Khám phá ra mối liên hệ sinh học giữa cơn đau và sự mỏi mệt

  •  
  • 217

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Iowa phát hiện ra mối liên hệ sinh học giữa cơn đau và sự mệt mỏi. Điều này có thể giúp tìm hiểu tại sao ngày càng có nhiều người được chẩn đoán mắc chứng đau kinh niên và tình trạng mệt mỏi như fibromyalgia hay hội chứng mệt mỏi kinh niên.

Các nhà nghiên cứu do giáo sư tiến sĩ Kathleen Sluka và Lucille A. Carver chỉ đạo. Sluka là giáo sư chương trình cao học về liệu pháp vật lý và khoa học phục hồi tại Đại học dược UI Roy J. và Lucille A. Carver; còn Carver thuộc Đại học Y. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột đã phát hiện một protein tham gia vào việc gây đau đớn ở cơ đã phối hợp với hooc-môn kích thích tố sinh dục nam testoterone nhằm bảo vệ cơ khỏi sự mệt mỏi.

Bệnh đau kinh niên và sự mệt mỏi thường xuất hiện đồng thời – cứ bốn người bị đau cơ xương mãn tính thì có ba người kèm theo hiện tượng mệt mỏi; 94% những người bị hội chứng mệt mỏi kinh niên bị đau cơ. Phụ nữ chiếm phần lớn số lượng bệnh nhân gặp phải căn bệnh này.

Ảnh một đầu dây thần kinh của cơ ở chuột cho thấy ASIC3 (màu đỏ) có mặt ở cơ quan cảm nhận đau đớn (màu cam). (Ảnh: Tiến sĩ Masahiko Ikeuchi M.D, nhà khoa học thuộc Đại học Kochi tại Kochi, Nhật Bản)

Để khảo sát mối liên hệ giữa cơn đau và sự mệt mỏi, cũng như ảnh hưởng của giới tính, đội nghiên cứu của UI đã so sánh sự mỏi cơ do luyện tập ở chuột đực và chuột cái, sử dụng và không sử dụng ASIC3 – một loại protein có ion được hoạt hóa axit mà nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tham gia vào bệnh đau cơ xương

Một bài tập bao gồm ba lần chạy trong vòng một giờ đã cho thấy những mức độ mệt mỏi khác nhau ở những nhóm chuột khác nhau, được đo bằng lượng giảm của sức bền do bài tập.

Những con chuột đực có sử dụng ASIC3 ít bị mệt mỏi hơn chuột cái. Tuy nhiên những con chuột đực không dùng ASIC3 có mức độ mệt mỏi giống chuột cái và vẫn nhiều hơn so với chuột đực bình thường.

Thêm nữa, khi con chuột cái sử dụng ASIC3 được cho thêm kích thích tố sinh dục nam, cơ của chúng trở nên có sức chịu đựng đối với mệt mỏi giống như những con chuột đực bình thường. Ngược lại, độ bền cơ của những con chuột cái không có loại protein này, không tăng lên bởi kích thích tố sinh dục nam.

“Sự khác biệt giữa hiện tượng mệt mỏi ở con đực và con cái phụ thuộc vào sự hiện diện của kích thích tố sinh dục nam và sự hoạt hóa của ASIC3. Điều này cho thấy rằng chúng tương tác lẫn nhau và bảo vệ cơ khỏi mệt mỏi. Những khác biệt này có thể giúp giải thích một số mâu thuẫn chúng ta thường thấy trong bệnh đau mãn tính kéo theo mệt mỏi mà chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ”.

Nghiên cứu được công bố ngày 28 tháng 02 trên tạp chí American Journal of Physiology -- Regulatory, Integrative and Comparative Physiology. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự đau cơ và mệt mỏi không phải là những bệnh độc lập mà có thể có một con đường chung bị phá vỡ khi bệnh nhân mắc chứng đau cơ mãn tính. Các nhà khoa học dự định tiếp tục cuộc nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu liệu sự đau đớn có khiến phụ nữ mệt mỏi nhiều hơn nam giới hay không.

Sluka cho biết: “Mục tiêu lâu dài của chúng tôi là tìm ra phương pháp chữa trị tốt hơn cho bệnh đau cơ xương mãn tính. Nhưng sự mệt mỏi thường đi kèm với chứng đau mãn tính cũng là một vấn đề y tế nghiêm trọng – nó khiến cho người bệnh không thể làm việc hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Nếu chúng ta có thể tìm được cách làm giảm mệt mỏi, điều đó sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân."

Ngoài Sluka, đội nghiên cứu của UI bao gồm Lynn Burnes - tác giả chính của nghiên cứu, Sandra Kolker, Jing Danielson và Roxanne Walder. Nghiên cứu được Học viện quốc gia về các bệnh về khớp, cơ xương, và da liễu tài trợ.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
  • 217