Háng sắt: Môn kungfu dành cho người dám chịu "nỗi đau không ai thấu"

  •  
  • 1.863

Ở Trung Quốc, có những người đàn ông chịu đựng được nỗi đau khi có một khúc gỗ dài 2 mét nặng 40kg lao tới đập vào đũng quần của mình, nhiều lần mỗi ngày.

Wang Liutai không phải là một võ sư kung fu bình thường. Người đàn ông 65 tuổi đến từ một ngôi làng ở miền trung Trung Quốc đang ngày ngày thực hành một môn võ thuật độc đáo và có vẻ kinh khủng, được đặt tên là "kung fu háng sắt".

Khúc gỗ nặng 40kg lao tới đập vào đũng quần của một người đàn ông.
Khúc gỗ nặng 40kg lao tới đập vào đũng quần của một người đàn ông.

Kỹ thuật nổi tiếng nhất của môn phái này là dùng một khúc gỗ được treo lên bằng dây thép, dài 2 mét và nặng 40kg, cho nó lao tới đập vào đũng quần của một người đàn ông.

"Khi bạn tập luyện háng sắt, miễn là bạn tự thúc đẩy bản thân, bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời", Wang, người đứng đầu Học viện Võ thuật Juntun, cho biết.

Wang, người đã thực hành kỹ thuật này khoảng nửa thế kỷ và đã có hai đứa con, khẳng định rằng với các phương pháp đúng và thực hành đủ, nó không gây tổn thương và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Kỹ thuật này rèn luyện bằng cách đánh vào những điểm yếu nhất của cơ thể.
Kỹ thuật này rèn luyện bằng cách đánh vào những điểm yếu nhất của cơ thể.

"Háng sắt" rèn luyện bằng cách đánh vào những điểm yếu nhất của cơ thể trong khi sử dụng kỹ thuật thở của khí công để rèn luyện sức khỏe bản thân, chỉ là một yếu tố của nhánh kung fu Thông bối quyền (Tongbeiquan) đã được thực hành ở làng của Wang trong 300 năm qua. Phong cách này cũng bao gồm một số các kỹ thuật tấn công cũng như chống lại áp lực, chịu đau hoặc nhận các cú đánh vào các khu vực nhạy cảm khác nhau.

"Chúng tôi cũng có họng sắt, đầu sắt, ngực sắt và lưng sắt nữa", người đồng môn Tang Xiaocheng, 53 tuổi, nói.

Phong cách võ thuật được thực hành bởi những người ở làng Juntun, nằm ở ngoại ô cố đô Lạc Dương trong lịch sử, là một bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng mối quan tâm ngày càng tăng về việc ngày càng ít người sử dụng nó và khiến nó có thể bị mai một.

Số người có thể thực hành kỹ thuật "háng sắt" chỉ còn 5 người.
Số người có thể thực hành kỹ thuật "háng sắt" chỉ còn 5 người.

Ông Tang cho biết đã từng có khoảng 200 người thường xuyên luyện tập trong làng, nhưng giờ chỉ còn hơn 20 người. Con số người có thể thực hành kỹ thuật "háng sắt" đã giảm từ khoảng 80 người xuống chỉ còn 5 người.

Đó là lý do tại sao Wang và các võ sư của mình bắt đầu tích cực quảng bá phong cách võ thuật của họ, trình diễn nó bằng các kỹ thuật như tấn công bằng cách đá, đấm hoặc sử dụng gạch hay gậy.

Những nỗ lực của họ đã giúp mang tới một số học viên mới ở các thành phố trên khắp đất nước, những người học từ xa qua mạng xã hội hoặc các video được đăng trực tuyến.

"Nếu có thêm nhiều học viên luyện tập và phổ biến nó ra cả nước và thế giới, nếu họ có thể đưa hình thức võ thuật này tiến về phía trước, thì giấc mơ của tôi sẽ thành hiện thực", Wang cho biết.

Cập nhật: 11/12/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 1.863