Kim tự tháp Giza có thể tập trung năng lượng điện từ vào một phòng bên trong nó

  •  
  • 1.224

Đội ngũ các nhà khoa học quốc tế công bố một nguyên cứu mới lạ, một giả thuyết cho thấy Kim tự tháp Giza có thể tập trung năng lượng điện từ vào một trong những phòng bên trong kim tự tháp, rồi tập trung được tại chân khối kiến trúc khổng lồ. Dù (nhiều khả năng) là người Ai Cập cổ đại không biết tới “chức năng” đặc biệt này của kim tự tháp, nhưng nghiên cứu về khả năng tập trung năng lượng điện từ có thể sẽ có ích trong các nghiên cứu hạt nano trong tương lai.

Việc ứng dụng các vật lý hiện đại vào nghiên cứu kim tự tháp là rất quan trọng, đem lại hiệu quả công việc cao”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo khoa học. “Các thử nghiệm có thể cho chúng tôi thấy những khám phá mới, tìm ra những thông tin mới thú vị về các kim tự tháp”.

Khả năng tập trung năng lượng điện từ có thể sẽ có ích trong các nghiên cứu hạt nano trong tương lai.
Khả năng tập trung năng lượng điện từ có thể sẽ có ích trong các nghiên cứu hạt nano trong tương lai.

Bức xạ điện từ - bao gồm cả ánh sáng mắt thường nhìn thấy được, sóng vô tuyến và vi sóng, là những sóng phát ra từ các trường điện và từ trường; chúng luôn tồn tại quanh ta. “Năng lượng điện từ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người, và ngày nào chúng ta cũng đều dùng và trải nghiệm các loại năng lượng điện từ”, nhà vật lý học Antonija Grubisic-Cabo giải thích với trang tin Science Alert.

Ví dụ, ánh mặt trời cũng là một dạng sóng điện từ, nhưng cả những thứ thường thấy trong hộ gia đình cũng có thứ sóng này, như lò vi sóng hay radio đều hoạt động dựa trên năng lượng điện từ”.

Thực tế, không gian trong nhà chúng ta ngập bức xạ điện từ, từ ánh sáng tự nhiên cho tới sóng Wi-Fi. Biết đâu thiết kế kim tự tháp có thể ứng dụng được vào thiết kế căn hộ hiện đại, cho phép tập trung sóng Wi-Fi hiệu quả để ta không cần tới vài bộ chia đặt quanh nhà nữa?

Có khi nhà hiện đại phải có cả chóp giống kim tự tháp để hấp thụ sóng cho dễ.

Để trả lời câu hỏi tại sao kim tự tháp lại có cách tương tác với các loại sóng kỳ lạ tới vậy, các nhà khoa học thử nghiệm khả năng cộng hưởng của sóng khi đi vào kim tự tháp.

Chúng tôi đặt ra một số giả định”, Andrey Evlyukhin, nhà nghiên cứu dày kinh nghiệm tới từ Đại học Nga ITMO nói. “Ví dụ, chúng tôi giả định rằng bên trong kim tự tháp không chứa thêm những khoang trống nào khác, và vật liệu xây nên khối kiến trúc vẫn là các khối đá khổng lồ được xếp có chủ đích”.

Vậy là họ dựng lên mô hình của kim tự tháp, rồi đo đạc tương tác giữa mô hình và các bức xạ điện từ. Sau tính toán, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra phỏng đoán về cách thức năng lượng điện từ khuếch tán và bị hấp thụ bởi kim tự tháp. Mô hình cho thấy sóng điện từ bị khuếch tán đều tập trung tại phòng trong của kim tự tháp cũng như ở đáy khối kiến trúc.

Sóng điện từ bị khuếch tán đều tập trung tại phòng trong của kim tự tháp cũng như ở đáy khối kiến trúc.
Sóng điện từ bị khuếch tán đều tập trung tại phòng trong của kim tự tháp cũng như ở đáy khối kiến trúc.

Vậy là họ dựng lên mô hình của kim tự tháp, rồi đo đạc tương tác giữa mô hình và các bức xạ điện từ. Sau tính toán, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra phỏng đoán về cách thức năng lượng điện từ khuếch tán và bị hấp thụ bởi kim tự tháp. Mô hình cho thấy sóng điện từ bị khuếch tán đều tập trung tại phòng trong của kim tự tháp cũng như ở đáy khối kiến trúc.

Đây không phải bằng chứng cho thấy những pharaoh nằm dưới kim tự tháp cố tình cho xây lăng tẩm của mình như vậy để… nghe radio cho dễ. Khả năng cao (khó mà khẳng định chính xác được, biết đâu…) hình dáng kim tự tháp có thể hấp thụ bức xạ điện từ dễ dàng chỉ là sự trùng hợp.

Mặc dù nghiên cứu này không theo quy ước cho trước nào, nhưng cách thức áp dụng vật lý hiện đại vào nghiên cứu kim tự tháp không mới, và cũng đã từng tạo nên khám phá mới”, nhà nghiên cứu Grubisic-Cabo nói. “Bởi lẽ nghiên cứu này hoàn toàn mang tính học thuật, khó có thể nói kết quả thực tế của nó sẽ ra sao, hoặc có ứng dụng vào đời thực được không”.

Dù nói vậy, nhóm nghiên cứu vẫn đang cố tạo ra hiệu ứng tương tự ở quy mô nano, để nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc hấp thụ sóng kỳ lạ này.

Cập nhật: 01/11/2019 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.224