Phát hiện hố đen Mặt trời đường kính gấp 6 lần Trái Đất

  •   3,84
  • 5.388

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), một hố đen được hình thành trên bề mặt của Mặt trời trong vòng 48 giờ (hai ngày 19 và 20/2).

Các nhà khoa học của NASA phát hiện hố đen khổng lồ này nhờ những thiết bị của Đài thiên văn động lực học mặt trời.

Hố đen mặt trời

Hố đen Mặt trời này có thể biến đổi hình dạng và có hiện tượng cháy sáng, gây cản trở tới hệ thống thông tin liên lạc của con người.

Bà Karen Fox, người phát ngôn của NASA, cho biết: “Hố đen này đã vượt sáu lần đường kính của Trái Đất. Tuy nhiên, khó có thể dự đoán về khả năng mở rộng của nó, bởi nó nằm trên bề mặt của một khối cầu”.

“Hố đen sẽ nhanh chóng phát triển thành vùng tam giác, tại đó những vùng sáng xung quanh điểm đen tạo thành các từ trường hướng vào vùng tối nằm ở phía đối diện. Hiện tượng này có thể gây ra phóng xạ nhiệt trên bề mặt của Mặt trời”.

Hố đen Mặt trời là những chấm đen nằm trên bề mặt của Mặt trời, dưới dạng những từ trường còn lộn xộn, sau đó tự sắp xếp lại.

Lực từ mạnh gây ra hiện tượng hố đen Mặt trời. Thực ra, các hố đen nguội hơn phần còn lại của Mặt trời. Con người có thể dễ dàng nhìn thấy chúng như những điểm đen trên bề mặt của Mặt trời.

Theo Tiền Phong
  • 3,84
  • 5.388