Hóa ra bấy lâu nay chúng ta đã hiểu lầm về những "cú đêm" mà chẳng hay biết!

  •   3,52
  • 2.370

Đây đều là những sự thật thú vị về "cú đêm", đọc để biết ngay nào!

Cú đêm - từ thường được dùng để ám chỉ những người hay có thói quen làm việc, học tập thường vào buổi khuya và thường ngủ rất trễ vào rạng sáng hôm sau.

Trong con mắt của nhiều người, trở thành "cú đêm" thực sự là một hành động không có lợi cho sức khỏe chút nào, cũng như về hiệu suất làm việc nữa.

Trở thành "cú đêm" thực sự là một hành động không có lợi cho sức khỏe chút nào
Trở thành "cú đêm" thực sự là một hành động không có lợi cho sức khỏe chút nào

Thế nhưng, thật bất ngờ khi các nhà khoa học tại Đại Học Havard đã đưa ra những kết luận về những người "thức trễ ngủ muộn" mà đa số đều nghĩ sai bét nhè cả nhé.

Điều lầm tưởng 1: Thức khuya là phản khoa học

Dựa trên những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học tại Anh và Mỹ, kết luận của họ đã chỉ ra rằng mỗi người đều có một "loại thời sinh học" (chronotype, dùng để chỉ thời điểm mà hiệu suất làm việc cao nhất của một người) khác nhau.

Bản thân cú đêm không làm thay đổi nhịp sinh học bình thường của chính họ
Bản thân cú đêm không làm thay đổi nhịp sinh học bình thường của chính họ

Điều này cho thấy, bản thân cú đêm không làm thay đổi nhịp sinh học bình thường của chính họ. Thực chất, tỷ lệ loại thời sinh học "chim sâu" hay "chim bồ câu" (những người chủ yếu hoạt động hiệu quả vào buổi sáng) lại chiếm áp đảo trong xã hội, khiến cú đêm bị gò bó thời gian ngủ và hoạt động rất nhiều.

Hoạt động của các "cú đêm".
Hoạt động của các "cú đêm".

Vì lý do đó, họ bị thiếu ngủ, gặp nhiều áp lực hơn, cũng như nguy cơ tử vong cao hơn hẳn.

Điều lầm tưởng 2: Hoạt động vào ban ngày tùy vào thói quen của bạn

Các nhà khoa học đã nhận ra rằng, chu kỳ hoạt động ngày và đêm được quyết định bởi một gene trong bộ mã DNA của con người, có tên gọi là PER3. Chưa hết, loại gene này có 3 kiểu hình khác nhau, quyết định "loại thời sinh học" như đã đề cập trước đó.

Nhịp sinh học của họ đã khác từ trong gene rồi.
Nhịp sinh học của họ đã khác từ trong gene rồi.

Kết luận này đã phản biện lại một số ý kiến cho rằng những người hay thức khuya dậy trễ thường là do lối sống của họ không hợp lý.

Thế nên nếu có một người quen nào thích thành cú đêm và bạn muốn thay đổi thói quen này của họ. Đừng nên nhé, có khi nhịp sinh học của họ đã khác từ trong gene rồi cơ!

Điều lầm tưởng 3: Người thành công đều là những người ngủ sớm dậy sớm

Có một vài lời khuyên cho rằng, thói quen ngủ sớm, dậy thật sớm để làm việc sẽ mang lại hiệu suất cao hơn cả. Và các doanh nhân thành đạt đều áp dụng theo quy tắc này.

Obama - cựu tổng thống Hoa Kỳ - cũng là một "cú đêm" chính hiệu.
Obama - cựu tổng thống Hoa Kỳ - cũng là một "cú đêm" chính hiệu.

Điều này thật sự không đúng. Theo nghiên cứu về ngành dịch tễ học tại Đại học South Hampton, những người thành công lại chính là những cú đêm - khi sở hữu khối óc thông minh hơn người và thu nhập cao chót vót.

Chẳng hạn, nhà sáng lập của Reddict, Alexis Ohanian, không bao giờ ngủ trước 2 giờ sáng. Hay CEO của công ty điện tử Genius - Tom Lehman, thường ngủ từ 3h đến 10h30 sáng.

Những người thành công lại chính là những cú đêm - khi sở hữu khối óc thông minh hơn người và thu nhập cao chót vót.
Những người thành công lại chính là những cú đêm - khi sở hữu khối óc thông minh hơn người và thu nhập cao chót vót.

Nói vậy không có nghĩa là bài viết khuyên bạn nên làm cú đêm mà là chỉ muốn đưa ra thêm 1 vài luận điểm nữa để bạn tìm hiểu mà thôi.

Nhưng dù có làm cú đêm thì bạn cũng nên giữ gìn sức khỏe và không thức triền miên nhé, bởi thiếu ngủ thực sự có hại cho cơ thể bạn lắm đó!

Cập nhật: 03/07/2018 Theo helino
  • 3,52
  • 2.370