Điểm khác biệt về kiếm của Châu Âu và Châu Á

  •   52
  • 4.519

Giữa hai châu lục khác nhau thì mỗi nơi đều có văn hóa khác nhau, từ nghệ thuật quân sự đến hình thái tín ngưỡng. Tuy kiếm là vũ khí có mặt ở khắp thế giới nhưng giữa Châu Á và Châu Âu lại có sự khác biệt rõ rệt.

Kiếm của châu Âu không sắc bén như châu Á

Thanh Great sword (kiếm lớn) của Châu Âu (ảnh trên) và Katana (kiếm Nhật) (ảnh dưới).
Thanh Great sword (kiếm lớn) của Châu Âu (ảnh trên) và Katana (kiếm Nhật) (ảnh dưới).

Lấy hai ví dụ cụ thể nhất giữa thanh Great sword (kiếm lớn) của Châu Âu và Katana (kiếm Nhật) bạn sẽ thấy sữ khác biệt rõ rệt. Để kiếm ăn sâu vào giáp trụ, người phương Tây sẽ nghĩ ngay đến việc tăng trọng lượng để tăng động năng, đem lại sức công phá cao vì họ có thể lực tốt. Còn kiếm châu Á lại tư duy theo hướng ngược lại, tăng độ sát thương bằng việc làm mép dao mỏng lại để lưỡi kiếm đi “ngọt” hơn. Nhờ vào đó, kiếm Châu Á không quá nặng trong khi mang vác và sử dụng.

Kiếm được thiết kế tùy vào độ thực dụng

Ở thời trung cổ Châu Âu, đa số các hiệp sĩ đều mang giáp sắt dày kín người. Kiếm quá mỏng thì không thể xuyên thủng, thậm chí gãy kiếm. Thế nên kiếm cần cứng và có trọng lượng mới đủ sức phá giáp, đôi khi kiếm cần phải “cùn” để chiến binh có thể sử dụng đòn “chẻ củi”.

Đòn “chẻ củi” bằng kiếm.
Đòn “chẻ củi” bằng kiếm.

Còn ở Châu Á, nhiều nơi giáp sắt chỉ dành cho hàng tướng trở lên, binh lính đôi khi chỉ dùng giáp bằng tre, thậm chí chỉ mặc áo vải. Do đó, vũ khí cần sắc bén và tốc độ để tiệu diệt kẻ thù thật nhanh.

Tùy thuộc vào lượng khoáng sản

Theo một số nghiên cứu, khoáng vật ở Nhật Bản ít hơn và độ tinh kém hơn so với nước khác. Một phần do Nhật Bản là một đảo quốc “trẻ” (so với thế giới) nên lượng sắt Fe3O4 (Nhật Bản xưa gọi là “cát đen”) không nhiều, tuy giáp trụ không khác gì của Châu Âu nhưng không phổ biến (mỗi bộ giáp Samurai nặng chừng 30kg). Thế nên tùy vào vào chất lượng khoáng sản mà mỗi nơi có cách rèn khác nhau và chất lượng khác nhau.

Cập nhật: 22/10/2018 Theo Dân Việt/vothuat
  • 52
  • 4.519