Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật

  •   3,33
  • 11.698

Các loài vật thường bỏ chạy hoặc tấn công lại khi gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, có những loài chọn những cách tự vệ kì dị, như giả chết, cuộn tròn thân mình hay biến mình thành vũ khí khó nuốt...

Những phương pháp tự vệ khác thường của các loài động vật

Loài thú có túi châu Mỹ

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật
Loài thú không cố tình giả chết mà là phản ứng tâm lý tự nhiên khi gặp nguy hiểm.

Loài thú có túi sống chủ yếu trên cây với bộ lông rậm, mõm dài và đuôi không có lông. Chúng có tên opossum, có nghĩa là chơi trò giả chết. Đó cũng là cách tự vệ đặc biệt của nó.

Loài vật này sinh sống chủ yếu từ Canada tới nước Costa Rica. Bình thường, chúng vẫn có những phản ứng khi gặp nguy hiểm giống như các loài thú có túi khác như: kêu rít lên, cào cấu và nhe răng. Nếu tình thế nguy hiểm hơn, chúng có thể cắn ác ý. Tuy nhiên, nếu mọi cố gắng đều thất bại, tình thế trở nên cực kì nguy hiểm, chúng sẽ thực hiện "kế hoạch B" của mình: giả chết.

Con vật sẽ thả rơi mình xuống mặt đất, miệng nhỏ dãi như thể bị ốm, nằm bất động với cái miệng mở ra. Bên cạnh đó, nó có tiết ra một chất có mùi như xác chết từ tuyến hậu môn của mình.

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật
Hình ảnh của con vật trong trạng thái giả chết

Hầu hết các loài ăn thịt đều thích giết ngay con mồi của mình, còn không có hứng thú với những con vật đã chết. Chính điều này cứu sống con thú gặm nhậm này khỏi cái chết. Tuy nhiên, đây không phải là hành động giả điệu của nó, mà là một phản ứng tâm lý với hoàn cảnh gây căng thẳng cao độ. Nó rơi vào trạng thái hôn mê trong khoảng vài giờ, chỉ tỉnh lại sau khi kẻ thù đã bỏ đi. Chưa ai có thể giải thích điều bí ẩn này của cơ thể chúng.

Vượn cáo Tây Phi

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật
Loài vượn cáo vươn những phần xương sống biến mình thành vũ khí độc đáo.

Đúng như tên gọi, loài vượn cáo chỉ tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi. Chúng là một loài vật bé nhỏ, trông giống như họ hàng loài gấu sống trên cây. Nhưng sự thực là chúng thuộc họ linh trưởng.

Vượn cáo là loài thú sống về đêm, thức ăn chủ yếu là nhựa cây, hoa quả và các loài động vật nhỏ. Vì di chuyển chậm chạp, các loài ăn thịt dễ dàng đe dọa mạng sống của chúng. Vì vậy, chúng có một cách tự vệ rất đặc biệt.


Vượn cáo tránh được những cú cắn chết người nhờ sự phòng vệ độc đáo.

Chúng mở rộng phần cột sống từ cổ tới vai, tạo thành những điểm lồi, giống như một thứ vũ khí đặc biệt. Điều này, ngoài việc đe dọa kẻ thù, còn khiến cho chúng khó bị nuốt hơn.

Những phần cột sống này cũng có tác dụng như một chiếc khiên, bảo vệ phần cổ của con vượn cáo khỏi những cú cắn chết người của kẻ thù vào những điểm yếu như cổ hay sau đầu.

Tê tê


Với lớp vảy cứng, loài tê tê gần như không phải lo ngại kẻ thù nào.

Loài vật này sống chủ yếu ở châu Phi và châu Á. Tê tê có vẻ bề ngoài khá kì dị với lớp vỏ giáp khiến chúng trông như những nón thông khổng lồ di động. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài sâu bọ. Mặc dù có những móng vuốt lớn và đầy sức mạnh, nhưng chúng hiếm khi sử dụng như vũ khí. Thay vào đó, nó cuộn người lại như một quả bóng, khiến chúng rất khó bị loài thú ăn thịt trải ra. Phần rìa sắc nhọn của lớp vảy khiến chúng rất khó bị tác động bởi hầu hết các loài ăn thịt.

