Vẻ đẹp mê hoặc của tinh vân

  •  
  • 3.253

Tinh vân vũ trụ mang lại không ít điều bất ngờ. Dường như trong tận sâu vũ trụ ẩn chứa nghệ sĩ vô hình sáng tạo ra những kiệt tác vĩ đại – các hình dạng kỳ lạ theo thời gian.

>>> Những bức ảnh thiên văn huyền ảo
>>> Chụp ảnh tinh vân Tarantula từ khoảng cách gần

Ví dụ như năm ngoái các nhà thiên văn phát hiện ra một tinh vân của hành tinh NGC 5189 giống hình chữ S hay dấu hiệu đồng đô la. Mới đây kính thiên văn của NASA “Spitzer” đã phát hiện ra một tinh vân ở trung tâm dải Ngân hà dạng chuỗi xoắn kép DNA kỳ lạ.

Tinh vân có hình con gà đang chạy
Tinh vân có hình con gà đang chạy

Gần đây, đài quan sát Nam Âu phát hiện ra tinh vân IC 2944, ngay lập tức nó có biệt danh là “Gà chạy”. Nó “chạy” trong chòm sao Centaurus. Tinh vân này nằm cách trái đất 6500 năm ánh sáng. Theo newsland.ru nó là đám mây hydro với đường kính 70 năm ánh sáng, phía trong nó là rất nhiều các ngôi sao trẻ. Chính sự bức xạ của các ngôi sao này là nơi phát ra ánh sáng của tinh vân.

Trong nền ánh sáng đỏ nhìn thấy cái gọi là giọt (đôi khi gọi là giọt Bok), nó khá tối và tích tụ dày đặc khí và khá rõ trên nền sáng hơn IC 2944. Người ta cho rằng đó là sự tích tụ khí dày đặc.

Trong tương lai sự hình thành của các tinh vân sẽ giảm ảnh hưởng của gió vũ trụ hoặc giảm ảnh hưởng của lực hấp dẫn, dẫn đến ra đời các ngôi sao mới. Giọt trong tinh vân IC 2944 được phát hiện bởi David Thakeray năm 1950, và là lần đầu tiên được chụp bằng kính thiên văn “Hubble” năm 1999.

Tại sao các tinh vân này lại có cấu hình kỳ lạ có sự đối xứng phức tạp? Giáo sư Sung Gou ở Đại học Đài Loan đã đưa ra một trong nhiều giả thuyết. Theo ông Gou “lỗ hổng” trong các đám mây dày đặc bụi và khí sẽ xác định hình dạng của các tinh vân không đối xứng có thể bao quanh các ngôi sao nhỏ màu trắng. Sau các lỗ hổng này phát sáng tia cực tím như tia chiếu, xuất hiện trong màng khí đang phát triển và làm cho nó phát sáng khi đó làm cho các tinh vân có các hình thức khác nhau nhất.

Tuổi thọ của những tinh vân này ngắn- “chỉ” khoảng chục ngàn năm ánh sáng, còn tuổi thọ của các ngôi sao gốc thì vài tỷ năm ánh sáng. Ngày nay trong thiên hà của chúng ta có khoảng 1500 tinh vân hành tinh. Ngoài các tinh vân quen thuộc của các nhà chiêm tinh ngày xưa có dạng thức như là “nhẫn”, “cỏ”, “ốc”, thì ngày nay nhờ kính viễn vọng không gian Hubble, các đối tượng được biết tới ở các dạng kỳ lạ nhất “con kiến”, “mắt mèo”, “đồng hồ cát”, thậm chí là cả “Eskimo”.

Theo Đất Việt
  • 3.253