Khai quật hóa thạch động vật tuyệt chủng ở Lạng Sơn

  •  
  • 2.085

Trong số hàng trăm hóa thạch răng và xương động vật vừa được phát hiện ở Lạng Sơn có cả hóa thạch răng của loài voi răng kiếm, tê giác - những loài hiện tuyệt chủng.

Các mẫu hóa thạch vừa được tìm thấy.
Các mẫu hóa thạch vừa được tìm thấy.

Những hóa thạch răng và xương được đoàn khảo sát tìm thấy trong đợt khảo sát di tích lịch sử khảo cổ do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn tiến hành tháng trước tại một số điểm khảo sát như Tràng Định, Hữu Lũng, Lộc Bình (Lạng Sơn).

Tiến sĩ khảo cổ Vũ Thế Long (trái) cùng các chuyên gia xem xét, phân tích các mẫu hóa thạch vừa tìm thấy.
Tiến sĩ khảo cổ Vũ Thế Long (trái) cùng các chuyên gia
xem xét, phân tích các mẫu hóa thạch vừa tìm thấy.

Trong số những mẫu răng và xương hóa thạch của động vật vừa được phát hiện, đáng chú ý nhất là hóa thạch răng của loài voi răng kiếm, loài đã tuyệt chủng.

Mẫu hóa thạch răng của voi răng kiếm.
Mẫu hóa thạch răng của voi răng kiếm.

Sau khi xem xét và phân tích, hóa thạch răng của voi răng kiếm này có niên đại cách đây 18 - 20 vạn năm, tương đương với niên đại của địa điểm Kéo Lèng (Bình Gia - Lạng Sơn) đã khai quật năm 1965.

Phát hiện ra hóa thạch răng voi răng kiếm tại Tràng Định (Lạng Sơn) là tư liệu khoa học vô cùng quý giá. Voi răng kiếm tồn tại trên trái đất trong khoảng 11,6 triệu năm cho đến 4.100 năm trước. Chúng được coi là có họ hàng với giống Loxodonta (“giống như” loài voi châu Phi - Loxodonta Africana, Mammuthus (tức voi Mamut, bị tuyệt diệt cách nay chừng 10.000 năm) và Elephas (hiện còn “hậu duệ” duy nhất là loài voi châu Á - Elephas maximus) xuất hiện trong thể Pliocene.

Bên cạnh voi răng kiếm là hóa thạch của tê giác, lợn rừng, khỉ, trâu, bò rừng... Đặc biệt, trong số này còn có một hóa thạch xương động vật có dấu vết ghè, rất có thể là một công cụ mũi nhọn của con người thuộc thời đại đá cũ để lại trong hang ở Tràng Định.

Mẫu hóa thạch răng của tê giác.
Mẫu hóa thạch răng của tê giác.

Tại mỏ than Na Dương, đoàn khảo sát cũng phát hiện thêm nhiều hóa thạch của trai ốc có tuổi chừng 20 triệu năm trước.
Hóa thạch xương động vật có dấu vết ghè, rất có thể đây là một công cụ
mũi nhọn của con người thuộc thời đại đá cũ để lại trong hang ở Tràng Định.

Tại mỏ than Na Dương, đoàn khảo sát cũng phát hiện thêm nhiều hóa thạch của trai ốc có tuổi chừng 20 triệu năm trước.

Mẫu ốc và trai hóa thạch.
Mẫu ốc và trai hóa thạch.

Việc khai quật và nghiên cứu được tiếp tục tiến hành trong thời gian tới, nhằm tìm ra thêm những chứng cứ khoa học về sự tồn tại cuộc sống và sự biến đổi khí hậu, môi trường của con người tại Việt Nam ta từ hàng chục vạn năm về trước.

Theo Kien Thuc
  • 2.085