Lịch sử đế chế La Mã

  •  
  • 3.226

Lịch sử La Mã bắt đầu từ 1 ngôi làng nhỏ (có sách nói là gồm 7 ngọn đồi) ở trung tâm Italy, sau đó phát triển thành thủ phủ, xâm chiếm và kiểm soát 1 vùng rộng lớn gồm toàn bộ Italy, Nam Châu Âu, Trung Đông, Ai Cập và trở thành đế chế hùng mạnh nhất trên thế giới vào thời điểm bắt đầu công lịch. La Mã kiểm soát cái mà trước đó chưa 1 quốc gia nào từng có, nó cai trị toàn thế giới trong 1 thời gian dài. Đế chế La Mã trải dài từ Vương quốc Anh đến Ai Cập, từ Tây Ban Nha đến Mesopotamia thiết lập 1 thời kỳ hòa bình đáng khen ngợi.

Dù vậy, La Mã là 1 quốc gia quân sự và nó cai trị lãnh thổ mênh mông của mình bằng cách duy trì 1 lực lượng quân sự mạnh trên nhiều nước nó chiếm đóng. Là 1 chủng tộc thông minh, người La Mã dành rất nhiều trí tuệ của họ cho việc xây dựng chiến thuật, công nghệ, tổ chức và luật lệ quân sự, tất cả dành cho việc duy trì cái thế giới rộng lớn họ đã dựng lên.

Nhưng La Mã được biết đến không chỉ vì thiên tài quân sự và tổ chức mà còn vì văn hóa. Quần thể văn hóa La Mã chỉ kém chút ít không đáng kể so với Hy Lạp, nơi đã bắt đầu thể chế nhà nước vài thế kỷ trước Cộng hòa La Mã. Văn hóa La Mã có nhiều cái bắt nguồn từ Hy Lạp: nghệ thuật, kiến trúc, triết học và tôn giáo. Tuy nhiên, người La Mã đã làm biến đổi nhiều thứ văn hóa này bằng việc làm nó trở nên thích nghi với thế giới quan và nhu cầu riêng của họ. Thứ văn hóa biến đổi này sau đó được truyền bá đến các cộng đồng dân cư châu Âu thời cổ đại và phục hưng.

Chúng ta gần như không biết gì về những cư dân đầu tiên của La Mã. Những người đầu tiên là người Cro-Magnons, nhưng đến thời đồ đá mới, họ dường như bị thay thế bởi những người di trú đến từ Châu Phi, Tây Ban Nha, và Pháp. Những người này sau đó lại bị thay thế bởi làn sóng người di trú trong thời kỳ đồ đồng, bắt đầu ở khu vực này khoảng năm 1500 trước công nguyên. Cộng đồng mới này đến từ các vùng đất bên kia dãy Alps và vượt biển Adriatic tới phía Đông của bán đảo Italia. Họ là những người du cư, chăn nuôi gia súc và sở hữu phương tiện sx cao. Họ đúc đồng, cưỡi ngựa và có xe ngựa. Họ là những người thiện chiến và bắt đầu định cư tại các vùng cao trên bán đảo Italia. Ngày nay chúng ta gọi họ là người Italic, gồm nhiều dân tộc khác nhau: người Sabine, người Umbrian, người Latinh và rất nhiều nữa.

Vào khoảng năm 700-800 trước công nguyên, hai nhóm cư dân mới bắt đầu xâm chiếm bán đảo Italia. Không giống những người nhập cư trước đó, những người khai hoang mới này mang tới cùng họ nền văn minh Hy Lạp và Etruscans.

Nhà nước La Mã cổ đại
Nhà nước La Mã cổ đại.

Người Etruscans

Các nhà khảo cổ học cho rằng người Etruscans đến từ phía đông Địa Trung Hải, có thể là từ tiểu vùng châu Á. Dù gì đi nữa chúng ta sẽ khôgn bao giờ biết họ thật sự đến từ đâu và tại sao họ chiếm cứ Italy. Nhưng chúng ta biết rõ rằng khi họ đến Italy, họ đã mang theo cùng với họ nền văn minh và đô thị hóa. Họ đặt nền móng xã hội ở Đông Bắc Italy, giữa dãy núi Appenine và biển Tyrrhenian. Nền văn minh Etruscans chạy dài từ sông Arno ở phía bắc đến sông Tiber hướng vào trung tâm bán đảo Italia. Cái làng nhỏ của người Latinh, mà sau này trở thành La Mã nằm bên con sông Tiber này. Như vậy, người La Mã chỉ là những dân làng trong giai đoạn phát triển của nền văn minh Etruscan, đã có quan hệ mật thiết với người Etruscan về ngôn ngữ, tư tưởng, tôn giáo, và xã hội. Nền văn minh Etruscan vì vậy có ảnh hưởng quan trọng nhất trong quá trình chuyển tiếp thành văn minh La Mã.

Người Etruscans sống độc lập, theo thể chế nhà nước và hình thành những liên bang nhỏ. Khi mới bắt đầu, các liên bang này được cai trị bởi cùng 1 quốc vương, nhưng sau đó là một hội đồng được lập nên bằng các cuộc bầu cử chính thức. Cũng giống như những cư dân chung quanh, người Etruscans là tộc người làm nông nghiệp nhưng họ cũng có một đội quân mạnh, và sử dụng đội quân này để thống trị cư dân chung quanh. Những cư dân bị cai trị này trở thành nông dân trong các nông trại của người Etruscans. Như vậy người Etruscans có thời gian để dành cho việc phát triển buôn bán và công nghiệp. Đến thế kỷ 7 & 6 (trước CN), người Etruscans đã chinh phục rất nhiều nơi thuộc Italy bao gồm cả Rome, và các vùng đất ngoài Italy như các đảo của Corsica. Họ sử dụng bảng chữ cái dựa trên bảng chữ cái của người Hy Lạp, họ có 1 nền hội hoạ và điêu khắc phát triển, 1 tôn giáo dựa trên thuyết thượng đế truyền bá từ người Hy Lạp, và rất nhiều những nghi lễ phức tạp sau này được thần thánh hóa và truyền lại cho người La Mã. Không giống như hầu hết các nền văn minh cùng thời, sự bất bình đẳng giới tính của người Etruscans dường như không được nói đến nhiều.

Trong khi người Etruscans đang rất bận rộn với việc xây dựng quyền lực ở các vùng đất ngoài Italy, và với các hoạt động buôn bán tấp nập với phía Đông và với Châu Phi, thì một thành phố ở phía Nam của họ bắt đầu lớn mạnh nhanh chóng. Thành phố này mô phỏng người Etruscans ở rất nhiều mặt. Nó có tên Vương quốc La Mã.

Vương quốc La Mã

Theo các nhà khảo cổ, La Mã được thanh lập vào khoảng năm 753 trước công nguyên bởi những người Italic sống ở phía nam sông Tiber. Sự phát triển của xã hội La Mã là sự mô phỏng xã hội láng giềng Etruscans ở phía Nam. Thể chế nhà nước ban đầu của La Mã là thể chế quân chủ được xây dựng trên nền tảng xã hội bộ lạc. Trong xã hội khởi thủy này, người đàn ông có quyền quyết định và là thầy tế trong gia đình. Họ có quyền bán con cái như nô lệ hoặc thậm chí giết chúng. Sự độc đoán này bị hạn chế sau khi thành lập nhà nước. Trước khi bán con hay giết chúng, người đàn ông phải tham vấn gia đình mình và cộng đồng chung quanh. Quyền lực của Quốc vương trong thể chế quân chủ La Mã cũng tương tự như vậy. Nói cách khác, Quốc vương giống như 1 vị tộc trưởng bị ràng buộc bởi mối quan hệ nghĩa vụ và quyền lợi đối với các thành viên trong tộc. Quốc vương có quyền tuyệt đối, là người đặt ra luật pháp, thống lĩnh quân đội, là tòa án và là thầy tế cả.

Tuy nhiên quyền lực của Quốc vương được giới hạn và kiểm soát bởi một hiến pháp mà ông ta không được phép thay đổi. Hiến pháp này do Viện nguyên lão (VNL) và quốc hội lập ra. Viện nguyên lão là hội đồng gồm các trưởng lão, là thủ lĩnh của các thị tộc khác nhau, là 1 hình thức liên minh các thị tộc. VNL có quyền chấp thuận và phủ quyết việc bổ nhiệm quốc vương, có quyền kiểm tra và phán quyết tính hợp hiến và tuân theo truyền thống của các luật lệ và hành động của quốc vương. Về mặt này, VNL La Mã có chức năng gần giống với tòa án tối cao Hoa Kỳ ngày nay. Quốc hội thì bao gồm toàn bộ công dân nam La Mã. Quyền công dân chỉ dành cho những người có cả bố và mẹ là người gốc La Mã. Chức năng của quốc hội là trao cho vị vua được VNL lựa chọn quyền lực tuyệt đối. Quốc hội được tổ chức thành 30 nhóm trên cơ sở mối quan hệ huyết thống, mỗi nhóm có 1 phiếu bầu và đưa ra phiếu của mình trên quyết định đồng thuận của số đông trong nhóm. Như vậy, nếu ai đó có tiếng nói quan trọng trong chính phủ thì ở quốc hội, ảnh hưởng này đã được làm giảm đi rất nhiều với cách thức chia phiếu bầu theo nhóm nói trên.

Sự phát triển sức mạnh và tầm ảnh hưởng của La Mã làm của cải tập trung vào 1 bộ phận nhỏ và khiến xã hội phân chia thanh 2 giai cấp: quý tộc và bình dân. Giới quý tộc kiểm soát hầu hết tài sản, việc buôn bán, quyền lực và quân đội. Và chỉ có họ mới có thể có vị trí trong VNL hay quốc hội. Giới bình dân chiếm phần lớn dân số, hầu hết là nông dân và thợ thủ công làm việc cho giới quý tộc (trừ 1 số ít tự làm trong nông trại nhỏ của mình). Họ không hề có tiếng nói trong chính phủ.

Dưới thời quân chủ, La Mã mở rộng tầm kiểm soát đáng kể đến các địa hạt chung quanh. Thể chế quân chủ bản thân nó được thành lập với mục đích mang đến sự ổn định và an toàn. Việc xâm chiếm các địa giới chung quanh không có nghĩa rằng La Mã thèm muốn đất đai và của cải của những nơi này mà dường như là bởi mối lo đối với sự đe dọa đến từ các cư dân chung quanh. Tuy nhiên, việc mở rộng địa giới của La Mã đã thu hút sự chú ý của người láng giềng Etruscans hùng mạnh ở phía Bắc. Chế độ quân chủ La Mã rơi vào tay người Etruscans vào giữa thế kỷ 6 trước công nguyên. Người La Mã chống lại 1 cách cay đắng. Cuối cùng, khi 1 hoàng tử của Etruscans thuộc gia đình Tarquins đang cai trị La Mã cưỡng bức vợ của 1 quý tộc (sự kiện này có được nhắc đến trong sử liệu của nhà sử học Livy nhưng nhiều người cho rằng đây có lẽ chỉ là 1 câu chuyện hư cấu), dân La Mã đã nổi dậy đánh đổ quyền lực của Tarquins năm 509 trước CN. Nền văn minh Etruscans bắt đầu đi xuống từ đây.

Sau khi giành lại độc lập, với việc xóa bỏ hoàn toàn thể chế quân chủ thay vì thiết lập lại nó, thời đại của nền Cộng hòa La Mã, thời đại chứng kiến sự lớn mạnh vĩ đại của quyền lực La Mã bắt đầu.

Nền cộng hòa La Mã

Sau khi Junius Brutus lật đổ vương triều Tarquin năm 509 trước CN, La Mã bước vào kỷ nguyên của nền cộng hòa, thể chế cai trị bởi Viện nguyên lão và quốc hội. Lịch sử của Cộng hòa La Mã là lịch sử của những cuộc chiến tranh. Tất cả các câu chuyện lịch sử người La Mã sẽ dùng như là minh chứng cho các ưu điểm và giá trị La Mã đều bắt đầu từ giai đoạn dữ dội này, giai đoạn của các cuộc xâm lược và bảo vệ đất nước. Trước nay, hiến pháp của La Mã không tồn tại chính thức hay được viết ra thành văn bản mà là một loạt các giá trị và luật bất thành văn. Nó được định ra trên cơ sở của 1 vương triều trong quá khứ, bởi vậy dù không khôi phục nền quân chủ, người La Mã vẫn dành những quyền lực to lớn cho các quan chức.

Ở vị trí cao nhất là hai quan chấp chính, được bầu cử hàng năm trong số những nhà quý tộc. Cũng giống với các quốc vương trong thời quân chủ, 2 quan chấp chính đưa ra luật pháp, nắm giữ tòa án, quân đội và vị trí trưởng tế của quốc gia. Phục sức của họ giống với các vị vua trong quá khứ, áo choàng tía và ngồi trên ghế truyền thống dành riêng cho nhà vua. Tuy nhiên, quyền lực của họ đã bị hạn chế rất nhiều. Thứ nhất, họ tại vị chỉ có 1 năm, sau đó có thể được bầu lại hoặc trở về đời sống riêng. Thứ hai, có 2 quan cùng chấp chính, và vị này có thể ngăn cản có hiệu quả bất cứ quyết định hay hành động nào của vị kia bằng quyền phủ quyết. Thứ ba, các quan chấp chính tiếp tục phải phục vụ ở Viện nguyên lão sau khi nhiệm kỳ chấm dứt, điều này khiến họ chuyên tâm hợp tác với Viện nguyên lão. Kết quả của những việc này là các quan chấp chính không thực sự chủ động và sáng tạo, bởi vậy chính phủ La Mã có khuynh hướng bảo thủ và thận trọng. Đến năm 325 trước CN, vị trí này được đổi thành quan thống đốc, là những quan chấp chính tại vị nhiều nhiệm kỳ do yêu cầu của các chiến dịch quân sự.

Dưới 2 quan chấp chính là 2 quan coi quốc khố và 1 pháp quan. Chức pháp quan lúc đầu thuộc về tòa án, nhưng sau này trở thành 1 chức danh quân sự, các pháp quan là các vị tướng chủ chốt của La Mã. Vị trí pháp quan cũng như quan chấp chính có nhiệm kỳ 1 năm, và cũng có thể kéo dài trong thời gian chiến tranh. Ngoài ra, việc phân loại dân chúng theo tài sản và mức đóng thuế (đáng lẽ là nhiệm vụ của quan chấp chính) là việc của 2 quan chức (tạm) gọi là giám quan. Nhiệm vụ của họ là lên hồ sơ dân chúng và định mức thuế phải nộp. Do đó họ có rất nhiều cơ hội để ăn cắp và tham nhũng. Bởi vậy, vị trí này chỉ được giao cho các nguyên chấp chính quan, những người có đạo đức và liêm khiết nhất. Các giám quan có quyền lực lớn, họ có thể thải hồi các nghị sĩ trong Viện nguyên lão không chỉ vì các vướng mắc tài chính mà có thể vì bất cứ lý do gì. Vào giai đoạn cuối của nền cộng hòa, các giám quan nằm trong số những chính trị gia có quyền lực nhất ở La Mã.

