Kết bạn trực tuyến: nơi công nghệ và tiến hóa gặp nhau

  •   42
  • 557

Khi kiếm tìm một người bạn tri âm, có thể bạn sẽ cho rằng càng có nhiều bạn để lựa chọn càng tốt. Thế nhưng sự phát triển của công nghệ mà chủ yếu là của internet đã khiến nhận thức đó phải thay đổi.

Internet mang đến cho chúng ta rất nhiều lựa chọn chưa từng có trước đây trong lịch sử loài người khi chúng ta muốn có bất cứ thứ gì từ chiếc xe đạp cho đến một người bạn. Mặc dù chúng ta có thể nghĩ rằng nhiều lựa chọn là tốt, nhưng một nghiên cứu mới đã chứng minh chúng ta sẽ thỏa mãn hơn nếu có ít lựa chọn hơn. Tuy thế chúng ta có lẽ vẫn chưa được trang bị đủ về mặt nhận thức để sửa chữa lại quan điểm sai lầm nói trên.

Trong suốt tiến trình lịch sử của loài người, chúng ta có khá ít phương án để lựa chọn bạn bè, do đó chúng ta sẵn lòng chào đón bất cứ phương án bổ sung nào nếu nó xuất hiện. Ví dụ, khi tân vỏ não của chúng ta phát triển, một phần để xử lý mạng xã hội – nhóm xã hội trung bình của con người có khoảng 150 cá nhân. Các thành viên khỏe mạnh trong nhóm trong độ tuổi sinh sản thuộc giới tính đối lập có khoảng 35 người – tiêu chuẩn của internet.

Do chúng ta đã phát triển dạng môi trường xã hội như thế nên chúng ta có xu hướng mong muốn sở hữu nhiều lựa chọn hơn. Đó là lý do tại sao mọi người thường bị các trang web làm quen hẹn hò cám dỗ với hàng triệu cơ hội thành công. Nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu đã chứng minh trong một khảo sát mới đây rằng nhiều phương án chọn lựa có thể sẽ không giúp người ta chọn được những thứ tốt hơn so với khi chỉ có một nửa số phương án nói trên. Nhà tâm lý học Alison Lenton thuộc đại học Edinburgh, Barbara Fasolo thuộc Trường Khoa học chính trị và kinh tế London cùng với nhà khoa học ngành nhận thức Peter Todd thuộc đại học Indiana vừa mới trình bày kết quả thu được của họ về chủ đề này trên số ra mới nhất tờ IEEE Transactions on Professional Communication.

Theo các nhà nghiên cứu giải thích, con người thường có xu hướng đoán biết trước rằng họ sẽ thấy thoải mái hơn nếu đi “mua bạn” khi có nhiều lựa chọn trong tay. Tuy thế, trên thực tế con người có trạng thái thỏa mãn tương tự khi có ít lựa chọn. Các nhà khoa học đã tiến hành 2 thí nghiệm nhằm chứng minh luận điểm tương khắc giữa kinh nghiệm và việc suy đoán.

(Ảnh: blog.robinyap.com)


Trong thí nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã hỏi 88 người tham gia với độ tuổi trung bình là 23 rằng số lượng bạn lý tưởng để lựa chọn đối với họ là bao nhiêu, lựa chọn đặt ra trong khoảng 1 đến 5000. Người tham gia cân nhắc từng nhóm bạn, từ rất nhỏ cho đến rất lớn, trên 4 tiêu chuẩn: độ khó dự đoán trước về việc đưa ra quyết định chọn lựa, sự thỏa mãn dự đoán với quyết định, sự tiếc nuối dự đoán sau khi đưa ra quyết định và sự thích thú dự đoán trong quá trình chọn lựa.

Về cơ bản, người tham gia dự đoán rằng họ sẽ đạt được trạng thái thỏa mãn cao nhất khi lựa chọn trong khoảng 20 đến 50 người. Do đó, trong thí nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu tìm hiểu mức độ thỏa mãn của người tham gia khi chọn lựa bạn bè trong khoảng 20 đến 50 người nói trên so với các nhóm ít lựa chọn hơn. Thật thú vị, họ phát hiện rằng người tham gia chọn lựa từ nhóm gồm 20 người có trải nghiệm tương tự với những thành viên phải đưa ra quyết định với nhóm chỉ có 4 người. Cũng như vậy, cảm xúc thực của người tham gia khi phải lựa chọn nhóm với 4 phương án thậm chí còn tốt hơn đáng kể so với dự đoán trước đó.

Theo tóm tắt của các nhà nghiên cứu, “việc ưu tiên nhóm lựa chọn kích cỡ lớn với mong muốn có được sự thích thú, thỏa mãn nhiều hơn cũng như tiếc nuối ít hơn đã không thành hiện thực”. Thực chất, có sự không cân xứng đáng kể giữa những gì con người nghĩ họ sẽ cảm thấy cũng như những gì họ thực sự cảm nhận được.

Việc đánh giá sai số lượng tối ưu của các phương án chọn lựa cũng được quan sát trong một số tình huống khác ngoài việc tìm kiếm bạn. Nói chung, bất lợi lớn nhất khi có nhiều phương án hơn bao gồm trạng thái bị làm cho bực mình khi quá trình lựa chon quá phức tạp, một số người thậm chí còn không đưa ra quyết định cuối cùng, họ trải nghiệm cảm giác thỏa mãn ít hơn trong khi tiếc nuối nhiều hơn sau khi quyết định. Nếu bạn phải đối mặt với hàng triệu cơ hội, bạn sẽ có xác suất thấp hơn chọn lựa được cơ hội thích hợp so với việc chỉ chọn lựa giữa 4 phương án.

