Những sự thật không ngờ về cá mập

  •   3,911
  • 20.968

Cá mập được ví như những sát thủ ninja kiêm ma cà rồng của thế giới Đại dương. Chúng có thể tiêu diệt kẻ thù chỉ trong tích tắc mà con mồi thậm chí còn chưa kịp hiểu được chuyện gì đang diễn ra.

Da cá mập có độ đàn hồi và bền gấp 4 lần da bò

Nhưng bên cạnh sự đáng sợ chết người đó, còn rất nhiều điều về cá mập mà có thể bạn chưa biết tới:

1. Một con cá mập voi có thể nặng bằng 18.000 con cá hổ piranha.

2. Tổ tiên của cá mập xuất hiện từ cách đây 400 triệu năm, tức là sớm hơn 200 triệu năm so với khủng long. Điều đó có nghĩa là khi khủng long thống trị mặt đất, gầm thét và rồi bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu, cá mập vẫn ung dung tồn tại dưới thế giới ngầm của chúng.

3. Cá mập có thể bơi với tốc độ lên tới 60km/giờ. Trong khi đó, tốc độ bơi trung bình của người chỉ là 4km/giờ.

Đến nay đã phát hiện hơn 400 loài cá mập

4. Cá mập không có xương. Bộ “xương” của nó hợp thành từ chất sụn. Vì không có xương sườn nên nếu chúng rời khỏi môi trường nước thì trọng lượng của chính cơ thể cá mập có thể đè bẹp các cơ quan nội tạng trước khi chúng bị chết ngạt.

6. Cá mập là sát thủ của mọi sát thủ, đồng nghĩa với việc không có kẻ thù tự nhiên nào mạnh hơn chúng và hủy diệt được chúng, trừ con người với vũ khí tối tân. May ra cá mập chỉ kiêng nể mỗi cá voi sát thủ.

7. Trung bình có khoảng 60 vụ cá mập tấn công người được ghi nhận mỗi năm. Rất ít trong số đó gây chết người. Nhưng ngược lại, có tới 70 triệu con cá mập bị bắt và giết mỗi năm bởi các tàu săn cá mập.

8. Da cá mập có độ đàn hồi và bền gấp 4 lần da bò. Cá mập có thể cảm nhận những thay đổi trong môi trường sống do có các cơ quan đường biên (neuromast) nằm ngay dưới da, phân bố dọc theo cơ thể và đặc biệt nhiều ở phần đầu. Chức năng của cơ quan đường biên là giúp cá mập cảm nhận được áp suất và chuyển động của dòng nước.

Da cá mập có độ đàn hồi và bền gấp 4 lần da bò

9. Cá mập có thể cảm nhận trường điện từ. Một số cơ quan đường bên được chuyên hóa để cảm nhận điện từ. Chúng nhận ra sự khác biệt về điện thế giữa cơ thể cá mập với môi trường. Các nhà khoa học nghĩ rằng điều này có thể cho phép cá mập phát hiện con mồi cũng như kẻ thù, và bạn tình. Khả năng cảm nhận điện từ còn có thể giúp cá mập nhận biết từ trường của Trái đất, giúp chúng xác định phương hướng khi di cư.

10. Có những thời điểm một con cá mập có thể sở hữu tới 3000 chiếc răng. Răng chúng gắn với lợi hơn là hàm và liên tục được thay mới trong suốt cuộc đời.

Một con cá mập có thể sở hữu tới 3000 chiếc răng

11. Người ta đã phát hiện được nhiều đồ vật kỳ lạ bên trong dạ dày của cá mập như một bộ giáp, chai rượu vang... Điều đó cho thấy đôi khi cá mập sẽ nuốt chửng những vật mà nó ngoạm được, thay vì nghiền nát mọi thứ bằng hàm răng sát thủ của mình.

12. Hầu hết cá mập có 8 cái vây. Cá mập chỉ có thể bơi lệch để tránh những vật thể nằm ngay trước chúng, bởi vây cá mập không cho phép chúng di chuyển giật lùi.

 Cá mập có thể bị thôi miên

13. Cá mập có thể bị thôi miên. Cá mập có thể bị rơi vào một trạng thái tê liệt tự nhiên. Các nhà nghiên cứu có thể gây ra tình trạng này nếu lật bụng cá mập lên hoặc chà xát vùng mõm, tùy từng loài.

14. Cá mập có thính giác và vị giác nhạy đến kinh ngạc. Chúng có thể ngửi thấy mùi máu trong nước từ cách đó 1,5km. Mũi cá mập có thể phát hiện độ trễ về thời gian của mùi đến một lỗ mũi so với bên còn lại. Chúng dùng điều đó như một cách nhận biết hướng con mồi và quay về phía cảm nhận được mùi đầu tiên.

15. Nhiều loài cá mập bị mù màu. Mắt của động vật có hai dạng tế bào phản ứng với ánh sáng khác nhau là tế bào que và tế bào nón. Các tế bào que xác định mức độ sáng trong khi tế bào nón kiểm soát màu sắc. Một nghiên cứu trên 17 loài cá mập khác nhau cho thấy rằng mặc dù chúng có thể nhìn thấy nhiều mức độ ánh khác nhau, nhưng lại chỉ có thể nhìn thấy một màu duy nhất là xanh lá.

Nhiều loài cá mập bị mù màu

16. Đến nay đã phát hiện hơn 400 loài cá mập.

17. Cá mập là loài động vật có mang, có nghĩa là chúng cần có dòng nước chảy liên tục qua mang để có oxy. Bơi liên tục là cách để có dòng nước chảy thường xuyên qua mang. Nhưng tất cả động vật đều cần nghỉ ngơi. Một số loài cá mập có cơ quan đặc biệt gọi là lỗ thở đằng sau mắt có chức năng bơm nước qua mang, ngay cả khi chúng đứng yên.

Cập nhật: 09/06/2016 Tổng hợp
  • 3,911
  • 20.968