Với việc quyền lực hoàn toàn tập trung trong tay giới quý tộc, thể chế cộng hòa La Mã lúc bắt đầu là 1 hình thức chuyển giao quyền lực từ quốc vương sang tầng lớp giàu có nhất La Mã. Tính chất thống trị của luật pháp, hệ thống tài chính, và chính sách ngoại giao thiết lập bởi giới quý tộc ngay lập tức đưa đến sự oán giận của tầng lớp bình dân. Từ lúc bắt đầu năm 509 trước CN cho đến lúc tan rã trong tay Caesar vào giữa thế kỷ thứ nhất trước CN, lịch sử chính trị của Cộng hòa La Mã là 1 mớ hỗn độn, và thường xuyên xung đột giữa hai tầng lớp dân chúng muốn tranh giành quyền lực chính trị.

Năm 494 trước CN, những người lao động rời khỏi La Mã và chiếm 1 vùng núi thiêng. Tại đây, họ thành lập 1 chính phủ mới, 1 tổ chức có hình thức bộ lạc kiểu cũ, đứng đầu là các quan bảo mẫu (những người lãnh đạo bộ tộc của họ). Họ công khai phủ quyết các quyết định của giới quan chức La Mã và luật pháp của Viện nguyên lão. Chính phủ này do tất cả bầu ra và các quyết định của nó áp dụng cho mọi đối tượng là dân nghèo. Nói cách khác, dân nghèo đã tự giành cho họ quyền viết ra luật pháp cho riêng mình. Năm 450 trước CN, phong trào đấu tranh giai cấp đưa ra bộ luật 12 điểm với việc chính thức hóa luật lệ và hiến pháp La Mã. Người La Mã xem đây là 1 chiến thắng của việc đấu tranh đòi quyền công dân, nó là công cụ giúp họ xác định vị trí của mình trong xã hội pháp quy. Năm 445 trước CN, giới bình dân giành được quyền lập gia đình với người trong giới quý tộc, và đến năm 367 trước CN, 1 người thuộc giới bình dân được bầu làm quan chấp chính. Bộ luật Licinian-Sextian quy định ít nhất 1 trong 2 quan chấp chính phải là người thuộc giới bình dân. Với việc sau khi hoàn thành nhiệm kỳ chấp chính, vị quan này trở thành thành viên của Viện nguyên lão, quyền nắm giữ Viện nguyên lão của giới quý tộc đã bị phá vỡ. Đến năm 300 trước CN, giới bình dân có quyền tham gia ở tất cả mọi cấp của giáo hội, có nghĩa là ngang hàng với giới quý tộc về tín ngưỡng. Và cuối cùng, chiến thắng quyết định về mặt quyền lực và sự ảnh hưởng đến vào năm 287 trước CN, năm mà các quyết định và luật pháp của chính phủ bình dân được áp dụng cho toàn bộ cộng đồng La Mã, bao gồm cả giới quý tộc. La Mã đã đạt được những cải cách này mà không cần bất kỳ 1 cuộc nội chiến hay đổ máu nào. Tất nhiên, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn không thể giải quyết nhưng rõ ràng là nội chiến giai cấp đã được ngăn chặn hoàn toàn. Như vậy, người La Mã đã cải cách thể chế của mình như 1 nhu cầu tự phát hơn là vì theo đuổi 1 kế hoạch cụ thể nào.

Cùng thời gian này, và với tính chất tự phát tương tự, họ tiến hành mở rộng lãnh thổ của mình. Thoạt đầu, các cuộc chiến do những người cộng hòa tiến hành chủ yếu có tính chất phòng ngự vì việc lật đổ vương triều Tarquins đã dẫn đến nhiều cuộc tấn công của người Etruscans và các đồng minh nhằm vào La Mã. Nhưng không lâu sau đó, La Mã chuyển sang việc tấn công giành quyền kiểm soát lãnh thổ của những người láng giềng nhằm triệt tiêu hiểm họa bị tấn công. Logic của La Mã là việc kiểm soát các lãnh thổ chung quanh sẽ ngăn ngừa được bất cứ cuộc tấn công nào từ cư dân trên các lãnh thổ này đồng thời tạo ra 1 vùng đệm an toàn cho La Mã với những kẻ tấn công đến từ xa. Chính sách xâm lược của La Mã bởi vậy tiếp tục được duy trì vì lý do an toàn của bản thân họ. Kết quả cuối cùng của quá trình này là việc giành quyền kiểm soát toàn bộ bán đảo Italia năm 265 trước CN, và sau đó là cả thế giới. Có thể nói rằng đế chế La Mã là 1 sự ngẫu nhiên, nó được hình thành trong quá trình theo đuổi 1 chính sách có tên: sự an toàn. Chỉ đến giai đoạn cuối của quá trình này, Đế chế La Mã mới trở thành 1 mục tiêu rõ ràng.

Chinh phục Italy

Cuộc chinh phục Italy được bắt đầu ngay sau khi người La Mã trục xuất vương triều Tarquins năm 509 trước CN với mục tiêu đầu tiên chính là lãnh thổ của người Etruscans. Liên minh với các tộc Latinh khác và với Hy Lạp, La Mã từng bước vững chắc chinh phục lãnh thổ Etruscans trong suốt 2 thế kỷ 5 và 4 trước CN. Người Etruscans bị đuổi ra khỏi bán đảo Italy. Nền văn minh Etruscans đến đây chấm dứt.

Tuy nhiên, cuộc chinh phục Italy của người La Mã bất ngờ bị gián đoạn bởi cuộc xâm lược của bộ tộc Gaul (phần đất châu âu cổ gồm Pháp, bắc Hà Lan và 1 phần Thụy Sĩ), du cư và thiện chiến đến từ bên kia dãy Alps. Năm 387 trước CN, người Gaul vượt dãy Alps, nhanh chóng đánh bại quân đội và thiêu hủy La Mã. Tuy nhiên, người Gaul không có ý định định cư tại Italy, họ chỉ quan tâm đến của cải của La Mã. Họ cướp phá La Mã, yêu cầu cống nạp, và sau khi đã thu thập đủ thì quay về đất của họ ở trung tâm châu Âu. La Mã lúc này suy kiệt và nhiều cư dân họ đã chinh phục trên bán đảo Italy quay lại tấn công họ. Tuy nhiên, đến năm 350 trước CN, La Mã đã hồi phục mạnh mẽ đủ để lập lại vị thế ở các vùng đất nói trên.

Dù chỉ là 1 thành viên trong liên minh các nước Latinh, La Mã đã áp đặt vị thế bá chủ lên tất cả các nước trong liên minh này. Năm 340, các nước nổi dậy đòi quyền độc lập sau khi La Mã khước từ yêu sách của họ. Tuy nhiên, La Mã chỉ mất có 2 năm để dẹp tan cuộc nổi dậy này và thống nhất khối Latinh năm 338 trước cn. Năm 295 trước cn, La Mã bắt đầu cuộc chiến chống lại sự nổi loạn của những người Latinh Samnites sống trên dãy Appenine, có thêm sự tham gia của những người Etruscans, người Gaul sót lại và 1 vài thành phố Italy khác. Kết quả của cuộc chiến này là đến năm 280 trước cn, La Mã giành quyền kiểm soát toàn bộ trung tâm Italy. Họ chuyển sự quan tâm của mình về phía Nam bán đảo tới các thành phố của Hy Lạp và nhanh chóng khuất phục nốt khu vực này. Vậy là đến giữa thế kỷ 3 trước cn, La Mã đã hoàn toàn làm chủ bán đảo Italia.

Lịch sử cổ đại cho thấy rằng việc giữ các vùng đất chinh phục được là rất khó khăn. Tuy nhiên, La Mã dường như đã tìm ra cách giải quyết vấn đề này với các chính sách vừa tự do vừa quân phiệt. Thứ nhất, Rome không hủy diệt các vùng đất này mà trao cho chúng những quyền lực chắc chắn. Một số nơi được chấp thuận trở thành công dân La Mã đặc biệt là các vùng gần La Mã, một số vùng khác được chấp nhận chỉ phải theo những luật nào đó của La Mã. Một số vùng được cho phép trở thành khu tự trị, một số khác được cho phép trở thành đồng minh. Nhưng tất cả đều phải đóng thuế và cung cấp binh lính cho La Mã. Ngoài ra, La Mã cho quân lính định cư trên các miền đất chiếm đóng như là phần thưởng cho sự phục vụ của họ. Quân lính có đất đai có thể sinh lợi, và La Mã có đội quân cố định trên các miền đất đã chiếm đóng. Để tăng cường sức mạnh cho các đội quân này, La Mã tiến hành các dự án làm đường đầy tham vọng. Họ xd các con đường thẳng tắp vượt qua các ngọn núi cho phép quân đội nhanh chóng vận động tới các vùng có nổi loạn. Sự kết hợp của việc trao quyền hành và quyền công dân với việc đảm bảo những phản ứng nhanh chóng và khắt khe đối với những kẻ nổi loạn đã cho ra đời 1 đế chế hòa bình và bền vững trên bán đảo Italy.

Đến lúc này một kẻ thù mới của La Mã xuất hiện, đó là Carthage, đế chế đã khẳng định vị thế ở phía nam Địa Trung Hải. Thế kỷ sau sẽ chứng kiến sự va chạm của hai quốc gia hùng mạnh này. Kết cuộc của những va chạm này: chiến tranh Punic sẽ đưa La Mã thành lực lượng hùng mạnh nhất Địa Trung Hải.

Chiến tranh Punic

Lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trên Địa Trung Hải trong thế kỷ 3 trước CN là Carthage, quốc gia phía bắc châu Phi gần Tuynidi ngày nay. Người Carthage là người gốc Phoenic và Carthage là 1 thuộc địa cũ của Phoenic từ thế kỷ 9 trước cn. Từ Carthage trong tiếng Phoenic có nghĩa là ?othành phố mới?. Đến thế kỷ 6 trước cn, Phoenic bị chinh phục bởi người Assyrian (là những bộ lạc Semitic sống ở phía bắc Mesopotamia) và sau đó là người Ba Tư. Tuy nhiên Carthage lại không bị ảnh hưởng và trở thành 1 quốc gia độc lập hoàn toàn. Song song với cuộc chinh phục bán đảo Italy của La Mã, Carthage cũng mở rộng lãnh thổ của mình ra khắp Bắc Phi. Khi La Mã hoàn tất cuộc chinh phục Italy của mình thì Carthage cũng đã kiểm soát toàn bộ bờ biển Bắc Phi từ phía Tây Libya đến eo biển Gibraltar (bờ biển phía nam Tây Ban Nha), hầu hết bờ biển phía nam Tây Ban Nha cũng như các đảo Corsica và Sardinia ở Châu Âu. Carthage là 1 quyền lực kinh khủng, nó kiểm soát hầu hết các hoạt động giao thương trên Địa Trung Hải, cung cấp binh lính, nô lệ và hàng hóa, và tích trữ lượng lượng vàng bạc khổng lồ từ các mỏ khai thác ở Tây Ban Nha.

Hai đế chế hùng mạnh này bắt đầu va chạm nhau vào giữa thế kỷ 3 trước cn, khi quyền lực của La Mã đã vươn tới cực nam của Italy. Thực ra, hai bên đã có những tiếp xúc rời rạc trước đó nhưng chưa bên nào cảm thấy mối đe dọa đến từ bên kia. Người La Mã có hiểu biết kỹ lưỡng về người Carthage. Họ gọi những người này bằng cái tên gốc là người Phoenician. Trong tiếng Latinh, nó được viết là Poeni, đây là nguồn gốc cái tên Punic của cuộc chiến tranh sắp được nói tới. Cuộc chiến bất hạnh cho Carthage này là không thể tránh được. Nằm giữa Carthage và Italy là hòn đảo lớn Sicily. Carthage kiểm soát nửa phía tây của hòn đảo, nhưng với việc đã kiểm soát cực nam của bán đảo Italy thì La Mã chỉ còn cách Sicily 1 tầm tay. La Mã can thiệp vào cuộc nổi dậy của người Messana chống lại Carthage, và chiến tranh Punic lần 1 nổ ra.

Chiến tranh Punic lần 1 (264-241 trước cn)

Nổ ra năm 264 trước cn, chủ yếu diễn ra trên đảo Sicily. La Mã bao vây nhiều thành phố của Carthage ở Sicily và khi Carthage đưa hải quân của mình đến giải vây, La Mã hủy diệt hoàn toàn lực lượng hải quân này. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, đế chế Carthage chuốc lấy thất bại trên biển. Cuộc chiến chấm dứt với chiến thắng không thực sự thuộc về bên nào. Năm 241 trước cn, 1 hiệp ước được ký năm 241 giữa 2 bên với việc Carthage phải rời bỏ Sicily (dù chưa bị mất vào tay La Mã) và bồi thường 1 khoản cho chiến tranh. Ngay sau đó, Carthage phải đối mặt với các vụ nổi loạn của lực lượng lính đánh thuê, và La Mã hưởng lợi từ sự lộn xộn này với việc chiếm được đảo Corsica. La Mã rất e ngại người Carthage và muốn xây dựng 1 vùng đệm an toàn càng lớn càng tốt giữa La Mã và Carthage. Sau Sicily và Corsica, La Mã tiếp tục muốn đẩy người Carthage ra khỏi Sardinia, hòn đảo phía tây bán đảo Italy. Carthage phản ứng bằng cách gia tăng sức mạnh ở Châu Âu. Trước tiên, họ đưa tướng Hamilcar và con rể ông ta là Hasdrubal tới Tây Ban Nha thiết lập chế độ thuộc địa và xây dựng quân đội. Ở đây, hai cha con này lập quan hệ đồng minh với các nước vùng Iberia, và quân đội Carthage chiêu mộ từ các quốc gia đồng minh lặng lẽ lớn mạnh và quyền lực cùng ảnh hưởng của Carthage vươn khắp bán đảo Iberia.

Chiến tranh Punic lần 2 (218-202 trước CN)

Rất lo lắng trước tình hình này nên khi Saguntum, 1 thành phố nhỏ ở TBN yêu cầu Rome trở thành đồng minh, La Mã đã không từ chối. Vài năm sau, Hannibal, 1 tướng trẻ 25 tuổi trở thành tổng chỉ huy quân Carthage ở TBN. Lúc đầu, Hannibal cho phép người Saguntum sử dụng các bến cảng rộng lớn để tránh xung đột với La Mã. Nhưng Saguntum với giúp đỡ của người đồng minh La Mã, bắt đầu chơi trò chính trị với các thành phố TBN khác. Bỏ qua những đe dọa trực tiếp từ La Mã, Hannibal tấn công và chiếm giữ Saguntum. La Mã cố gắng thu xếp vấn đề này bằng con đường ngoại giao. Họ yêu cầu Carthage cách chức Hannibal và đưa ông này đến Rome. Chiến tranh Punic lần 2 nổ ra năm 218 trước cn khi Carrthage khước từ yêu cầu này. Nhưng lần này, La Mã phải đối mặt với 1 địch thủ đáng sợ. Trong thời gian sau cuộc chiến lần 1, Carthage đã tạo ra 1 đội quân hùng mạnh. Hannibal đã đưa đội quân này đi dọc Châu Âu và tháng 9 năm 218, ông đưa quân Carthage vượt dãy Alpes bắt đầu cuộc xâm lược Italy. Dù mệt mỏi vì quãng đường vận động chiến, Hannibal vẫn ngay lập tức đập tan quân La Mã ở phía bắc Italy. Chiến thắng ngoạn mục này đã khiến nhiều chiến binh du mục Gaul gia nhập đoàn quân của Hannibal nâng tổng số quân của ông lên trên 50000. Chiến thắng của Hannibal trước người La Mã được đảm bảo bằng việc thuyết phục các đồng minh của La Mã và sát nhập nhiều thành phố vào Carthage.