Nghiên cứu cũng đưa ra các bằng chứng rằng con người thường không để ý nhiều lắm đến tất cả các thông tin mà phương án có sẵn khi họ có quá nhiều phương án phải xem xét, chọn lọc. Do đó họ có khả năng bỏ lỡ một người bạn thú vị trong hoàn cảnh này.

Trả lời PhysOrg, Fasolo cho biết: “Việc thông tin lấn át kết quả rất thường thấy đối với các nhà nghiên cứu khách hàng từ thập niên 70. Nhưng bối cảnh lại luôn là khách hàng – có đôi chút giả tạo và mới lạ hơn theo nghĩa tiến hóa. Không phải lúc nào cũng là hiển nhiên khi kết quả tương tự xảy ra trong bối cảnh tự nhiên của việc chọn lựa bạn bè. Điều này là đúng. Chúng ta đang xem xét một thế giới lựa chọn bạn bè hiện đại – không phải là những cuộc chạm trán liên tiếp trong rừng mà là những cuộc gặp đồng thời với cường độ nhanh khi người đàn ông lia đôi mắt từ bàn cà phê này sang bàn khác. Trong thế giới đó con người chúng ta không quen thuộc lắm so với loài vật. Do vậy, nói tóm lại tôi nghĩ quan điểm cho rằng tính đa dạng càng lớn sẽ mang lại hậu quả trái ngược trong bối cảnh chọn bạn không mang tính hiển nhiên”.


Các nhà nghiên cứu trước đó đã nỗ lực giải thích óc phán đoán sai lầm của chúng ta về số lượng phương án xét theo phương diện tiến hóa. Vào thời điểm não bộ của chúng ta tiến hóa để giải quyết vấn đề đưa ra lựa chọn, con người hiếm khi có quá nhiều phương án phải cân nhắc. Do đó, chúng ta không thích nghi với việc xem xét quá nhiều phương án giống như ngày nay. Internet không có giới hạn tự nhiên về không gian khiến chúng ta gặp phải một khúc mắc chưa từng tồn tại ở thế giới của tổ tiên chúng ta. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 1% trong số 600 triệu người có truy cập các trang web kết bạn trực tuyến.

Sau hàng triệu năm tìm kiếm tính đa dạng cao hơn dưới nhiều điều kiện, nơi mà tính đa dạng vốn đã bị hạn chế tương đối, việc thuyết phục mọi người rằng nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn trở nên rất khó khăn. Một nguyên nhân là con người có thể sẽ không có cơ sở so sánh với những lợi ích mà lựa chọn với ít phương án hơn mang lại. Nhận thức về các bất lợi cũng mãi mới xuất hiện về sau.

Bên cạnh đó, ngay cả khi chúng ta đã rút ra được các bài học kinh nghiệm cho chính mình, điều đó cũng không có mấy ý nghĩa. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng mong muốn của con người, chứ không phải các kinh nghiệm thực trước đó, giữ vai trò quan trọng hơn trong việc quyết định liệu họ có tham gia vào một lần lựa chọn tương tự như trước trong tương lai hay không.

Về phần các kết quả thu được, các nhà nghiên cứu cho rằng các chuyên viên thiết kế web của những trang tìm bạn trực tuyến nên cân nhắc quan hệ tương phản này và cố gắng làm nguôi bớt mong muốn của mọi người với nhiều lựa chọn trong khi nên thu nhỏ bớt các nhóm phương án lớn. Hiện tại, một số trang web lại thực hiện công việc đối lập: khi một lần tìm kiếm đưa ra kết quả ít hơn (hoặc nhiều hơn) 50 người, trang web đó khuyến khích người truy cập nới rộng tiêu chuẩn tìm kiếm. Thực chất, các nhà nghiên cứu khuyến khích các chuyên viên phát triển web nên lưu tâm rằng họ phải cân bằng mong muốn có nhiều lựa chọn của người sử dụng với thực trạng của việc cung cấp nhiều lựa chọn sẽ buộc họ phải đánh giá các ứng cử viên tiềm năng một cách hời hợt.

Fasolo cho biết: “Tôi cảm thấy thú vị nhưng cũng có đôi chút lo lắng rằng việc đánh giá thấp cái giá phải trả của nhiều lựa chọn khiến chúng ta tìm được những điều gây khó chịu, không phải chỉ là những người bạn trên mạng mà là các chuyên viên của các trang web kết bạn. Nếu chúng ta muốn mọi người đưa ra lựa chọn hợp lý, các nhà nghiên cứu cần phải khiến các chuyên viên thiết kế web kết bạn tạo nên các trang web đơn giản hơn, dễ quản lý hơn”.

Thông tin thêm: Lenton, Alison P.; Fasolo, Barbara; and Todd, Peter M. “’Shopping’ for a Mate: Expected versus Experienced Preferences in Online Mate Choice” (Kết bạn trực tuyến: cảm xúc dự đoán và cảm xúc trải nghiệm khi lựa chọn trực tuyến). IEEE Transactions on Professional Communication, Vol. 51, Số 2, tháng 6/ 2008.

Trà Mi (Theo PhysOrg)
  • 42
  • 557