Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

  •  
  • 945

Bên cạnh lì xì hay đi chùa hái lộc, thắp nhang cầu may là một trong những phong tục của người Việt những ngày Tết.

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là khoảng thời gian thiêng liêng. Các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa, thắp nhang (hương) để cầu bình an, tài lộc. Mỗi nén nhang mang sự kính trọng, thiêng liêng mà người thắp muốn gửi gắm.

Với người châu Á đặc biệt là tín đồ Phật giáo và Đạo giáo, thắp nhang đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong các dịp như đám giỗ, thăm viếng chùa chiềng, thắp nhang tổ tiên mỗi ngày.

Nhang có nhiều loại hình dáng, màu sắc cho từng dịp lễ riêng biệt.
Nhang có nhiều loại hình dáng, màu sắc cho từng dịp lễ riêng biệt. (Ảnh: Unsplash).

Có nhiều loại nhang với màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau để sử dụng cho từng mục đích. Chúng ta có nhang màu vàng, màu đỏ hoặc đen. Nhang to thường sử dụng trong tang lễ, còn nhang xoắn ốc được treo tại chùa chiềng, đền thờ.

Nguồn gốc của nén nhang

Tại một số nước như Malaysia hay Singapore còn có loại nhang lớn với hình con rồng trang trí xung quanh. Trong y học cổ truyền, nhang được dùng để chữa bệnh. Thời hiện đại, nhiều người thích thắp nhang chỉ để thưởng thức mùi thơm của chúng.

Dù thắp nhang là phong tục của nhiều tôn giáo châu Á, theo các ghi chép lịch sử, nhang được phát minh bởi người Ai Cập từ cách đây khoảng 3.500 năm.

Người Ai Cập thắp nhang để chữa bệnh, tôn thờ các vị thần.
Người Ai Cập thắp nhang để chữa bệnh, tôn thờ các vị thần. (Ảnh: Iseum Sanctuary).

Trong Ebers Papyrus - loại giấy cói y học tổng hợp các loại thảo dược của người Ai Cập xưa đề cập cách họ tạo ra nhang, cầm theo bó rồi đốt cháy để tôn vinh các vị thần, chữa bệnh tật. Chúng có mùi dễ chịu, không quá nồng.

Thắp nhang được xem là nghi thức xua đuổi tà ma, cầu mong tài lộc. Trên thực tế, ngay cả người Babylon và Hy Lạp cũng có nghi thức này.

Các loại nhang với màu sắc, chiều dài, hình dáng khác nhau.
Các loại nhang với màu sắc, chiều dài, hình dáng khác nhau. (Ảnh: Unsplash).

Người ta còn phát hiện bằng chứng khảo cổ với các đốt nhang được tìm thấy trong Văn minh lưu vực sông Ấn có niên đại khoảng 3.300 năm trước. Các nhà sử học đã tìm thấy vết tích loại dầu được cho là sử dụng để tăng mùi thơm của nhang.

Sau đó, người Ấn Độ kết hợp thêm các thảo mộc địa phương như hạt Sarsaparilla, nhũ hương và cây bách để tạo ra loại nhang của riêng họ.

Nén nhang du nhập đến châu Á như thế nào?

Tục thắp nhang xuất hiện tại Trung Quốc từ cách đây khoảng 2.000 năm, trở nên phổ biến trong các triều đại nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu. Đến thời nhà Tống, thắp nhang đã trở thành một phần văn hóa Trung Quốc. Các nhà quý tộc đã xây dựng căn phòng riêng chỉ để thưởng thức mùi thơm của nhang.

Người phụ nữ thắp nhang và cầu khấn tại một ngôi chùa ở Yangon, Myanmar.
Người phụ nữ thắp nhang và cầu khấn tại một ngôi chùa ở Yangon, Myanmar. (Ảnh: Đông Phong).

Chưa biết chính xác nhang đã du nhập đến Trung Quốc như thế nào. Nhiều giả thuyết cho rằng những người đi theo Con đường Tơ lụa đã mang nén nhang đến Trung Quốc, các thương nhân nước ngoài như Ả Rập đã ảnh hưởng đến người Trung Quốc trong việc làm nhang.

Từ Trung Quốc, tập tục tiến đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nhà sư đạo Phật tiến hành thắp nhang rồi giới thiệu cho người dân địa pnhang. Người Hàn Quốc thắp nhang khi thực hiện nghi thức rửa tội, trong khi quý tộc đốt nhang để giải trí. Việc thắp nhang cũng trở thành một phần văn hóa Nhật Bản từ thời kỳ Muromachi thế kỷ XV.

Một người thắp nhang cầu may đầu năm mới tại Hà Nội.
Một người thắp nhang cầu may đầu năm mới tại Hà Nội.

Thời gian trôi qua, các cuộc di cư của người Hoa đã mang theo tục thắp nhang đến nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, thắp nhang đã trở thành tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, ngày Tết, lễ Phật đản, những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám cưới, ăn tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quan Âm, Tam Tiên Ông: Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài

Với lịch sử tồn tại hàng nghìn năm, nén nhang đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng.

Cập nhật: 25/01/2020 Theo Zing
  • 945