Người La Mã hiểu rằng họ không thể đánh bại Hannibal. Tuyệt vọng, La Mã trao quyền cho nhà độc tài Quintus Fabius Maximuss. Fabius ra lệnh tránh chiến tranh trực diện bằng mọi giá, chỉ đánh du kích cho tới khi quân Carthage suy yếu đủ để tấn công trực diện. Nhưng khi Hannibal hành quân tới Cannae (trận Can) năm 216 trước cn, Fabius đưa 1 đội quân 80000 người ra chống lại. Đội quân này ngay lập tức bị Hannibal tiêu diệt hoàn toàn, đây là thất bại lớn nhất Rome từng trải qua. Các đồng minh phía Nam Italy của La Mã chạy sang phía Hannibal, toàn bộ Sicily trở thành đồng minh của Carthage. Thêm vào đó, vua Philip V xứ Macedon, người kiểm soát hầu hết lãnh địa Hy Lạp cũng ngả theo Hannibal và bắt đầu cuộc chiến tranh chống lại La Mã năm 215 trước cn. Tình hình gần như tuyệt vọng đối với La Mã. Fabius không còn dũng khí đối đầu với Hannibal. Hannibal đưa quân đội vòng quanh Italy mà không còn bất cứ sự chống cự nào. Tuy nhiên, Hannibal không có đủ lực lượng và trang bị để bao vây hay tấn công ồ ạt các thành phố như Rome. Tất cả những gì ông có thể làm là đi khắp các miền nông thôn Italy và tàn phá nó.

La Mã quyết định tấn công hậu phương của Hannibal. Biết rằng Hannibal phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhân lực và vật lực từ TBN, La Mã trao cho Publius Cornelius Scipio (237-183 trước cn), 1 thiên tài về chiến lược chức Thống đốc Tây Ban Nha, 1 hành động không hợp hiến vì vị tướng trẻ này chưa bao giờ là quan chấp chính. Scipio, sau này được gọi bằng cái tên Scipio Africanus vì chiến thắng của ông trước người Carthage trên đất Châu Phi, đã nhanh chóng chinh phục toàn bộ TBN. Đến lúc này, Hannibal bị mắc cạn trên đất Italy. Sau đó, Scipio đưa quân vào Châu Phi và buộc người Carthage phải đề nghị Rome 1 hiệp ước hòa bình. Một phần của hiệp ước này là Hannibal phải rời khỏi bán đảo Italy. Hannibal là 1 trong những danh tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Trong suốt cuộc chiến tranh với La Mã, ông không hề thua 1 trận nào. Dù vậy ông vẫn buộc phải rút lui. Và dù thắng trong tất cả các trận đánh, Hannibal đã thua trong cuộc chiến tranh này. Khi Hannibal quay trở lại, người Carthage lấy lại tinh thần và thêm 1 lần nữa nổi dậy chống lại La Mã. Năm 202 trước cn, Hannibal và Scipio giao chiến ở At Zama phía bắc Châu Phi và tại đây Hannibal nếm chiến bại đầu tiên. Carthage bị đưa xuống thành 1 bang độc lập. La Mã lúc này kiểm soát toàn bộ miền tây Địa Trung Hải bao gồm cả khu vực Bắc Phi.

Cuộc chiến này mang đến cho La Mã những kinh nghiệm lịch sử. Họ đã phải đối mặt với những thất bại hiển nhiên trước một địch thủ hùng mạnh và cuối cùng đã chiến thắng những kẻ thù vượt trội này. Tính cách La Mã được nhìn nhận từ cuộc chiến tuyệt vọng này đã xuyên suốt phần còn lại của lịch sử đế chế. Chiến tranh Punic lần 2 đưa La Mã từ 1 quyền lực có tính khu vực trở thành 1 đế chế trên toàn thế giới. Với việc Philip V của Macedon bắt tay với Hannibal tiến hành chiến tranh chống lại Rome, La Mã chuyển hướng chiến tranh về phía đông trước tiên xâm chiếm Macedon và sau đó là các vương quốc Hi Lạp khác. Kết quả cuối cùng của chiến tranh Punic lần 2 là sự thống trị thế giới của La Mã.

Chiến tranh Punic lần 3 (149-146 trước CN)

Trong những năm tiếp theo, La Mã tiếp tục chinh phục các quốc gia Hy Lạp ở phía đông. Ở phía tây, họ đàn áp tàn bạo người Iberian và trút thịnh nộ lên đầu người Carthage. Các nhà sử học đã ghi lại lời của 1 lãnh tụ hàng đầu của La Mã là Cato rằng khi kết thúc 1 bài phát biểu về bất cứ vấn đề gì, ông này cũng có câu: ?otôi cho rằng phải hủy diệt Carthage?. Trong nửa đầu thế kỷ thứ 2 trước cn, dù không giành lại được nhiều quyền lực nhưng với các hoạt động thương mại, Carthage cũng đã khôi phục lại nhiều phần sự thịnh vượng trước kia. La Mã càng ngày càng nghi ngờ sự hồi sinh của Carthage và yêu cầu người Carthage từ bỏ thành phố của họ để lùi sâu vào trong lục địa Bắc Phi. Carthage, xứ sở buôn bán phụ thuộc vào giao thương trên biển khước từ yêu cầu này. Viện nguyên lão La Mã tuyên bố chiến tranh. Sau 1 thời gian bao vây, người La Mã chiếm được thành phố, binh lính La Mã đi từng nhà tàn sát dân cư Carthage. Đây có lẽ là vụ hành quyết có hệ thống đẫm máu nhất trước thế chiến II. Những người Carthage còn sống bị bán làm nô lệ. Cảng biển và thành phố bị phá hủy.

Chinh phục Hy Lạp

Trong thời gian La Mã đang bận rộn với những tranh chấp chính trị nội bộ và cuộc chinh phục Italy thì người Hy Lạp gốc Macedonia (nằm giữa Nam Tư và Hy Lạp) đã chinh phục hầu hết lãnh địa Hy Lạp và sau đó vươn bàn tay đế quốc ra khắp thế giới. Năm 324 trước cn, khi mà Rome vẫn chưa chinh phục hết Italy và vẫn đang sa lầy trong mối xung đột giữa giới quý tộc và dân nghèo, thì toàn bộ lãnh địa thế giới nằm phía đông La Mã đã thuộc về 1 người đàn ông duy nhất, Alexander Đại Đế, nhà quân sự có thể coi là vĩ đại nhất trong lịch sử cổ đại. Sau khi chinh phục toàn bộ Ba Tư, Alexander bất ngờ chết để lại đế chế mênh mông ông đã dựng lên trong sự xâu xé của các tướng lĩnh. Năm 312 trước cn, Seleucus, 1 trong các viên tướng này xưng vua tại Babylon và phần đất rộng lớn phía đông Hy Lạp, sau đó tiếp tục mở rộng lãnh thổ tới phía đông Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ) và phía bắc Syria thành lập Seleucid, đệ nhị đế chế Hy Lạp. Nhưng La Mã dường như không quan tâm lắm đến những sự kiện chấn động này. Bị chi phối bởi những vấn đề trong nội bộ, La Mã không quan tâm lắm đến tình hình bên ngoài và chưa nhìn nhận đế quốc Hy Lạp như 1 mối đe dọa. Nhưng chiến tranh Punic lần 2 đã làm tất cả thay đổi. Rome gần như đã bị hủy diệt bởi người Carthage và vương quốc Macedonian (dưới quyền trị vì của Philip V 221-179 trước cn) lại liên minh với Carthage. Thế giới Hy Lạp xuất hiện trong mắt của người La Mã như là mối đe doạ lớn nhất đến từ bên ngoài.

Philip V là 1 vị vua nhiều tham vọng, muốn mở rộng lãnh thổ và biến Macedonia thành 1 đế chế. Không may cho ông ta, Antiochus III (223-187 trước cn), vị vua của đế chế Seleucid cũng có cùng tham vọng này. Antiochus III bắt đầu chiếm đoạt lãnh thổ Palestine, tranh giành quyền kiểm soát Ptolemies thuộc Ai Cập. Đồng thời, Philip V cũng bắt đầu vươn tay tới biển Aegean (nằm giữa bán đảo Hy Lạp và vùng tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) và vùng tiểu Á. 2 vị vua này thấy giải pháp tốt nhất là bắt tay nhau cùng chinh phục Ai Cập sau đó mới tính đến chuyện chia chác.

La Mã, sau khi trải qua kinh nghiệm cay đắng với Carthage, đã trở nên rất cảnh giác với các quốc gia có tham vọng đế chế bên ngoài. Họ đã chống lại Philip V trong thời gian chiến tranh Punic lần II (cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh Macedonian lần I) và sau này lại yêu cầu ông ta chấm dứt việc xâm chiếm đất đai Hy Lạp. Philip V từ chối, và La Mã cử tướng Flaminius tiến đánh Macedon năm 200 trước cn, cuộc chiến Macedonia lần 2 bắt đầu. Sau 3 năm, Flamiuss đánh bại Philip V trong trận Thessaly (địa danh nằm ở miền trung Hy Lạp, phía bắc biên giới Macedonia) và đến năm 196 trước cn thì tuyên bố các thành phố Hy Lạp được độc lập.

Nhưng La Mã vẫn rất cảnh giác với Antiochus III. Vị vua này đưa quân lên đất Hy Lạp tấn công người La Mã nhưng nhanh chóng bị đánh bật khỏi Hy Lạp rồi bị thảm bại trong trận Magnesia ở Tiểu Á năm 189 trước cn. Trong cuộc chiến này, người La Mã không chiếm đoạt đất đai mà chỉ buộc Antiochus nộp 1 khoản tiền phạt lớn. Nói chung, La Mã coi các thành phố Hy Lạp như những thành phố tự do ít tiềm lực, và La Mã coi mình là người bảo vệ Hy Lạp, và bằng cách này ngăn chặn sự phát triển của bất kỳ quyền lực tập trung nào có khả năng đe dọa Rome. Năm 179 trước cn, Philip V chết, người kế vị là Perseus khuấy động phong trào dân chủ và tinh thần cách mạng ở Hy Lạp. Và La Mã lại xâm lược Hy Lạp. Cuộc chiến Macedonia lần 3 nổ ra (172-168 trước cn). Không giống với lần trước, khi cuộc chiến này kết thúc, dù vẫn không chiếm đất đai nhưng Rome áp đặt luật lệ bá chủ rất cứng rắn đối với các đồng minh cũng như các thành phố phụ thuộc nhằm ngăn chặn mọi ngọn lửa cách mạng. La Mã đã học được từ việc kiểm soát các thành phố ở Italy rằng có thể kéo dài sự thần phục của các thành phố này nếu duy trì được sự đàn áp dứt khoát, nhanh chóng và tàn bạo.

Lúc này, đế chế La Mã đã thành hình. La Mã đáp trả các mối đe dọa ngay khi nó chỉ mới sắp xẩy ra. Việc đánh bại Perseus đi kèm với việc cướp phá các thành phố bị chinh phục 1 cách nặng nề. Thêm vào đó, khoản tiền phạt mà những kẻ bại trận phải chịu làm ngập đầy kho tàng La Mã. Đồng thời, ở phía Tây, các quan chức đại diện của La Mã đánh thuế nặng lên những người bị cai trị. Đến giữa thế kỷ 2 trước cn, La Mã đã trở thành 1 cỗ máy làm tiền khổng lồ với những affair có lợi đến mức không tưởng. Tuy nhiên, lượng của cải khổng lồ này đã khơi dậy mối xung đột giai cấp có từ trước đây và nền cộng hòa sẽ phải sống trong cơn khủng hoảng trong hơn 100 năm tới, cơn khủng hoàng mà tại thời điểm nó kết thúc, sẽ xô đổ nền cộng hòa và đưa La Mã ngả sang chế độ độc tài.

Cuộc khủng hoảng của nền cộng hòa

Giới bình dân La Mã bao gồm những nông dân, thợ thủ công và những lao động chân tay khác. 1 phần nông dân làm việc trong những trang trại nhỏ của riêng mình, phần còn lại cùng với các thợ thủ công và các loại lđ khác đ làm thuê cho giới quý tộc với mức lương không tồi. Chiến tranh Punic lần II đã thay đổi tận gốc rễ sự sở hữu tài sản trong xã hội. Hannibal đã san bằng các miền nông thôn khi vận động chiến quanh La Mã, toàn bộ của cải của quốc gia được tập trung sau những bức tường thành Rome để bảo vệ. Bên ngoài, nhà cửa và ruộng đất của hàng vạn nông dân bị phá hủy. Sau chiến tranh, giới quý tộc càng giàu thêm vì chiến lợi phẩm chiến tranh mua sạch đất đai trồng trọt. Đến giữa thế kỷ II trước cn, nền nông nghiệp La Mã hoàn toàn bị chi phối bởi các đồn điền mênh mông thuộc sở hữu của những chủ đất giàu có đến mức không tưởng. Những nông dân khánh kiệt tràn vào các thành phố kiếm việc làm. Đây mới chỉ là phần chìm của tảng băng xung đột.

Trong khi đó các cuộc chiến Punic và Macedonia đã cung cấp cho La Mã rất nhiều nô lệ. Trước đây, La Mã đã có những lao động là nô lệ, nhưng phải đến giữa thế kỷ 2 trước cn, sự chuyển đổi từ nền kinh tế lao động làm công sang lao động nô lệ mới thực sự diễn ra. Đến cuối thế kỷ 2 trước cn, phần lớn dân số La Mã thuộc tầng lớp nô lệ. Tình trạng này làm giảm đi các cơ hội việc làm và thu nhập tốt cho người lđ gốc La Mã. Nếu muốn có công việc, họ buộc phải chấp nhận mức thu nhập thậm chí thấp hơn những người nô lệ, mức đã không thể đủ sống. Tình trạng này tạo ra 1 làn sóng di trú khổng lồ của những người LĐ từ thành phố này sang thành phố khác ở La Mã với nỗi oán giận ngày càng tăng. Thùng thuốc súng khủng hoảng đã được châm ngòi.

