Các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol và học viện Royal Holloway (Đại học London) của Anh vừa công bố kết quả nghiên cứu mới nhất đối với hóa thạch động vật bò sát.
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)
Kết quả nghiên cứu phát hiện cách đây 300 triệu năm sự ấm lên toàn cầu đã phá hủy nghiêm trọng các khu rừng nhiệt đới trên Trái Đất. Chính điều này đã dẫn tới sự bùng phát quá trình tiến hóa của động vật bò sát.
Theo các nhà khoa học, vào thời kỳ Kỷ Than Đá cách nay khoảng 300 triệu năm, khí hậu Trái Đất ấm áp và ẩm ướt, châu Âu và đại lục Bắc Mỹ có nhiều rừng nhiệt đới.
Tuy nhiên, sau này do khí hậu Trái Đất ngày càng khô và nóng đã phá hoại các khu rừng nhiệt đới và hình thành ốc đảo rừng rậm. Những động vật bò sát vốn sống trong các khu rừng nhiệt đới đã bị chia tách.
Để thích ứng với sự biến đổi khí hậu và môi trường sinh sống, chúng phải tiến hóa nhanh theo nhiều phương thức tiến hóa khác nhau. Chính điều này đã làm gia tăng sự đa dạng hóa sinh vật.
Các nhà khoa học nhấn mạnh mặc dù một số loài động vật luôn duy trì sự phát triển đa dạng thông qua quá trình tiến hóa và thích nghi với môi trường sống.
Tuy nhiên, các khu vực nhiệt đới như rừng Amazon bị hủy hoại sẽ gây ra hậu quả không thể tưởng tượng được đối với hệ sinh thái.