hai trên thế giới - ẩn náu trong khoảng nửa năm, theo một bài báo công bố trực tuyến này 7 tháng 5 trên tờ Current Biology. Nghiên cứu đã thay đổi lại hiểu biết của các nhà khoa học về loài cá này đồng thời nhấn mạnh hiểu biết ít ỏi của chúng ta về những loài sinh vật biển lớn nhất thế giới.

Gregory Skomal thuộc Ngành cá biển Massachusetts cho biết: “Mặc dù thường xuyên được quan sát thấy tại các vùng nước mặt vào những tháng mùa hè và mùa thu, sự biến mất của cá mập phơi trong suốt thời gian mùa đông là nguồn gốc của cuộc tranh cãi gay gắt kể từ khi có một bài báo được công bố vào năm 1954 cho rằng chúng ngủ đông dưới thềm đáy biển trong suốt thời gian đó. Khoảng 50 năm sau, chúng tôi đã giải đáp được bí ẩn đồng thời tái định nghĩa lại hoàn toàn sự phân bố trước đây của cá mập phơi”.

Sử dụng công nghệ theo dõi vệ tinh và một kỹ thuật định vị địa lý mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy cá mập phơi di trú trên toàn đại dương ngang qua các vùng biển nhiệt đới của Đại Tây Dương vào mùa đông, chúng di chuyển dưới độ sâu khoảng 200 đến 1.000 m. Dữ liệu của họ cho thấy loài cá mập này thỉnh thoảng sống dưới độ sâu đó hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Skomal nói rằng: “Bằng cách đó, chúng hoàn toàn tránh được sự phát hiện của con người cả thiên niên kỷ nay”. Skomal cũng nhấn mạnh rằng là một trong những loài vật lớn nhất của đại dương, cá mập phơi phát triển tới kích thước trên 10 met và nặng tới 7 tấn.

Skomal nói họ hoàn toàn ngạc nhiên khi lần đầu tiên họ thu được một tín hiệu từ những con cá được theo dõi từ các vùng biển nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương, ở vùng lân cận biển Caribe và Bahamas. Rốt cuộc, cá mập phơi từng luôn được cho là loài cá mập sống ở vùng nước lạnh, chúng chỉ bó hẹp khu vực sinh sống ở các vùng ôn đới. 

Cá mập phơi. (Ảnh: Chris Gotschalk [http://www.piscoweb.org/who/techs/cgotschalk.html], courtesy of Wikimedia Commons)

. Thử thách lớn nhất là chúng biến mất trong suốt một thời gian dài, chúng cũng chỉ ăn sinh vật phù du là chủ yếu. Điều này có nghĩa là chúng không thể bị bắt dễ dàng bởi phương pháp thông thường nhờ cần câu. Ngay cả khi chúng được phát hiện ở gần mặt nước biển, chúng cũng sinh sống ở các vùng nước lạnh nhiều sinh vật phù du khiến việc quan sát dưới nước và việc bơi lặn bị hạn chế.
Những phát hiện của nhóm nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc bảo tồn cá mập phơi. Chúng đang có một số dấu hiệu suy giảm từ nửa cuối thế kỷ trước, và được liệt kê là loài động vật bị đe dọa trong danh sách của Ủy ban bảo tồn tự nhiên quốc tế.

Skomal cho biết: “Kết hợp với các thông tin di truyền mới đây, phát hiện của chúng tôi cho thấy quần thể cá mập phơi Đại Tây Dương và quần thể vẫn được biết đến trên thế giới có mối liên hệ với nhau và có lẽ chỉ là một quần thể duy nhất. Do đó quần thể cá mập phơi trên toàn cầu có thể nhỏ hơn so với chúng ta vẫn nghĩ”. Những nỗ lực nhằm gia tăng số lượng cá thể cá mập phơi do đó cần phải được tiến hành trên quy mô toàn cầu.

Các tác giả tham gia nghiên cứu bao gồm Gregory B. Skomal (Ngành cá biển Massachusetts), thạc sĩ Oak Bluffs, Stephen I. Zeeman (Đại học New England, Biddeford), John H. Chisholm (Ngành cá biển Massachusetts, New Bedford), Erin L. Summers (Ban tài nguyên biển Maine, cảng Boothbay Harbor), Harvey J. Walsh (Viện hải dương học Woods Hole), Kelton W. McMahon (Viện hải dương học Woods Hole, Woods Hole), và Simon R. Thorrold (Viện hải dương học Woods Hole, Woods Hole).

Tài liệu tham khảo
Gregory B. Skomal, Stephen I. Zeeman, John H. Chisholm, Erin L. Summers, Harvey J. Walsh, Kelton W. McMahon, and Simon R. Thorrold. Transequatorial Migrations by Basking Sharks in the Western Atlantic Ocean. Current Biology, 2009; DOI: 10.1016/j.cub.2009.04.019

Một vài nhân tố khiến cá mập phơi trở thành loài rất khó nghiên cứu

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 1 2 3 4 5
  • 3.026