Nội chiến Grachhi

Năm 133 trước cn, tranh chấp đưa La Mã vào nội chiến. Tiberius Gracchus, vị quan hộ dân đại diện cho dân chúng đề nghị giới hạn quyền sở hữu đất đai dưới 640 acre (1 acre ~ 0.4 ha), và như vậy lấy đi phần lớn đất đai của giới quý tộc. Những người có trên 640 acre đất phải trả lại phần dôi để Nhà nước chia cho dân nghèo. Tất nhiên, giới thượng lưu và viện nguyên lão La Mã tìm mọi cách có thể để phản đối dự luật này. Họ nắm được vị quan hộ dân thứ hai là Octavius và thuyết phục ông này phủ quyết cải cách ruộng đất của Gracchus. Khó chịu vì bị phản đối, Gracchus cách chức Octavius, 1 hành động vi hiến rõ ràng. Khi nhiệm kỳ kết thúc, Gracchus tiếp tục có thêm hành động vi hiến thứ 2 là tham gia kỳ bầu cử cho nhiệm kỳ tiếp theo. Bạo loạn nổ ra trong lần bầu cử này và Gracchus bị 1 nhóm các nghị sĩ ám sát, lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại, người La Mã chém giết lẫn nhau.

Nhiều người đã không đánh giá đúng vai trò của Tiberius Gracchus đối với lịch sử La Mã. Dù cuộc cải cách của ông thất bại, nhưng Gracchus đã tạo ra một phong cách chính trị mới: phục vụ đa số. Trước Gracchus, những thay đổi chính trị được thực hiện chủ yếu do những yêu cầu của, và để phục vụ 1 thiểu số là giới quý tộc. Tuy nhiên, Tiberius lại tìm kiếm những thay đổi vì lợi ích của số đông dân chúng và hoàn toàn không đếm xỉa đến giới quý tộc. Điều đó đã tạo ra 1 lớp chính trị gia mới ở La Mã, những người được gọi là chính trị gia mị dân do những cố gắng giành quyền lực của họ bằng cách thu hút sự ủng hộ trong dân chúng. Đối lập với những chính trị gia kiểu này, giới quý tộc tiếp tục nỗ lực duy trì cơ cấu chính trị truyền thống: phục vụ tầng lớp giàu có.

Tiberius chết nhưng nhà Gracchi chưa dừng lại ở đó. Liên tiếp hai năm 123 và 122 trước cn, Gaius Gracchus (em trai Tiberius) được bầu là quan hộ dân. Có nguồn ủng hộ khổng lồ từ dân chúng, Gaius tìm cách thông qua rất nhiều bộ luật tại quốc hội. Đầu tiên, ông ra luật bình ổn giá cả ngũ cốc bằng việc cho xây dựng các nhà kho chứa ngũ cốc thừa từ mùa trước. Dự luật thứ hai sẽ mang lại cho ông rất nhiều sự chống đối là trao quyền công dân cho tất cả người Italy (nhằm làm tăng quyền lực của bản thân Gaius). Năm 121 trước cn, Viện nguyên lão thông qua 1 luật định yêu cầu các quan chấp chính bảo vệ nền cộng hòa và tuyên bố Gaius Gracchus là kẻ thù của nhà nước. Gaius bị săn đuổi và tự sát, hàng ngàn người ủng hộ ông bị giết và treo cổ.

Marius

Sau đó ít lâu, năm 111 trước cn La Mã bắt đầu cuộc chiến với Jugurtha, vị vua của Numidia (1 quốc gia bắc Phi nằm phía nam Carthage). Cuộc chiến này được gọi là chiến tranh Jugurthine, đã được tiến hành không triệt để và sự nghi ngờ của người La Mã đối với viện nguyên lão tăng lên. Vì vậy, năm 107 trước cn, Gaius Marius (157-86 trước cn) được bầu làm quan chấp chính và được cử đến Numidia. Marius nhanh chóng đánh bại Jugurhta. Nhưng người thực sự đánh bại hoàn toàn Jugurtha là Sulla (138-78 trước cn), 1 sĩ quan của Marius. Dù thuộc về 1 dòng dõi quý tộc lâu đời nhưng Sulla là 1 vị tướng nghèo. Còn Marius lại là 1 quý tộc mới, người đầu tiên trong dòng họ đạt được vị trí cao trong xã hội. Cả 2 đều không được giới quý tộc La Mã công nhận. Sulla cho rằng Marius đã giành lấy tín nhiệm bằng những chiến công không thuộc về mình. Sự ganh đua giữa hai ông này là nguyên nhân của cuộc nội chiến năm 88 trước cn. Marius là 1 nhà cải cách sáng tạo. Ông thay đổi hoàn toàn cơ cấu quân đội của mình bằng cách hầu như chỉ sử dụng những người tình nguyện. Họ là những người nghèo nhất La Mã, những người vẫn nuôi dưỡng lòng căm thù với chế độ đặc biệt từ sau khi anh em Gracchi bị giết. Marius đưa ra lời hứa sẽ chia chiến lợi phẩm chiến tranh và ruộng đất để đổi lấy sự phục vụ lâu dài của đội quân này. Và 1 cái gì đó mới mẻ đã xuất hiện. Sự bần cùng đã đẩy 1 lượng lớn người nghèo thành binh lính, và những binh lính này có lòng trung thành và sự biết ơn sâu sắc không phải là với nhà nước mà với vị tướng bảo trợ của họ. Sự tôn sùng cá nhân này đã trao cho Marius, và những tướng lãnh khác trong tương lai, 1 quyền lực mà họ chưa bao giờ có trước đây.

Sulla

Trong những năm 80 trước cn, La Mã phải giải quyết hàng loạt cuộc chiến với các đồng minh Italy, những người phải chịu đựng sự bất công lớn. Sulla chứng tỏ mình là 1 tướng giỏi trong suốt các cuộc chiến này và được bầu làm quan chấp chính năm 88 trước cn. Khác với Marius, Sulla coi mình thuộc về giới quý tộc. Ông ta đánh bại Marius trong cuộc nội chiến. Viện nguyên lão, lo sợ sự chống đối của dân chúng, đã trao cho Sulla quyền lực độc tài. Đến lúc này, vị trí độc tài đã là vị trí hợp hiến. Chính phủ La Mã được phép trao toàn bộ quyền lực quân vương cho 1 cá nhân trong thời gian của cuộc khủng hoảng. Vị quân vương này sẽ không phải chia sẻ quyền lực với 1 người khác như dưới chế độ quan chấp chính. Sulla ngay lập tức thực hiện cải cách chính phủ trong vòng 3 năm với việc khôi phục quyền lực của Viện nguyên lão và cắt đứt quyền của quốc hội. Dù ý định là khôi phục lại hình thức chính phủ ban đầu nhưng Sulla sử dụng 1 biện pháp khác hẳn. Ông ta sử dụng quân đội để giết tất cả các đối thủ (và thậm chí những người không phải là đối thủ). Nền tảng của đế chế đã có những đứt gãy nguy hiểm.

Bắt đầu của sự kết thúc

Cuộc cải cách của Sulla mang lại sự phản kháng dữ dội. Sau khi Sulla chết, viện nguyên lão phải đối mặt với các cuộc nổi loạn có vũ trang. Năm 70 trước cn, hai chính trị gia nhiều tham vọng là Crassus và Pompey lên làm quan chấp chính và ngay lập tức bãi bỏ hiến pháp của Sulla. 1 trào lưu chính trị mới xuất hiện. Crassus và Pompey liên minh với các quan hộ dân và quốc hội chống lại viện nguyên lão cùng giới quý tộc.
Năm 67 trước cn, Pompey được trao quyền lãnh đạo toàn bộ vùng Địa Trung Hải trong 3 năm, và quyền lực này được kéo dài trong nhiều năm tiếp theo để ông có thể tiếp tục cuộc chiến ở vùng Tiểu Á. Đến cuối giai đoạn này, Pompey đã trở thành nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất ở La Mã. Việc này khiến Crassus lo sợ vì ông ta không có vị trí quan trọng như Pompey trong cả viện nguyên lão lẫn Quốc hội. Và Crassus quyết định liên minh với các chính trị gia tiếng tăm khác, trong đó nổi bật nhất là Gaius Julius Caesar (100-44 trước cn). Caesar xuất thân từ 1 gia đính quý tộc lâu đời, và là vị tướng thiên tài chỉ huy quân La Mã ở Tây Ban Nha và Gaul.

Khi Caesar trở về từ Tây Ban Nha, ông yêu cầu 1 cuộc diễu binh chiến thắng vòng quanh Rome. Viện nguyên lão từ chối cuộc diễu binh này vì sợ ảnh hưởng của ông tới đám đông dân chúng. Caesar thuyết phục Pompey và Crassus hòa giải và thể chế tam hùng đầu tiên được thành lập bao gồm 3 chính trị gia nói trên. Chính phủ này chấm dứt quyền lực của chính phủ và bắt đầu sự kết thúc của nền cộng hòa La Mã.

Julius Caesar

Chính phủ tam tài đầu tiên bao gồm Caesar, Crassus và Pompey bắt đầu nắm quyền lực năm 59 trước cn sau khi Caesar được bầu làm quan chấp chính. Chương trình cải cách của chính phủ mới được ban hành và Caesar trở thành thống đốc của 2 tỉnh Gaul (phía bắc Italy) và Illycrium (ven biển Adriatic của Nam Tư). Các chiến dịch chinh phục bằng quân sự là con đường để vươn tới quyền lực ở La Mã, bằng cách đó tạo cho các tướng lãnh 1 đội quân trung thành, sự giàu có, sự ủng hộ và uy tín ở Rome. Chức thống đốc ở 2 tỉnh nói trên cho phép Caesar thực hiện ước mơ chinh phục của mình.

Lúc này người La Mã không có lý do gì phải xâm chiếm khu vực Trung và Bắc Âu. Những bộ lạc Đức và Celt (chủng người cổ đại sống chủ yếu ở Trung và Tây Âu, có hậu duệ là những người Ireland, Wale, cao nguyên Scotland và ven biển phía bắc nước Pháp ngày nay) sống ở khu vực này là những bộ lạc bán du cư. Tỉnh Illycrium là vùng đệm đủ an toàn cho La Mã đối với bất cứ sự đe dọa nào đến từ những bộ lạc này. Nhưng Caesar vẫn đã thực hiện những cuộc chinh phục kỳ diệu hướng về vùng đất này. Với hàng loạt những chiến dịch quân sự thiên tài, Caesar kéo dài đường biên giới của đế chế La Mã ra mãi phía bắc các nước Pháp, Bỉ và thậm chí cả phía nam vương quốc Anh, khuất phục hoàn toàn những người Celt sống tại đây. Khi Caesar hoàn tất cuộc chinh phục của mình thì chính phủ tam tài của ông tan rã. Crassus chết trong cuộc chiến chống lại người Parrhian (người Ba Tư cổ đại) ở Trung Đông, Pompey quay lưng lại Caesar và lôi kéo viện nguyên lão chống lại ông. Viện nguyên lão tuyên bố Caesar là kẻ thù của đế chế và ra lệnh cho ông giao lại quyền thống lãnh và vùng đất đang trị vì. Caesar không tuân theo mệnh lệnh này. Với đội quân tuyệt đối trung thành, năm 49 trước cn, Caesar đưa quân vượt sông Rubicon vào Italy. Nội chiến bùng nổ.

Đây là cuộc chiến giưa 2 vị tướng vĩ đại là Pompey và Caesar. Từ tháng 1 năm 49 trước cn đến lúc xảy ra trận Pharsalus (9/8/48 trước cn) trên đất Hy Lạp, cuộc chiến chia cắt đế quốc La Mã với các trận đánh trên đất Italy, Tây Ban Nha, châu Phi, Gaul, và cuối cùng là Hy Lạp. Chỉ 1 tuần trước trận Pharsalus, quân đội của Caesar phải chịu 1 thất bại nghiêm trọng trong 1 chiến dịch bao vây quân Pompey kéo dài tại thị trấn Dyrrhachium trên bờ biển phía bắc Hy Lạp. Sau khi đột phá vòng vây, Pompey đã có thể hủy diệt phần lớn đội quân thiện chiến của Caesar nếu cho quân truy kích ngông ngừng nghỉ như Caesar đã nhận xét 1 cách khinh bỉ sau trận đánh: ?okẻ thù đã có thể giành chiến thắng hôm nay nếu chúng có 1 vị chỉ huy biết cách làm thế nào để chiến thắng? (Suetonius). Không gặp sự ngăn cản đáng kể nào, Caesar rút lui về Thessaly, nơi mà đội quân mệt mỏi vì hậu cần thiếu thốn sau nhiều tháng bao vây đối thủ, tìm thấy đầy đủ lương thực cho người và cỏ cho ngựa. Ở đây, Caesar tái hợp với các đơn vị đặc biệt của ông dưới quyền chỉ huy của tướng Domitius Calvinus.

Trong khi đó, Pompey nhập đội quân của mình với 1 đội quân mới do tướng Metellus Scipio chỉ huy và theo Caesar về hướng tây nam, tiến vào nội địa Hy Lạp đến 1 cánh đồng nằm phía ngoài 1 thương trấn nhỏ có tên Pharsalus, giao lộ của con đường giao thương đông-tây. Caesar có khoảng 22000 bộ binh và 1000 kỵ binh dàn trận trên cánh đồng phía bờ bắc sông Enipeus. Pompey đối trận với 45000 quân ở vị trí cao hơn trên cánh đồng. Đội quân của Caesar chủ yếu gồm những binh lính đã theo ông tham chiến trong 10 năm ở Gaul, trong khi binh lính của Pompey, dù đông gấp hơn 2 lần, lại chỉ là những người nô lệ và số quân được huấn luyện sơ sài do các vị vua đồng minh cung cấp. Rất nhiều sử gia đã lưu ý rằng quân đội Pompey vào trận với tinh thần rất cao vì đã chiến thắng đội quân huyền thoại của Caesar trước đó 1 tuần. Và Pompey dường như đã sờ thấy chiến thắng. Caesar triển khai quân đội trong nhiều ngày trên mảnh đất rộng 4 dặm ngăn cách giữa 2 đối thủ để nhử Pompey vào trận. Tuy nhiên, Pompey đã trở nên thận trọng sau thời gian đối chiến với Caesar. Ông ta muốn tiêu hao sinh lực địch bằng cách bỏ thời gian chờ đợi nhằm khai thác vấn đề tiếp tế và sự bất mãn của quân lính Caesar theo thời gian trong khi bản thân Pompey được đảm bảo nguồn tiếp tế liên tục cả về lương thực và người từ phía đông. Pompey cho rằng không lợi lộc gì để khai chiến nhưng Pompey không chỉ có 1 mình. Xung quanh ông ta có quá nhiều các nghị sĩ có quyền lực. 1 số thiếu kinh nghiệm, 1 số phấn khích quá đà vì chiến thắng tại Dyrrhachium, còn số khác đã quá mệt mỏi với cuộc chiến và muốn chấm dứt nó ngay lập tức. Tất cả bọn họ thúc giục Pompey khai chiến, liên tục hướng sự chú ý của Pompey vào Caesar, người đang nóng lòng tham chiến. Dưới các áp lực này, và đi ngược lại chiến thuật của bản thân mình, Pompey buộc phải tham chiến. Caesar rất hài lòng với điều này vì nguồn tiếp tế của ông rất hạn hẹp và Pompey đáng lẽ chỉ cần chờ đợi. Pompey dường như rất lo lắng về trận đánh này khi có 1 tuyên bố rất khó hiểu với đội quân của mình: ? “Bất cứ chiến thắng thuộc về bên nào, ngày hôm nay sẽ là ngày bắt đầu của 1 giai đoạn khủng khiếp và không có kết thúc với La Mã? “(Appian)

