"Hệ Mặt trời" kỳ lạ nhất vũ trụ: Các hành tinh quay... vuông góc

  •  
  • 1.805

Mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh mới phát hiện gần như vuông góc với nhau, do 2 trong 3 đã chọn đi du ngoạn từ cực này sang cực kia của ngôi sao mẹ.

Các thế giới thú vị mang tên HD 3167b, HD 3167c và HD 3167d quay quanh một ngôi sao sáng kiểu K0, cách chúng ta 149 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Song Ngư.

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đài thiên văn Đại học Geneve (Thụy Sĩ), hành tinh HD 3167 là một siêu Trái Đất, tức hành tinh đá nhưng to lớn hơn địa cầu của chúng ta, trong khi HD 3167c là một "tiểu Hải Vương Tinh", tức một hành tinh khí. Chưa xác định được dạng hành tinh của HD 3167d.


Ảnh đồ họa mô tả về "Hệ Mặt trời" kỳ lạ nhất vũ trụ - (Ảnh: Sci-News)

Điều kỳ lạ nhất là mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh gần như vuông góc với nhau (tạo thành góc 102,3 độ).

Thông thường ở một hệ sao, bao gồm Hệ Mặt trời của chúng ta, các hành tinh sẽ cùng ra đời trong một đĩa tiền hành tinh nằm trong mặt phẳng xích đạo của ngôi sao mẹ, nên mặt phẳng quỹ đạo của chúng cũng đồng nhất.

Ở hệ sao này, HD 3167b quay đúng khu vực quanh mặt phẳng quỹ đạo, nhưng HD 3167c và HD 3167d lại chọn "lang thang" qua lại giữa 2 cực của ngôi sao mẹ.

HD 3167b quay quanh sao mẹ với quỹ đạo siêu ngắn là 0,96 ngày mỗi vòng; HD 3167c quay mất 29,84 ngày mỗi vòng. HD 3167d thực ra quay với quỹ đạo nằm giữa 2 hành tinh kia, mất 8,51 ngày mỗi vòng nhưng được phát hiện muộn hơn nên đặt tên sau.

Tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Vincent Bourrier, tác giả chính của nghiên cứu cho biết hiện tượng mặt phẳng quỹ đạo không đồng nhất giữa.

Cập nhật: 04/11/2021 Theo NLĐ
  • 1.805