Thiên An Môn là vị trí đặc biệt quan trọng trong Tử Cấm Thành, vì thế vật được cất giấu ở đây cũng không hề tầm thường.
Đạo giáo của nhà Minh bắt đầu phát triển từ Minh Thành Tổ. Tấm lòng của nhà vua đối với Đạo giáo được thể hiện rất rõ trong những công trình ông đã xây dựng. Dấu ấn của ông được để lại rõ nét trong các công trình thuộc cung điện Tử Cấm Thành. Tại đây có cất giữ kho báu được đặt tại vị trí quan trọng nhất, đó là cổng Thiên An Môn.
Thiên An Môn là cổng chính của Hoàng thành nhà Minh và nhà Thanh.
Thiên An Môn là cổng chính của Hoàng thành nhà Minh và nhà Thanh, được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 15 của nhà Minh (1417). Khi mới được xây dựng, Thiên An Môn chỉ là một cổng vòm bằng gỗ ba tầng. Năm 1457, cổng tò vò bị sấm sét và lửa thiêu rụi, đến năm 1465, nó được xây dựng lại thành một tòa tháp kiểu Tây Sơn và cao 33,7 mét, được lợp bằng ngói tráng men màu vàng.
Vào cuối tháng 12/1969, cổng Thiên An Môn bị biến dạng nghiêm trọng đã được xây dựng lại. Theo thông tin được tiết lộ, người phụ trách việc xây dựng lại vào thời điểm đó đã điều hai công nhân leo lên nóc của Thiên An Môn để đếm số lượng gạch lát từ hai phía đông và tây vào giữa.
Ngay sau đó, các công nhân xây dựng đã dỡ lớp ngói tráng men màu vàng ở giữa, tìm thấy bên trong có một hộp bảo vật hình vuông 30 cm. Hộp bảo vật tuy hơi cũ nhưng được chạm khắc rõ ràng rất tinh xảo.
Sau khi mở hộp kho báu, bên trong có những vật phẩm sau: Vàng thỏi, một viên hồng ngọc cỡ ngón tay cái, một hạt chu sa và các loại ngũ cốc nhiều màu sắc gồm đậu nành, cao lương đỏ, đậu đen, kê và ngô.
Hộp kho báu. (Ảnh: NTDTV).
Theo các chuyên gia, những bảo vật trấn yểm này đều là hiện vật của Đạo giáo để xua đuổi tà ma. Trong Đạo giáo, chu sa được sử dụng rộng rãi vì có màu đỏ tươi, "dương khí" mạnh, được coi là vật cần có để tẩy rửa nhà cửa, xua đuổi tà ma, trừ tà ma, trấn trạch.
Người xưa đặc biệt ưa chuộng các loại ngọc. Tài liệu cổ ghi lại rằng ngọc có công năng thanh nhiệt, giải phiền nhiễu, tốt cho tim và phổi, thông cổ họng, dưỡng tóc, dưỡng ngũ tạng, trấn tĩnh tâm hồn, làm dịu mạch máu, cải thiện mắt và đôi tai...
Trong Đạo giáo, ngọc được sử dụng từ rất lâu vì nó được coi là điềm lành, có thể xua đuổi ma quỷ và vận xui. Viên hồng ngọc trong kho báu được tìm thấy tại Thiên An Môn là một loại ngọc bội quý giá.
Khi làm xà nhà trong các ngôi nhà dân gian Trung Quốc cổ đại thường đi kèm các nghi lễ cầu an trong đó có đặt các vật trấn yểm. Người ta nói rằng trong quá trình xây dựng Tử Cấm Thành, các công nhân xây dựng phải để lại một lỗ ở giữa sườn mái trước khi hoàn thành được gọi là "Long Khẩu".
Sau đó, một nghi lễ long trọng hơn được tổ chức, trong đó nam công nhân chưa lập gia đình đặt một chiếc hộp có chứa "trấn" vào miệng rồng, sau đó lợp ngói hình chóp.
Chiếc hộp được gọi là hộp kho báu, và quá trình đặt hộp được gọi là "đóng rồng". Việc "đóng rồng" này đánh dấu sự hoàn thành của cả công trình.