Caesar tham chiến với các quân đoàn số 8,9,10,11 và 12 chia thành 80 toán quân với tổng số quân gần 22000 bộ binh, 1000 kỵ binh nặng và một số nhỏ kỵ binh nhẹ. Pompey có 110 toán quân tổng số lên đến 45000 bộ binh gồm đủ cả chủ lực và dự bị được yểm trợ bởi 3000 quân cung nỏ, 1200 quân bắn đá và 7000 kỵ binh. Đội quân này là sự tập hợp của các quân đoàn La Mã với các quân đoàn đồng minh đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau, từ Gaul, Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Pharsalus là 1 trong những trận đánh lịch sử khi mà chiến thắng thuộc về vị tướng có những sáng tạo thiên tài về chiến thuật. Caesar đã chiến thắng vì có thể đoán định chính xác Pompey sẽ làm gì. Lợi thế lớn nhất của Pompey là đội kỵ binh dưới quyền chỉ huy của Titus Labienus, tập trung toàn bộ bên cánh trái cùng với đội cung thủ và bắn đá. Caesar ngay lập tức đoán ra ý đồ của Pompey là muốn đập tan đội kỵ binh 1000 người đang dàn trận bên cánh phải của ông. Caesar rút 6 toán quân bộ binh ở hậu phương lên đặt chếch phía sau đoàn kỵ binh bên cánh phải với vũ khí là trường thương. Khuất sau những con ngựa cao lớn, đội kỵ binh này rất khó bị kẻ địch quan sát thấy. Sau 1 bài phát biểu mà Caesar mạnh mẽ chỉ ra rằng toàn bộ trận đánh phụ thuộc vào sự dũng cảm của đội quân này, ông ra lệnh cho toàn bộ quân đội của mình không được hành động khi chưa có hiệu lệnh từ ông. Thời điểm là vấn đề mấu chốt khi phải đối đầu với 1 kẻ địch có quân số đông gấp hơn 2 lần mình. Bờ sông Enipeus dốc đứng bảo vệ cánh phải của Pompey, nơi ông bố trí binh lính Tây Ban Nha và Cilicia (vùng đất Tiểu Á phía nam Thổ Nhĩ Kỳ). Quân đoàn Syria được đặt ở trung tâm. Đối lại, Caesar bố trí 2 quân đoàn 11 và 12 bên cánh trái dưới sự chỉ huy của tướng Marc Antony, tướng Domitius Calvius chỉ huy quân trung tâm, Publius Sulla chỉ huy quân đoàn 10, quân đoàn tinh nhuệ nhất của Caesar bên cánh phải, trạm chỉ huy của Caesar ở phía sau cánh quân này.

Khi lực lượng kỵ binh của Pompey và quân cung thủ tấn công vào cánh phải của quân Caesar, cú đánh gần như ngay lập tức chọc thủng cánh quân trống trải này. Và lực lượng kỵ binh của Pompey bất ngờ giáp mặt với quân đoàn bộ binh thiện chiến được trang bị đặc biệt để đối phó với lính khinh kỵ. Lực lượng mai phục lúc này mới được lệnh tấn công từ Caesar. Họ tràn lên và cùng kỵ binh nhà xiết chặt đội hình quanh đạo quân tiên phong của Pompey. Hoảng loạn, kỵ binh và các cung thủ của Pompey dẫm đạp lên nhau để chạy chốn. Caesar ngay lập tức thừa thắng kích thẳng vào cánh trái giờ đã rệu rã của địch đồng thời cho các quân đoàn khác tiến đánh vỗ mặt quân Pompey. Bị tấn công cùng lúc cả phía chính diện trong khi cánh trái đã bị chọc thủng toàn bộ, quân Pompey vỡ trận và tháo chạy về phía sau. Khi cánh trái quân địch đã vỡ, thậm chí khi địch quân phần đã bị bao vây để tiêu diệt, phần đã tháo chạy không dám chống cự và vừa chạy vừa hô ?ochúng ta đã bại trận?… Caesar tiếp tục có các mệnh lệnh khôn ngoan nhằm đảm bảo chiến thắng không chỉ là 1 trận đánh này mà là toàn bộ chiến dịch. Ông cho các sĩ quan liên lạc đi khắp nơi trên chiến trường truyền đi mệnh lệnh không được giết những người La Mã mà chỉ tấn công các đội quân đồng minh của Pompey. Các chiến binh của Caesar bỏ qua đội quân đồng hương, bắt đầu tàn sát quân đồng minh, những người đã không còn khả năng chống cự, 1 trận thảm sát khủng khiếp.

Hành động này của Caesar đã khiến những binh lính La Mã còn lại trong quân đội Pompey không phải lo sợ về số phận của họ sau chiến thắng của ông. Và họ quay lại với Caesar trong khi đội quân đồng minh của Pompey toàn bộ bị đập tan và tháo chạy. Sau khi chứng kiến thất bại thảm hại của mình, Pompey trở về lều chỉ huy (nơi những vòng nguyệt quế đã được chuẩn bị sẵn để mừng chiến thắng) và trong 1 lúc, dường như bị mất kiểm soát. Caesar tập hợp quân đội của mình lại để thực hiện động thái cuối cùng (mà ông viết rằng: ngay lập tức trước buổi trưa cùng ngày) tấn công khu doanh trại của Pompey. Pompey, hồi tỉnh lại sau khoảng thời gian mất thăng bằng được những người tuỳ tùng cải trang rồi cùng 4 người tâm phúc chạy tới cảng Larissa. Caesar viết khi bước chân vào lều của Pompey: ?oCó thể nhìn thấy hàng chồng đĩa bạc được xếp sẵn, bạt căng rộng trên các bãi cỏ…, và rất nhiều dấu hiệu khác của niềm tin chiến thắng ngông cuồng trong quân trại của Pompey. Và có thể kết luận rằng họ đã không hề nghĩ đến 1 kết quả như ngày hôm nay…? Ngày hôm đó, Caesar ăn tối trong lều của Pompey, chia sẻ với binh lính của mình yến tiệc thịnh soạn đã được kẻ thù chuẩn bị sẵn. Toàn bộ quân Pompey còn lại đầu hàng vào ngày hôm sau. Caesar ước tính có 15000 người chết trong đó 6000 là người La Mã. Rất nhiều nghị sĩ hiếu chiến bao gồm cả Lucius Domitius, Ahennobarbus chết trong quân Pompey. Caesar đề bia sau trận đánh rằng: ?oBất chấp những chiến công đã giành được, ngày hôm nay, Gaius Caesar đã có thể là kẻ chiến bại nếu như không có sự ủng hộ hết lòng của binh lính?

Các sử gia trong khi ca ngợi thiên tài của Caesar trong việc nhìn rõ chiến thuật của Pompey vẫn lấy làm tiếc cho Pompey vì ông đã bị đẩy vào trận đánh trong khi chiến thuật nhẫn nại của ông có thể đã mang lại cho ông chiến thắng. Kế hoạch quân sự của ông là rất có cơ sở nhưng lại thiếu quyết đoán mà kết quả là 1 thất bại vô cùng thảm khốc. Trước đó, ông cũng đã thiếu quyết đoán như vậy khi để Caesar thoát khỏi trận Dyrrhachium với quân đội hầu như nguyên vẹn. Cuối cùng, kẻ quyết đoán đã chiến thắng. Dù còn nhiều trận đánh nữa, nhưng sự sụp đổ của quân đội Pompey về cơ bản đã được quyết định tại trận Pharsalus. Pompey bị ám sát không lâu sau đó bởi những người Ai Cập mà ông tìm kiếm sự ẩn náu. Caesar chiến thắng, và sự quả cảm của ông cùng với đội quân của mình sẽ mãi được các sử gia tán dương. Pompey chiến bại, và rất nhiều người cùng với nhà thơ Lucan sẽ đau lòng vì tư tưởng cộng hòa đã chết trên mảnh đất Pharsalus. Sau đó Caesar đưa đội quân của mình hướng về vùng Tiểu Á trong 1 cuộc chinh phục nhanh đến mức được ông miêu tả trong 3 từ: ?oVeni, vidi, vici? ?oTa đã đi, đã đến, và đã chiến thắng?

Caesar trở về Rome năm 46 trước cn và được viện nguyên lão trao chức tổng tài trong 10 năm. Quyền lực của ông là tuyệt đối trên khắp đế chế và tất cả hành động của ông nằm trên luật pháp và hiến pháp. 2 năm sau đó, Caesar được chỉ định là tổng tài suốt đời và nhanh chóng nắm giữ tất cả các cơ quan trọng yếu trong chính phủ. Ông tiến hành cải cách chính phủ bằng nhiều cách nhưng những cải cách này hầu như vô giá trị vì quyền lực hoàng đế của ông. Người La Mã, luôn tự hào vì truyền thống cộng hòa của mình, rất không bằng lòng với quyền lực này. Ngày 15/3/44 trước cn, một nhóm các nghị sĩ lãnh đạo bởi Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus ám sát Caesar khi ông bước vào viện nguyên lão theo thói quen không hề có vệ sĩ và vũ khí bên mình.

Vậy là sau tất cả những gì đã làm, Caesar chỉ cai trị La Mã được có 2 năm. Những kẻ ám sát ông, thực hiện vụ ám sát vì nền cộng hòa, hoàn toàn tin tưởng rằng nền cộng hòa sẽ có thể khôi phục lại. Tuy nhiên, ước mơ của họ biến mất trong 1 cuộc nội chiến tàn bạo kéo dài 13 năm. Khi cuộc chiến này chấm dứt, nền cộng hòa La Mã hoàn toàn tan vỡ và không bao giờ xuất hiện trở lại trên sân khấu lịch sử.

Thời đại Augustus (63 BC đến 14 AD)

(Ông ta bắt toàn bộ thế giới rộng lớn thần phục trước người La Mã)

Gaius Octavius sinh ngày 23/9 năm 63 trước cn. Cha là thống đốc Macedonia (mất năm 58 trước cn), mẹ là cháu của Caesar vĩ đại. Năm 46 trước cn, Caesar (không có con nối dõi hợp pháp) nhận Octavian làm con nuôi và là người thừa kế. Octavian là 1 chính khách vĩ đại. Khi Caesar bị ám sát, Octavian đang chiến đấu ở Apollonia (Albani ngày nay). Lúc ấy Octavian mới 18 tuổi và không được các đối thủ chính trị đánh giá cao. Octavian đổi tên thành Gaius Julius Caesar và nhanh chóng thu thập sự ủng hộ bằng cách tận dụng vai trò người thừa kế hợp pháp của Caesar. Ông tuyển mộ 1 đội quân từ những binh lính cũ của Caesar và quay lại Rome. Tại đây, ông trấn an những kẻ ám sát Caesar như Brutus và Cassius, và ký 1 hiệp định đồng minh khó khăn với Marcus Antonius (Mark Antony) và Lepidus, Năm 43 trước cn, Octavian cùng 2 người nói trên thành lập chính phủ tam tài thứ hai với nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi giành được quyền lực, bộ ba này trục xuất và thủ tiêu hàng ngàn đối thủ chính trị, thiết lập 1 cách vững chắc quyền kiểm soát chính phủ của họ. Tháng 10 và 11 năm 42 trước cn, liên quân của Octavian và Antony giao chiến dữ dội và đánh bại Brutus và Cassius tại Philippi (1 thành phố thuộc Macedonia). Brutus và Cassius tự tử. Cơ hội cuối cùng để nền cộng hòa hồi sinh đã khai tử theo cái chết của họ.

Năm 41 trước cn, Antony tiến đến vùng tiểu Á. Kể từ sau trận Philippi, uy tín của Antony tăng lên rất lớn và ông kiểm soát vùng biển. Điều này không làm Octavian hài lòng. Với việc Lepidus dần dần mất ảnh hưởng, cuộc chiến của hai con hổ còn lại trước sau cũng sẽ nổ ra. Năm 40 trước cn, 2 người gặp nhau để phân chia lãnh thổ, theo đó Octavian kiểm soát phía Tây, Antony phía Đông, còn Lepidus được chia 1 phần nhỏ còn lại của châu Phi. Cũng năm này, Antony cưới Octavia, em gái Octavian. Cuộc hôn nhân kéo dài 8 năm và họ có 2 con: Marcus Antonius Jr và Antonia (mẹ của Germanicus Caesar, viên tướng đã có thể trở thành Hoàng Đế La Mã nếu không chết đột ngột. và của Hoàng Đế Claudius I ?” em trai Germanius). Sau đó, Antony bỏ rơi Octavia để chạy theo Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập. Năm 38 trước cn, chính phủ tam tài được kéo dài thêm 1 nhiệm kỳ 5 năm. Lúc này, Antony đang nổi lên như là nhân vật xuất sắc nhất của thế giới La Mã. Ông củng cố quyền kiểm soát ở phía Đông, quan hệ với Cleopatra và có với Cleopatra 3 đứa con. Octavian cũng chẳng để thời gian trôi đi vô ích, ông cũng bận rộn với việc củng cố quyền lực ở phía Tây rồi nhanh chóng dùng tài năng của mình tạo ra 1 cuộc chiến tuyên truyền chống lại Antony. Lúc này thể chế tam tài đã tan rã sau khi Lepidus bị buộc phải từ chức sau 1 quyết định chính trị sai lầm. Năm 33 trước cn, khoét sâu vào việc Antony bỏ rơi người vợ lúc đó đang mang thai đứa con thứ hai (Antonia) để sang Ai Cập với Cleopatra, Octavian đánh bại những người ủng hộ Antony ở La Mã. Năm 42 trước cn, Octavian tuyên bố chiến tranh với Antony và Cleopatra.

Lúc này, Antony đã có 1 đạo quân lên tới 160.000 người được chia thành 30 quân đoàn cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh. Mỗi quân đoàn tại thời điểm đầy đủ nhất có 6000 quân chủ lực cùng với các lực lượng phụ trợ. Các quân đoàn được đánh số từ I đến XXIII và gọi là Legio I, Legio II… Có 3 quân đoàn được đặt tên là Legio XII Antiqua, Legio XVII Classica và Legio XVIII Libyca. Để trả lương cho binh lính, mỗi quân đoàn có 1 bộ phận đúc tiền cùng hành quân với họ và cho ra những đồng tiền bạc Denarius hay tiền vàng Aureus. Hầu hết các quân đoàn được trả bằng tiền bạc, 1 số quân đoàn khác Legio IV, VI và XII đến XIV có lẽ được trả bằng tiền vàng. Lương được trả mỗi 4 tháng 1 lần. 1 lượng tiền khổng lồ đã được dùng để chi trả cho 160.000 binh lính. Nếu cho rằng Antony giữ mức lương binh lính theo cách Caesar qui định là 10 Asses tiền đồng/1người/1ngày (16 asses = 1 denarius = 0,04 aurei), thì bộ phận đúc tiền của Antony phải sản xuất 3 triệu denarius/1tháng hay 36 triệu denarius/1 năm. Những bằng chứng khảo cổ học tìm thấy trong những thành phố cổ đại đổ nát cho thấy các loại tiền đồng của Antony vẫn được lưu hành rộng rãi trong cả 100 năm sau khi ông bị đánh bại.