Ngoài ra, chúng có thể tặng cho kẻ thù những cú quất đuôi mạnh mẽ, gây ra những tổn thương nghiêm trọng.


Tê tê có thể cuộn mình thành quả bóng và lăn trốn rất nhanh.

Và đó không phải là tất cả. Loài tê tê ở đảo Sumatran còn tự cuộn mình thành quả bóng và bất thình lình cuộn đi với tốc độ cực nhanh để chạy trốn.

Giải pháp cuối cùng của loài tê tê để phòng thủ là tiết ra một chất hôi thối, dinh dính từ hậu môn để đẩy lùi kẻ thù. Chính vậy, loài thú này hiếm khi phải lo lắng về những kẻ thù của mình.

Tatu


Cuộc mình như quả bóng da, không một khe hở cho kẻ thù là cách tự vệ của tatu.

Mọi người vẫn nghĩ, loài tatu với lớp áo giáp nặng nề, bảo vệ nó giống như mai rùa sẽ không bị các loài thú ăn thịt tiêu diệt. Tuy nhiên, chúng không dựa vào lớp vỏ dày dặn đó để bảo vệ trước các loài thú ăn thịt lớn. Thay vào đó, chúng tự đào hố để chôn mình dưới đất để trốn thoát.

Loài tatu ở Nam Mỹ còn đặc biệt hơn ở khả năng cuộn thành một quả bóng hoàn hảo. Ngoài lớp vỏ giáp ngoài cột chặt thít, phần đầu và đuôi đan vào nhau khi loài vật này cuộn thành quả bóng. Điều này giúp chúng hoàn toàn an toàn trước mọi kẻ thù.


Trông tatu giống như một con vật mặc áo giáp vàng.

Ngoài ra, chúng có một trò tự vệ đặc biệt nữa là, tạo nên âm thanh kì lạ trước khi cuộn tròn thành quả bóng, khiến cho kẻ thù giật này mình. Chính vì vậy, những con tatu không cần phải đào lấy hang cho mình mà sử dụng những cái hang đã đào của các loài vật khác.

Nhím có mào


Loài nhím có mào có thể gây chết kẻ thù bằng cách đâm lông vào kẻ thù.

Loài nhím có mào sinh sống ở châu Phi và cả ở phía Nam châu Âu, chủ yếu là ở Italia. Chúng được coi là loài gặm nhấm lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong những loài thú có vú tự bảo vệ mình tốt nhất.

Vũ khí lợi hại của chúng là những chiếc lông cứng và sắc nhọn bằng keratin. Nên dù màu sắc của lông thường là trắng và đen, khiến chúng dễ bị kẻ thù phát hiện từ xa nhưng chúng vẫn có thể an toàn.

Khi bị đe dọa, chúng thường lắc cái lông đuôi, tạo ra những tiếng ồn để đe dọa kẻ thù. Nếu không hiệu quả, chúng cố gắng quay lưng, tấn công hay đâm kẻ thù bằng phần lông cứng ở thân.


Chúng có chất kháng sinh trong máu giúp không bị nhiễm độc khi gặp tai nạn.

Những chiếc lông nhím rất dễ gãy. Khi chúng đi vào cơ thể kẻ thù, những cái ngạnh nhỏ ở phía đầu lông cắm sâu vào vết thương của kẻ thù. Nhiều con vật đã bị chết từ do bị nhiễm trùng từ những vết thương như vậy. Nguy hiểm hơn, khi những cái lông cứng chọc sâu vào thịt, chúng phá hoại các mạch máu và cả nội tạng.

Có nhiều trường hợp, loài nhím này bị rơi từ trên cây và bị chính lông của mình chọc vào người. Nhưng nhờ có chất kháng sinh trong máu, chúng không bị nhiễm độc do lông của mình.

Theo Báo Đất Việt
  • 3,33
  • 11.698