Cây bơ có nguồn gốc ở Mexico, được người pháp trồng nhiều ở nước ta vào những năm 1940. Hiện nay bơ được trồng ở nhiều tỉnh thành, dưới đây là một số kỹ thuật trồng cây cơ bản mà bà con nông dân cần chú ý.
>> Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung cảnh ra quả
>> Kỹ thuật trồng cây sưa quý hiếm
So với các loại cây ăn quả khác, bơ có kỹ thuật trồng cây khá dễ, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài đem lại giá trị về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.
Cây bơ thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là loại đất đỏ bazan. Nơi trồng bơ phải là nơi có thể thoát nước vì vậy nó thích hợp với những vùng đất Tây Nguyên và những vùng Tây Nam Bộ thì rất khó mà có thể phát triển được. Độ PH yêu cầu là 5-6 trên đất cà phê thì cần phải bổ sung vôi. Ở địa hình đất quá dốc thì nên thiết kế tạo băng ngăn ngừa tình trạng xói mòn xảy ra.
Bơ trồng từ hạt sẽ có hiện tượng phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng cũng như chất lượng của quả. Trồng cây cấy ghép sẽ sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh tốt và mang lại năng suất cao đạt hiệu quả chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong các giống bơ được trồng phổ biến hiện nay thì giống bơ booth 7 có nguồn gốc từ Mỹ là giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra còn có giống cây bơ hass cũng đang được Viện Eakmat thử nghiệm và nghiên cứu các đặc tính riêng.
Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất đạt yêu cầu từ 5 – 6 trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất quá dốc, người trồng cần thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn đất.
Bơ là loài thực vật có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản
Cây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả nên người dân phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả đảm bảo. Nếu làm được điều này thì sản phẩm của bà con sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và phù hợp một số tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trong điều kiện trồng thuần bơ, người trồng nên thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m giữa các cây, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m. Đối với vườn trồng mới cà phê, người nông dân nên hạn chế trồng xen bơ ở khoảng trống.
Hố đào cần có kích thước 60 x 60 x 60cm, lượng phân bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình và cần được rải 0,3 -0,5kg vôi. Bà con nông dân nên dùng dao rạch vòng tròn, bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất ½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần được che nắng, cắm cọc.
Việc áp dụng đúng các kỹ thuật trồng cây sẽ giúp người trồng tránh nhiều dịch bệnh cho cây
Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi bắt đầu cho quả, cây có nhu cầu phân Kali cao hơn và lượng bón nên được ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan. Người chăm cây cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, bổ sung phân qua lá như: phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic; dùng Grow More trước và sau bón lần 4.
Người nông dân cần tiến hành tỉa lá từ 2 -3 lần/năm hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Ngoài ra, bà con nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Khi cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý sẽ khiến cây ra lệch mùa so với đặc tính giống.
Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng người trồng nên tưới nhiều lần. Bà con có thể tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp ủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô. Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm cây bị đứt rễ non, không phát triển hoặc chết.
Ở cây bơ nên được quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV). Người trồng cây nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ trong vườn.
Cây bơ được trồng rộng rãi ở nhiều nơi nhờ lợi nhuận kinh tế
Côn trùng hại rễ gồm các đối tượng thường thấy như mối, sùng, dế, kiến, đặc biệt là rệp sáp, tập trung ở tầng đất từ 0 – 50cm, cây bị bệnh có lá vàng nhạt, cây suy yếu và dễ chết.
Quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao
Cây bơ ra nhiều đợt hoa, để đảm bảo chất lượng, 1 vụ bơ người trồng nên thu hoạch từ 2 – 4 đợt quả. Quả chín có thể xác định qua nhiều đặc điểm bên ngoài và bên trong: bắt đầu có một vài quả già rụng, vỏ quả chuyển màu tím hay xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn, âm thanh phát ra khi lắc quả (hạt lỏng).
Bơ là một trong những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao nhất, giàu năng lượng (trung bình 245 calo/100g thịt trái), hàm lượng chất béo cao (26,4g/100g), chứa nhiều vitamin A (0,17mg), vitamin B, vitamin E và nhiều chất bổ dưỡng khác có lợi cho sức khỏe con người. Vitamin E trong bơ có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của tế bào, giúp làn da tươi sáng và căng hơn. Dầu trái bơ còn được dùng làm xà phòng hảo hạn hay các loại mỹ phẩm cao cấp.
Bơ có thể ăn tươi, dùng làm kem, bánh sandwiches hay dùng làm các món ăn nhanh,… Trước đây ở Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam, trái bơ ít được ưa thích nhưng ở các nước Âu, Mỹ đây là loại trái cây rất được ưa chuộng do giá trị dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon của nó.