Chiến tranh đã được quyết định và thời đại đã được sắp đặt cho 1 cuộc xung đột khổng lồ nhằm giành quyền kiểm soát đế quốc. Một bên là Octavian cùng bạn bè ông và viên tướng thiên tài Marcus Vipsanius Agrippa. Bên kia là Mark Antony và Cleopatra. Cuối cùng, họ gặp nhau trong tháng 9 năm 31 trước cn tại hải cảng Actium (Macedonia). Agrippa bao vây và đập tan lực lượng hải quân đông đảo hơn của địch. Antony & Cleopatra cùng 1 nhóm tùy tùng khoảng 70 chiến thuyền chọc thủng vòng vây chạy đến Ai Cập. Chiến tranh kết thúc và Octavian là người chiến thắng. Tháng 8 năm 30 trước cn, Octavian và Agrippa xâm lược Ai Cập, Antony và Cleopatra tự tử.

Vậy là đến năm 30 trước cn, khi mới 33 tuổi, Octavian đã trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của La Mã. Vài năm sau đó (năm 27 trước cn), Octavian được viện nguyên lão trao quyền tối cao và danh hiệu Augustus (có nghĩa là cao quý), danh hiệu sẽ trở thành 1 phần cái tên của ông và được chúng ta biết đến ngày nay. Với quyền lực là người đứng đầu tôn giáo, xã hội và quân sự 1 cách hợp pháp với viện nguyên lão hoạt động như 1 cơ quan cố vấn, Augustus đã thực sự là 1 hoàng đế. La Mã đã đạt được những vinh quang to lớn dưới thời Augustus. Ông lập lại hòa bình sau 100 năm nội chiến, duy trì 1 chính phủ trung thực và hệ thống tiền tệ lành mạnh, kéo dài các tuyến đường nối Rome với các miền đất trải rộng bao la của nó, phát triển dịch vụ bưu tín hiệu quả, thúc đẩy tự do thương mại giữa các vùng miền, cho xây dựng rất nhiều cây cầu, cống dẫn nước và các công trình kiến trúc được trang trí lộng lẫy bởi các sáng tạo nghệ thuật theo phong cách cổ điển. Đế chế La Mã được mở rộng dưới thời Augustus với việc các tướng lĩnh La Mã chinh phục Tây Ban Nha, Gaul (nước Pháp ngày nay), Panonia và Dalmatia (thuộc Hungary và Croatia ngày này). Augustus sát nhập Ai Cập và hầu hết các quốc gia ở Tây Nam châu Âu cho đến tận sông Danube vào La Mã.

Dù danh hiệu không thực sự là 1 vị hoàng đế nhưng Augustus là người đã phục hồi lại trật tự và thậm chí là công lý của đế quốc và trên nhiều phương diện được xem là người vĩ đại nhất trong số các Hoàng đế sau này. Ông cải tổ triệt để chính phủ để hạn chế tham nhũng và những kẻ tham vọng. Ông nới rộng quyền công dân La Mã cho tất cả Italy. Ông cho phép tiến hành bầu cử để chọn quan chức cho các cơ quan công quyền, nhưng chi phối các cuộc bầu cử này và kết quả là rất nhiều thành viên của các tầng lớp thấp trong xã hội đặt chân vào chính phủ. Ông tái định cư binh lính của mình trên các vùng đất nông nghiệp và thực hiện công bằng ruộng đất tốt hơn nhiều so với bất cứ giai đoạn nào trước đó kể từ chiến tranh Punic lần 2. Ông thay đổi quân đội tình nguyện thành quân đội thường trực và chuyên nghiệp, Rome và các tỉnh lỵ của nó về bản chất đã trở thành chế độ chuyên chế. Quân đội hiện diện ở khắp nơi trên đế quốc và truyền bá ngôn ngữ và văn hóa La Mã ra khắp châu Âu và Địa Trung Hải. Augustus tự kiểm soát quân sự và chính trị ở Rome và đặt các tỉnh lỵ của Rome vào tay những cận thần thông minh, có đạo đức nhưng ít tham vọng. Lần đầu tiên kể từ khi Rome bắt đầu xây dựng đế chế, các tỉnh lỵ của Rome dần ổn định trong hòa bình và thịnh vượng. Nền hòa bình và thịnh vượng này đánh dấu sự bắt đầu của Thời đại Augustus. Augustus còn thực hiện 1 dự án bảo trợ nghệ thuật lớn đưa văn hóa La Mã hưng thịnh với sự nhảy vọt các sáng tạo và thời đại của ông trở thành thời đại văn hóa rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển của Rome.

Thời đại Augustus được ghi nhận là thời đại vàng son của văn học La Mã với việc các nhà thơ vĩ đại nhất La Mã đều phát lộ trong thời kỳ này. Dưới thời Augustus, các nhà thơ và các nghệ sĩ được bảo trợ không phải bởi các cá nhân Mạnh Thường Quân mà bởi chính Augustus. Sau này, Augustus định ra 1 cố vấn văn hóa để giúp ông mở rộng sự bảo trợ đối với các thi sĩ. Kết quả là 1 hệ thống vận hành tốt đến mức đáng kinh ngạc trong việc tìm ra những nhà thơ tốt nhất có thể phát triển hệ tư tưởng của chính quyền Augustus. 3 nhà thơ vĩ đại nhất trong giai đoạn này là Vergil (70-19 trước cn), Horace (65-8 trước cn), và Ovid (43 trước cn đến năm 18 công lịch).

Tác phẩm đầu tiên của Vergil là 1 tuyển tập các bài thơ trữ tình ca tụng nghệ thuật và đời sống đồng quê theo truyền thống thi ca Hy Lạp. Thể loại thơ này được gọi là thơ đồng quê ngắn và về bản chất mang trong nó hơi thở chính trị. Trong bài thơ đầu tiên của mình, Vergil chỉ trích chính sách của Augustus lấy đất đai nông nghiệp của các nông dân nghèo ban thưởng cho binh lính. Đến bài thơ thứ tư, Vergil đưa ra 1 lời tiên tri về sự khai sinh của 1 đấng cứu thế trên thế giới. Vì Vergil sống gần thời điểm Jesus ra đời nên các tín đồ cơ đốc giáo châu Âu thời trung cổ cho rằng các vần thơ này là sự tiên tri về sự ra đời của Jesus và bởi vậy Vergil, 1 người ngoại đạo được coi như là 1 nhà thơ cơ đốc giáo danh dự. Tiếp đó Vergil cho ra các tập thơ điền viên có chủ đề không chỉ về đời sống nông nghiệp và các giá trị điền thổ (là hạt nhân trong văn hóa La Mã), mà còn là những suy tư về tự nhiên và vai trò của thơ ca. Nhưng đóng góp lớn nhất của Vergil cho nền văn học La Mã là tác phẩm Aeneid, một thiên anh hùng ca bằng thơ về sự khởi nguồn của nền văn minh La Mã từ Aeneas (con trai của Anchises và Venus, cháu họ Priam, vua Troy. Aeneas là chỉ huy của tộc người Troy Dardanian trong cuộc chiến thành Troy. Khi Troy sụp đổ, Aeneas cùng 1 nhóm người Troy chạy sang bán đảo Italy và trở thành người sáng lập nền văn minh La Mã). Chủ đề của Aeneid bao gồm các giá trị quan trọng nhất của La Mã, của thời đại Augustus. Các giá trị này chủ yếu bao gồm: pietas hay ?osự trung thành, sự tôn trọng quyền lực nhà nước?, virtus hay ?otính cách đàn ông, sự dũng cảm chịu đựng khi đối diện với khó khăn?, và officium hay ?obổn phận?. Aeneas đại diện cho các giá trị Stoic (triết học) về sự chịu đựng gian khổ nhằm mang đến 1 tương lai tốt hơn. Aeneas, cũng như Augustus và những người La Mã ưu tú nhất được ghi nhận bởi sự tự nguyện hy sinh bản thân họ để cho 1 xã hội tốt hơn. Những vần thơ nói về việc Aeneas dành những bổng lộc của riêng ông cho những người mà ông mang theo từ Troy, để đưa họ đi xa hơn Troy vì sự an toàn của họ. Sự thành công của cuộc di trú này là điều kiện tiên quyết cho việc thành lập La Mã. Bài học từ những vần thơ là Aeneas đã hy sinh toàn bộ quyền lợi cá nhân của mình cho 1 tương lai mà ông sẽ không bao giờ nhìn thấy hay được hưởng thụ. Triết học Stoic đưa tinh thần của các vần thơ vĩ đại này thẩm thấu trong tính cách người La Mã rằng thế giới đã được sắp xếp với 1 mục đích và ý nghĩa rộng lớn mà Stoic gọi là Logos (thần ngôn) và các Logos này bắt nguồn từ những trí tuệ thần thánh, những trí tuệ cai trị thế giới. Con người dù không có khả năng lĩnh hội những Logos này nhưng phải phục vụ và phát triển nó. Với một bối cảnh khơi gợi cảm xúc và đam mê của người đọc, Vergil kể lại việc khi bắt đầu cuộc chiến vì Italy, Aeneas đã được trao tặng chiếc khiên của thần lửa (mà ở mặt ngoài của nó được chạm khắc toàn bộ lịch sử của Rome) như thế nào. Những dòng cuối cùng miêu tả cảnh khi Aeneas nhìn khắp các hình khắc lịch sử của La Mã mà không hiểu chúng có ý nghĩa gì, rồi nâng chiếc khiên lên trên vai, hình ảnh tượng trưng hoàn hảo cho quan niệm của người La Mã về đạo đức, quốc gia, và cá nhân.

Tất cả những hình ảnh ấy
Aeneas say mê ngắm trên chiếc khiên mà Vulcan đã trao tặng
Chàng không hiểu được gì
Nhưng cảm thấy tự hào và sung sướng
Chàng nâng trên vai mình
Vinh quang của những người kế tục

Horace viết những bài thơ vinh danh đế quốc và gia đình Augustus, và miêu tả niềm hân hoan cũng như những bức xúc trong cuộc sống hàng ngày ở La Mã. Thể loại thứ hai này được gọi là thơ trào phúng, chủ yếu quan tâm tới các phạm trù đạo đức và cách hành xử trong cuộc sống hiện thực hàng ngày. Ovid lúc ban đầu viết về tình yêu và tình dục phóng túng với 1 tác phẩm có tên ?oThe art of Love? mà phần lớn là các hướng dẫn về nghệ thuật tình dục. Augustus không hiểu tác phẩm này và bắt Ovid đi đày. Sáng tác của Ovid thực ra không chỉ là sự cám dỗ tình dục mà thực sự nói đến sự khác nhau giữa các quan điểm đạo đức (về tình yêu) với nghệ thuật cám dỗ. Tác phẩm lớn nhất của Ovid là Metamorphoses (Biến hình), kho tàng giàu có nhất các phong tục cổ xưa của Hy Lạp và La Mã. Augustus cũng đứng ra bảo trợ mỹ thuật và nghệ thuật điêu khắc với cùng 1 niềm đam mê và nhiệt tình như đối với văn học. Ông thực hiện nhiều dự án lớn bao gồm rất nhiều ngôi đền, ví dụ như đền thờ Apollo trên đồi Palatine, và toà án La Mã.

Augustus chỉ có 1 người con gái (với người vợ thứ hai, Scribonia) tên là Julia. Ban đầu ông dành quyền thừa kế cho Marcellus, con chị gái mình đồng thời là con rể của ông. Năm 23 trước cn, Marcellus chết vì bị đầu độc khi ăn (các sử gia sau này cho rằng cái chết của Marcellus là tác phẩm của Livia Drusilla, vợ trước của Augustus). Lúc này quyền lực của viên tướng tâm phúc nhất của Augustus là Marcus Agrippa đã rất lớn. Agrippa được chia sẻ quyền lực quan hộ dân cùng Augustus. Maecenas, 1 cố vấn quan trọng của Augustus đã khuyên ông phải chọn 1 trong 2 cách gả Julia cho Agrippa hoặc giết ông ta. Augustus chọn cách thứ nhất và Julia tái giá với Agrippa. Họ có với nhau 3 con trai Gaius Caesar, Lucius Caesar, Postumus Agrippa và 2 con gái. Augustus nhận 2 cháu trai đầu của mình (Gaius và Lucius) là con nuôi và giành cho họ quyền thừa kế. Augustus cũng rất chú ý đến 2 người con trai riêng của vợ mình (Livia) là Nero Claudius Drusus Germanicus và Tiberius Claudius sau khi 2 ông này sau chinh phục được phần lớn lãnh thổ Đức.

Năm 12 trước cn, Marcus Agrippa chết, Tiberius Claudius ly dị vợ mình và tái giá với Julia (lấy chồng lần thứ 3) 1 năm sau đó. Lúc này, Claudius được chia sẻ quyền quan hộ dân cùng Augustus nhưng chỉ 1 thời gian ngắn sau đó, Claudius rút lui. Năm thứ 4 và thứ 2 công lịch, Gaius và Lucius lần lượt đột tử vì những nguyên nhân không xác định, trước đó năm thứ 9 trước cn, Germanicus cũng đã chết. Claudius được gọi về Rome và được Augustus nhận làm con nuôi. Ngày 19 tháng 8 năm 14, Augustus chết, Postumus và Claudius được chọn làm đồng thừa kế. Ngay sau đó, Postumus bị trục xuất và chết. Không ai rõ nguyên nhân của cái chết này nhưng cánh cửa dẫn đến quyền lực đã mở toang trước mặt Tiberius Claudius.

Đế quốc La Mã (năm 14 đến 180)

Sau cái chết của Augustus năm 14, La Mã trải qua hàng loạt những biến động sâu sắc. Bản thân đế chế lớn mạnh không ngừng. Từ thời Augustus cho đến thời Trajan (98-117) La Mã chinh phục thêm các miền đất Bắc Phi, hầu hết vương quốc Anh, 1 phần nước Đức, lãnh địa Đông Âu xung quanh biển Đen, vùng Mesopotami (2 con sông Tigris và Euphrates cùng bắt nguồn từ phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ, chảy về hướng Đông Nam, hội tụ ở Iraq rồi đổ vào vịnh Ba Tư, vùng đất nằm giữa 2 con sông này thời cổ đại được gọi là Mesopotami) và phía Bắc của bán đảo A Rập. Tại Rome, người La Mã đấu tranh với thể chế mới gần như chế độ quân chủ của mình. Augustus đã tránh né vấn đề này bằng cách gọi mình là ?oCông dân đầu tiên? (Firt among equal hay đơn giản hơn là Princeps), nhưng những người kế vị ông chấm dứt sự ngụy tạo này và tự gọi mình đơn giản là Caesar để chỉ rõ huyết thống hoàng gia, hay là Hoàng Đế (imperator) bắt nguồn từ quyền lực tuyệt đối (imperium) trên toàn La Mã của họ. Thể chế La Mã trở thành giống như chế độ quân chủ. Trước đó, Augustus do viện nguyên Lão đề cử và thông lệ này được giữ lại trên lý thuyết. Trên thự tế, các vị hoàng đế tương lai được chính vị hoàng đế đương nhiệm lựa chọn. Các hoàng đế đầu tiên của La Mã bao gồm Tiberius (14-37), Gaius hiệu là Caligula (chiếc ủng nhỏ) (37-41), Claudius hiệu là Crippe (người què) (41-54) và Nero (54-68).

Thời đại của Tiberius là thời của những vụ ám sát, đầu độc chính trị để tranh giành quyền lực. Sau khi những người được Augustus chính thức chọn làm thừa kế như Marcellus, Gaius Caesar và Lucius Caesar và cả người có thể được trao quyền thừa kế như Germanicus lần lượt đột tử vì những nguyên nhân không rõ ràng, Augustus trao quyền thừa kế cho Postumus Agrippa và Tiberius với 1 câu nói dành cho Tiberius ?oTa làm điều này vì đế chế? cho thấy sự miễn cưỡng của ông. 1 phần của thỏa thuận này là việc Tiberius phải tuyên bố nhận Germanicus cháu trai của mình làm người thừa kế. Việc đầu tiên Tiberius làm sau khi nắm quyền là đầu độc chết Postumus Agrippa người đồng thừa kế với mình. Tiếp đó, năm 19, Germanicus người cháu thừa kế mà ông không thích chết tại Antioch (ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) đồn là do Piso, thống đốc Syria và là tâm phúc của Tiberius đầu độc. Quyền thừa kế về tay con trai Tiberius là Drusus nhưng đến năm 23 Drusus cũng chết vì bị đầu độc, quyền thừa kế lại chuyển sang 2 con trai của Germanicus là Nero Caesar và Drusus Caesar. Đến năm 26, Tiberius lúc này quá chán ngán các mưu đồ chính trị nên trao quyền điều hành chính phủ lại cho pháp quan trưởng là Sejanus rồi bỏ ra lâu đài của mình trên đảo Carpreae (Carpi) và từ đó không quay lại Rome nữa. Sejanus âm mưu tiếm quyền và đầy Nero ra đảo sau đó ép tự tử, còn Drusus Caesar thì bị giam trong 1 lâu đài và bỏ đói cho đến chết. Đến năm 31, Gaius (Caligula sau này) là con trai cuối cùng của Germanicus lên kế hoạch loại trừ Sejanus. 1 lá thư được gửi tới Carpi cho Tiberius. Dù không trở về nơi mình chán ghét nhưng Tiberius vẫn đủ khả năng thực hiện quyền lực của mình 1 cách tàn nhẫn. Quyền trưởng pháp quan được bí mật chuyển giao cho Macro, 1 người bạn của Tiberius. Ngày 18/10/31, Macro ra lệnh bắt giữ Sejanus trong 1 cuộc họp của viện nguyên lão và công bố bức thư buộc tội của hoàng đế Tiberius. Sejanus bị xử tử, thi thể ông ta bị kéo lê qua các đường phố La Mã rồi quẳng xuống sông. Gia đình và những người ủng hộ ông ta cũng chịu số phận tương tự. Gaius và Gemellus (cháu ngoại Tiberius) trở thành đồng thừa kế. Tiberius chết ngày 16/3/37 ở tuổi 78. Nguyên nhân cái chết của ông là tự nhiên hay ám sát không ai dám chắc. Có người nói ông chết do bàn tay của Macro theo lệnh của Gaius.

Gaius Caligula là vị hoàng đế tồi nhất trong vương triều Julio-Claudian. Tất cả những bằng chứng đều cho thấy Gaius là 1 kẻ điên dại. Gaius hành xử cực kỳ tàn bạo, có quan điểm tình dục bệnh hoạn và thái độ bất kính đối với phong tục và các nghị viên nguyên lão. Gaius bị hấp dẫn bởi bất cứ người đàn bà xinh đẹp nào, chiếm đoạt họ rồi nhanh chóng quẳng họ đi và rêu rao các chi tiết giường chiếu về bạn tình. Gaius thậm chí quan hệ loạn luận với 3 em gái ruột của mình và làm Drusilla, cô em gái được Gaius rất yêu quí có mang. Chuyện kể rằng, Gaius đã không thể chờ đến lúc đứa bé được sinh ra nên đã mổ bụng Drusilla để lấy nó ra. Cả 2 mẹ con chết và việc này có lẽ gây ảnh hưởng xấu hơn nữa đến tâm tính Gaius. Ông ta đầy 2 em còn lại là Livilla và Agrippina (mẹ của Nero) ra 1 hòn đảo và chiếm tài sản của họ. Về mặt chính trị, Gaius cho tiến hành những chiến dịch quân sự nực cười ở phía Bắc nơi binh lính người Gaul được lệnh mặc trang phục của người Đức và ngược lại trong lễ diễu hành chiến thắng và tất cả được lệnh nhặt vỏ sò để làm chiến lợi phẩm. Gaius cho xây dựng cầu phao ngang qua vịnh Baiae (khu nghỉ ngơi nổi tiếng sang trọng ở Naple thời La Mã cổ đại). Gaius băng qua cầu phao trên lưng ngựa, mặc áo giáp của Alexandre Đại Đế và tuyên bố rằng giống như thần đại dương Neptune, ông ta đi được trên mặt nước. Gaius cho ngựa của mình đeo vòng kim cương, cho ngựa làm thầy tế và thậm chí còn đề nghị để nó làm nghị sĩ. Gaius cao, gầy, nhợt nhạt và hói rất sớm. Ông ta nhạy cảm với cái đầu không tóc của mình đến mức khép tội tử hình cho bất cứ ai nhìn xuống từ trên cao khi ông ta đi qua. Gaius đưa ra hàng loạt các loại thuế và những người giàu trốn tránh dâng nộp tiền bạc cho ông ta bị khép vào tội chết. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Gaius không điên nhưng do có được quyền lực tối cao lúc còn trẻ lên ông ta trở thành 1 kẻ khó gần, ngạo mạn, ích kỷ và thậm chí quái đản. 1 âm mưu ám sát Gaius được những pháp quan cận vệ lên kế hoạch và dường như chỉ do các lý do cá nhân. Cũng có ý kiến cho rằng âm mưu này được 1 số nghị sĩ đỡ đầu. Ngày 24/1/41, sau 3 năm 10 tháng trị vì và lúc 28 tuổi, Gaius bị giết chết ở trong hành lang 1 cung điện vắng vẻ bởi quan hộ dân Cassius Chaerea (người có giọng nói cao vót và bị Gaius bắt chước 1 cách khoái trá trước mặt mọi người), Sabinus (người có vợ bị Gaius chiếm đoạt và làm nhục) cùng 1 vài cận vệ khác. Sau đó, các pháp quan tìm thấy Claudius run rẩy trốn trong 1 cung điện và tuyên bố ông này là hoàng đế. Suetonius viết rằng sự khủng bố mà Gaius đã gieo giắc kinh khủng đến mức người La Mã không dám tin là Gaius đã chết.

Claudius Nero Germanicus là vị hoàng đế thứ 3 của vương triều Julian-Claudian. Thời đại của Claudius là sự pha trộn giữa những thành công và thất bại sẽ đưa vương triều Julian-Claudian vào giai đoạn cuối của sự tồn tại. Cha là Drusus (con riêng của Livia, vợ cả của Augustus vĩ đại), mẹ là Antonia (con gái của Mark Antony và Octavian, em gái Augustus). Claudius là người ốm yếu, lùn, chân khập khiễng, nói lắp và mắc chứng co giật, mặt mũi biến dạng mỗi khi tức giận. Nhưng sau khi trở thành hoàng đế, sức khỏe của Claudius lại phát triển rất tốt. Claudius là sự trộn lẫn của những tính cách trái ngược: đãng trí, do dự, lẫn lộn, cương quyết, thô lỗ, trực giác, sáng suốt và bị chế ngự bởi vợ mình và những tùy tùng là những nô lệ được giải phóng. Người vợ mà ông ta lựa chọn quả thực là 1 bất hạnh. Quyền lực của Agrippina, vợ Claudius lấn át cả Claudus trong những năm cuối. Viện nguyên lão trao cho Agrippina danh hiệu Augusta vào năm 50. Agrippina là người phụ nữ đầu tiên sau Livia (vợ cả của Augustus) có quyền lực ấy (nhưng Livia cũng chỉ có danh hiệu nói trên sau khi Augustus chết). Việc Claudius được quân đội ủng hộ bất chấp việc ông ta là 1 kẻ nhu nhược không có kinh nghiệm chính trị được lý giải rằng Germanicus, anh trai Claudius (chết năm 19) là người rất nổi tiếng trong quân đội, thêm nữa Claudius có thể sẽ là 1 vị hoàng đế bù nhìn dễ dàng bị các pháp quan giật dây. Viện nguyên lão lúc đầu muốn khôi phục lại nền cộng hòa nhưng không lay chuyển được các pháp quan nên đành trao quyền hoàng đế cho Claudius.

Việc đầu tiên khi Claudius lên ngôi là cho bắt giữ và hành hình những kẻ đã ám sát Gaius. Dù quan điểm cá nhân có thế nào, đứng trên quan điểm chính trị và xã hội, Claudius cũng không thể tha thứ cho những kẻ đã hành thích 1 vị hoàng đế và là người trong gia đình ông ta. Năm 42 cuộc nổi loạn đầu tiên do Camillus Scribonianus, thống đốc Dalmatia (Croatia ngày nay) nổ ra và nhanh chóng bị dập tắt. Claudius phát hiện ra mối liên quan giữa các chính trị gia có ảnh hưởng ở Rome với cuộc nổi loạn và lập tức đưa ra những biện pháp an ninh nghiêm khắc. 6 âm mưu nổi loạn trong 12 năm trị vì của Claudius liên tiếp bị đàn áp. 35 nghị sĩ bị hành hình.

Ngay sau cuộc nổi loạn của Camillus, Claudius ra lệnh mở 1 chiến dịch lớn xâm lược vương quốc Anh. Lý do là đã đến lúc không thể lờ đi sự tồn tại của 1 vương quốc thù địch có tiềm năng nằm ngay cạnh đế quốc. Thêm nữa, miền đất này lại nổi tiếng về sự giàu có của các mỏ kim loại, chủ yếu là thiếc, nhưng có lẽ có cả vàng. Bên cạnh đó, Claudius vốn là trò cười trong gia đình xưa nay, muốn có 1 chút vinh quang quân sự. Chiến dịch có sự tham gia của 4 quân đoàn dưới quyền tổng chỉ huy của Aulus Plautius, khởi đầu năm 43 một cách thuận lợi nhưng nhanh chóng vấp phải sự phản kháng dữ dội. Nhận được tin, Claudius lập tức giao lại quyền lãnh đạo đế quốc cho quan chấp chính Lucius Vitellus và tự mình tiến đến Anh. Claudius theo đường sông tới Ostia (1 thị trấn ven biển Tyrrhenian – bờ biển phía Tây Italy và là 1 phần của Địa Trung Hải) rồi dương buồm đi dọc bờ biển tới Massilia (Marseilles), tiếp tục theo đường sông cắt ngang lục địa tới bờ biển đối diện nước Anh, rồi vượt biển này và gặp quân đội của ông đang đóng trại ở bên bờ sông Thame. Claudius ra lệnh vượt sông, giao chiến với các tộc người thổ dân (lúc này đã liên kết để chống lại kẻ thù từ La Mã) đánh bại họ và chiếm Camelodunum (Colchester) thủ phủ của các tộc thổ dân. Claudius tiếp tục tấn công nhiều bộ lạc khác, đánh bại hay buộc họ phải đầu hàng. Claudius chỉ ở Anh có 60 ngày, sau đó giao toàn bộ chiến lợi phẩm lại cho Aulus và ra lệnh cho ông này chinh phục các vùng còn lại rồi lên đường trở về Rome. Tại Rome, viện nguyên lão trao cho Claudius danh hiệu Britanicus và cho tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng trong khắp thành phố. Chiến dịch của Claudius ghi nhận nỗ lực mở rộng lãnh thổ lớn đầu tiên của đế quốc La Mã kể từ sau thời Augustus. Aulus tiếp tục thành công của Claudius trên đất Anh và trở thành thống đốc của tỉnh mới này từ năm 44 đến 47. Caratacus, vị vương gia chỉ huy các tộc thổ dân ở Anh cuối cùng bị bắt và đưa về Rome. Tại đây, Claudius tha tội cho ông này cùng cả gia đình.

Ở phía Đông, Claudius cũng sát nhập thêm 2 vương quốc của Thracia (lãnh thổ có biên giới phía Bắc là sông Danube, biên giới phía Nam là lãnh địa Byzantinum). Claudius cũng tiến hành cải tổ lại quân đội. Quy định trao quyền công dân La Mã cho binh lính thuộc lực lượng phụ trợ sau 25 năm phục vụ trong quân đội đã được những người tìên nhiệm của Claudius đưa ra nhưng chỉ chính thức được áp dụng từ thời Claudius. Claudius là vị hoàng đế đầu tiên qui định 1 mức thưởng lớn cho các pháp quan ngay khi họ gia nhập quân đội (15000 đồng sesterce/người) tạo ra 1 tiền lệ đáng ngại cho tương lai.

Dù hầu hết người La Mã có quan điểm rằng toàn bộ đế quốc chỉ duy nhất là của người Italy nhưng Claudius không cho là như vậy. Ông trao quyền nghị sĩ cho cả những người Gaul. Thay đổi này làm dấy lên 1 phong trào bài ngoại của viện nguyên lão và đem tới những lời buộc tội rằng Claudius thích người ngoại quốc hơn người La Mã gốc. Claudius cải tổ hệ thống tài chính của đế quốc, tạo ra 1 quỹ độc lập dành cho chi tiêu của gia đình hoàng đế. Vì hầu hết ngũ cốc đều được nhập khẩu chủ yếu từ Châu Phi và Ai Cập, Claudius đưa ra các qui định bảo hiểm đối với các mất mát trong quá trình vận chuyển bằng đường biển để khuyến khích các nhà nhập khẩu có tiềm năng và để xây dựng các kho dự trữ phòng nạn khan hiếm lương thực trong mùa đông. Một trong những dự án lớn của Claudius là cho xây dựng cảng Ostia (Portus), kế hoạch đã được Caesar vĩ đại đưa ra từ trước. Dự án này giải toả giao thông tắc nghẽn trên sông Tiber, nhưng theo dòng thời gian, các dòng hải lưu mang bùn đất bồi lắng Ostia. Đó là lý do nó không còn tồn tại cho đến ngày nay. Claudius còn quan tâm tới hệ thống tòa án và luật pháp. Ông cho cải tổ lại hệ thống này, đưa các điều luật bảo vệ dân thường.

Trong số các quan chức xuất thân từ tầng lớp nô lệ được giải phóng của Claudius, những cái tên khét tiếng nhất có lẽ là Polybius, Narcissus, Pallas và Felix (em ruột Pallas, sau này Felix trở thành thống đốc Judaea ?” lãnh địa Israel và Palestine ngày nay). Sự ganh đua chính trị giữa những người này không ngăn cản việc họ phối hợp thực hiện các quyền lợi chung. Có 1 bí mật gần như công khai là địa vị hay quyền lợi có thể mua bán được trong các văn phòng của 4 quan chức này. Tuy nhiên, họ là những người có khả năng, họ làm cho những những chính sách trở nên rất hữu dụng nếu họ thực sự quan tâm đến chúng. Họ hình thành 1 bộ phận quyền lực trong chính phủ đế quốc hoàn toàn độc lập với hệ thống chính trị giai tầng của La Mã trước nay. Năm 48, Narcissus, bộ trưởng thư tín La Mã (người phụ trách toàn bộ việc liên lạc của Claudius) đã có những hành động cần thiết và kịp thời khi Valeria Messalina (vợ cả Claudius) cùng với người tình là Gaius Silius âm mưu lật đổ Claudius khi ông đang ở Ostia. 2 người này dự định lợi dụng lúc Claudius vắng mặt, đưa đứa con còn bé của ông là Britannicus lên ngôi rồi nắm quyền nhiếp chính. Claudius vô cùng ngạc nhiên và dường như do dự và lúng túng đến mức không biết nên làm gì. Narcissus là người đứng ra giải quyết mọi chuyện bằng cách cho bắt giữ và hành hình Silius và ép Messalina tự tử. Nhưng Narcissus lại không được hưởng lợi từ việc bảo vệ vị hoàng đế của mình, thậm chí còn vì việc này mà sự nghiệp của ông đi xuống vì Agrippina, người vợ thứ hai của Claudius đã thu xếp để Pallas, bộ trưởng tài chính nhanh chóng lấn át quyền lực của Narcissus.

Agrippina được trao danh hiệu Augusta, danh hiệu chưa 1 người vợ của 1 vị hoàng đế nào được nhận trước đó. Agrippina kiên quyết đưa Nero, đứa con riêng 12 tuổi của mình thay thế vị trí thừa kế của Britannicus. Agrippina dàn xếp thành công để Nero hứa hôn với Octavia, con gái Claudius và 1 năm sau đó Claudius nhận Nero làm con nuôi. Sau đó, đêm 12 rạng ngày 13/10/54, Claudius đột nhiên chết. Cái chết của ông được quy là tác phẩm của người vợ đầy âm mưu Agrippina, người không muốn đợi đến lúc đứa con của mình là Nero được thừa kế ngai vàng nên quyết định đầu độc chết Claudius.

Nero (Nero Claudius Drusus Germanicus: 15-68)

Nero sinh ngày 15/12/37 tại Antium (thị trấn thuộc Latium, miền trung Italy, là khu resort nổi tiếng ven biển Tyrrhenian trong thời La Mã, bị tàn phá trong thời trung cổ nhưng đến năm 1700 thì hồi sinh trở lại và trở thành nơi cư ngụ của các giáo hoàng. Ngày nay gọi là Anzio). Cha là Cnaeus Domitius Ahenobarbus, người xuất thân từ 1 gia đình quý tộc lớn trong thời La Mã cộng hòa, mẹ là Agrippina (em gái Caligula). Năm Nero 2 tuổi, mẹ ông ta bị Caligula đầy ra đảo Pontian. 1 năm sau đó, cha Nero chết. Sau khi Caligula chết, Claudius lên ngôi và cho gọi Agrippina (là cháu gái ruột) trở về. Năm 49, Agrippina trở thành vợ Claudius và giao trách nhiệm giáo dục Nero lại cho Lucius Annaeus Seneca (nhà soạn kịch, nhà hùng biện, và triết gia lỗi lạc của La Mã, là giám hộ khi Nero còn nhỏ, là cố vấn khi Nero trị vì, đến năm 65 bị buộc tội âm mưu chống lại Nero và bị ép tự tử). Cùng thời gian này, Nero đính hôn với con gái Claudius là Octavia. Năm 50, Agrippina thuyết phục Claudius nhận Nero làm con nuôi, cái tên chính thức Nero Claudius Drusus Germanicus được lấy trong thời gian này. Cái tên Germanicus là sự bày tỏ lòng kính trọng và nhắc nhở giới quân đội rằng Nero thuộc dòng dõi Germanicus, vị tướng rất nổi danh trong giới quân đội. Đến năm 51, Claudius trao cho Nero quyền thừa kế.

Sau cái chết của Claudius năm 54, Agrippina được sự ủng hộ của trưởng pháp quan Sextus Afranius Burrus đưa Nero lên làm hoàng đế nhưng vì lúc này Nero chưa đủ 17 tuổi nên Agrippina giữ quyền nhiếp chính. Người đàn bà độc nhất vô nhị trong lịch sử La Mã là nhiếp chính vương, là em gái hoàng đế Caligula, là vợ hoàng đế Claudius và là mẹ của hoàng đế Nero. Nhưng Nero, không muốn phải chia sẻ quyền lực với ai, đã nhanh chóng tiếp quản quyền lực từ mẹ mình. Agrippina bị đưa ra ở 1 nơi riêng biệt, cách xa cung điện hoàng đế và cách xa trung tâm quyền lực. Ngày 11/2/55, Britannicus (con trai Claudius và Messalina) chết khi dự 1 dạ tiệc trong cung điện hầu như chắc chắn là do Nero đầu độc. Việc này đã làm Agrippina hoảng sợ vì bà muốn dùng Britannicus như quân bài dự trữ trong trường hợp không điều khiển được Nero.

Nero là 1 người có tính cách thất thường, có óc thẩm mỹ, mềm yếu, nhạy cảm, yêu thích thể thao, tàn bạo, dâm loạn, có sở thích tình dục lưỡng tính… và giai đoạn cuối cuộc đời bị loạn trí. Nero tuyên bố ông muốn theo mô hình triều đại Augustus. Viện nguyên lão được đối xử kính trọng và được trao nhiều quyền hạn. Các luật định hợp lý được áp dụng để cải thiện trật tự xã hội, cải cách được tiến hành đối với hệ thống kho bạc và thống đốc các tỉnh trực thuộc La Mã bị cấm chi các khoản tiền lớn cho các buổi giác đấu tại Rome. Nero theo gương người tiền nhiệm của mình là Claudius trong việc nghiêm khắc thi hành các bổn phận đối với pháp luật. Ông cũng có các tư tưởng tự do như chấm dứt việc giết các đấu sĩ và công khai các buổi xử án tội phạm trước sự chứng kiến của công chúng.

Trên thực tế, với ảnh hưởng sâu rộng từ sự giáo dục của Seneca, Nero đã tình cờ trở thành 1 vị hoàng đế rất nhân đạo trong thời kỳ đầu. Khi trưởng pháp quan thành phố Secundus bị 1 người nô lệ của mình ám sát, Nero đã vô cùng đau khổ khi buộc phải thi hành luật pháp xử tử tất cả 400 nô lệ trong nhà Secundus. Những quyết định dạng này không nghi ngờ gì đã dần dần khiến Nero chán nản trách nhiệm hành chính của mình và dành hết thời gian cho các mối quan tâm khác như đua ngựa, các hoạt động nghệ thuật ca hát, đóng kịch, khiêu vũ, làm thơ và tình dục. Seneca và Burrus cố gắng hạn chế các quan hệ tình dục thái quá của Nero, họ ủng hộ mối quan hệ của Nero với 1 người đàn bà xuất thân từ nô lệ được giải phóng có tên là Acte với điều kiện Nero phải hiểu rõ rằng không thể tiến tới hôn nhân. Sinh hoạt thái quá của Nero được 2 người này bưng bít, ngoài ra họ còn thành công trong việc ngăn chặn những cố gắng giành quyền lực của Agrippina. Sự việc có biến chuyển lớn khi Nero, do bản tính hiếu dâm và thiếu kiềm chế của mình, quan hệ với người đàn bà xinh đẹp Poppaea Sabina, vợ Marcus Salvius Otho, đồng sự của Nero. Năm 58, Otho được Nero điều đi làm thống đốc Lusitania (Bồ Đào Nha ngày nay). Agrippina cho rằng sự ra đi của Otho là 1 cơ hội để bà trở lại quyền lực nên đứng về phía Octavia (vợ Nero) phản đối mối quan hệ của Nero với Sabina. Theo Suetonius (khoảng 70-130, sử gia La Mã nổi tiếng), Nero đã phản ứng 1 cách giận dữ với nhiều cố gắng chấm dứt cuộc sống của mẹ mình. Trong số đó có 3 vụ đầu độc và 1 vụ làm sập trần nhà phía trên chiếc giường của Agrippina khi bà đang ngủ. Thậm chí sau đó, 1 chiếc thuyền được chế tạo riêng để đắm khi đang đi trên vịnh Naples đã được sử dụng. Nhưng âm mưu này chỉ thành công 1 nửa, chiếc thuyền thì đắm nhưng Agrippina lại bơi được vào bờ. Điên loạn, Nero cho 1 sát thủ đến giết chết Agrippina (năm 59) sau đó báo lại cho Viện nguyên lão rằng Agrippina âm mưu giết chết ông ta nên ông buộc phải hành động trước. Nero cho ăn mừng sự kiện này bằng những cuộc truy hoan hoang dại và cho tổ chức 2 lễ hội điền kinh và đua xe ngựa. Nero cũng chứng tỏ tài năng âm nhạc thiên phú của mình bằng cách cho tổ chức các cuộc thi âm nhạc mà Nero tham gia hát và tự đệm đàn lia. Trong 1 thời đại mà các nghệ sĩ bị coi thường thì việc 1 vị hoàng đế tham gia trình diễn trên sân khấu là 1 sự sỉ nhục về đạo đức. Hơn thế nữa, vì Nero là hoàng đế nên không ai được phép ra ngoài trong khi ông ta đang biểu diễn dù vì bất cứ lý do gì. Sử gia Suetonius viết có những người đàn bà trở dạ trong khi Nero đang trên sàn diễn hay những người đàn ông giả vờ chết để được đưa ra ngoài.

Năm 62, triều đại Nero có những thay đổi cơ bản. Đầu tiên là cái chết của trưởng pháp quan Burrus do bệnh tật. Ông này được thay thế bởi 2 người đồng sự Faenius Rufus và Gaius Ofonius Tigellinus, 1 kẻ nham hiểm. Tigellinus có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Nero và khiến Nero càng lún sâu vào thói hoang dâm vô độ. 1 trong những hành động đầu tiên của Tigellinus sau khi nắm quyền là cho sửa đổi điều luật về tội phản quốc. Seneca sớm nhận ra dã tâm của Tigellinus. Lại không còn hy vọng gì ở vị hoàng đế, Seneca từ chức để lại cho Nero những cố vấn đồi bại. Cuộc sống của Nero lúc này không còn gì khác hơn là thể thao, âm nhạc, những cuộc truy hoan và giết chóc. Nero li dị Octavia và sau đó xử tử bà với tội danh ngoại tình vu cáo. Tất cả những việc này là để Nero có thể cưới Sabina. Nhưng sau đó, Sabina cũng bị giết chết, Suetonius nói rằng Nero đã đá Sabina tới chết vì bị bà than phiền khi ông ta về muộn sau 1 cuộc đua. Dù việc đổi vợ chưa đến nỗi đưa đến 1 vụ bê bối quá lớn cho Nero nhưng hành động tiếp theo của ông ta (sau vụ cháy lớn tại Rome) đã đưa lại việc này. Trước nay, Nero chỉ trình diễn ở các sân khấu riêng, nhưng đến năm 64, Nero lần đầu tiên xuất hiện trong 1 cuộc trình diễn trước công chúng trong 1 nhà hát Neapolis (Naples). Nhà hát này sau đó không lâu bị 1 trận động đất phá hủy và người La Mã coi đó là 1 điềm xấu. Trong năm đó, Nero tham gia 1 buổi trình diễn rộng rãi thứ 2, lần này tại Rome. Viện nguyên lão hết sức bất bình nhưng dù sao lúc này La Mã vẫn đang có 1 chính phủ ôn hòa, đầy trách nhiệm, bởi vậy viện nguyên lão chưa thể ngay lập tức vượt qua nỗi sợ hãi để làm gì đó chống lại người đàn ông điên rồ đang ngồi trên ngai vàng.

Sau đó, một trận cháy lớn đã tàn phá thành Rome trong 6 ngày đêm. Sử gia Tacitus, lúc đó chỉ là 1 cậu bé 9 tuổi viết lại rằng trong 14 quận của Rome: ?o4 không bị hư hại, 3 bị huỷ diệt hoàn toàn, và những gì sót lại trong 7 quận còn lại chỉ là 1 vài ngôi nhà bị thiêu hủy dở dang?. Suetonius kể lại rằng Nero đứng hát trong lâu đài và nhìn ra ngọn lửa đang thiêu hủy thành Rome. Dio Cassius (150-235) mô tả Nero trèo lên mái cung điện đến vị trí mà ông ta có thể nhìn thấy phần thành phố đang cháy rực rỡ nhất, rồi hát vang bài hát ?oSự chiếm đoạt thành Troy?. Còn Tacitus viết: ?oKhi Rome đang cháy, ông ta trèo lên sân khấu riêng của mình, và hát về 1 thảm họa trong quá khứ, bài hát về sự hủy diệt của thành Troy?. Nhưng Tacitus cũng lưu ý 1 điểm rằng câu chuyện này chỉ là 1 lời đồn đại vì không ai có thể xác nhận độ xác thực của nó. Nhưng lời đồn nói trên cũng đã đủ để làm mọi người nghi ngờ rằng Nero không quan tâm đến việc dập tắt đám cháy.

Với tính cách của Nero, dường như có thể chắc chắn rằng, ông đã làm tất cả có thể để kiểm soát đám cháy. Nhưng than ôi! Sau đám cháy, Nero lại sử dụng khu vực mênh mông giữa đồi Palatine và Equiline, nơi đã bị ngọn lửa thiêu trụi hoàn toàn để xây dựng cung điện vàng ?~Domus Aurea?T. Đây là 1 khu vực rộng lớn trải dài từ cổng vòm kỷ niệm Livia đến trường đấu Maximus (ở gần nơi được cho là điểm bắt đầu đám cháy), giờ biến thành khu vườn ngự, 1 cái hồ nhân tạo thậm chí đã được xây dựng ở trung tâm khu vực này. Đền thờ Claudius đang được xây dựng trên khu vực này cũng bị phá hủy để thực hiện kế hoạch của Nero. Tỉ lệ hoành tráng của khu liên hợp này làm người ta nhận ra 1 điều là sẽ không thể xây dựng được nó nếu đám cháy không dọn dẹp những gì từng có ở nơi này. Và đó là lý do tại sao người La Mã có những lý do tự nhiên để nghi ngờ thủ phạm của vụ hỏa hoạn. Tuy nhiên, sẽ là không công bằng khi bỏ qua việc Nero đã cho xây dựng lại các khu vực dân cư rộng lớn ở Rome bằng tiền riêng của ông. Nhưng sự mênh mông của cung điện vàng và khu vườn ngự vẫn không làm dân chúng quên đi những nghi ngờ của họ.

Nero sau đó tìm được cho mình một vật tế thần (để buộc tội gây ra đám cháy) là 1 giáo phái tôn giáo mới xuất hiện và ít được biết đến, đạo Cơ Đốc. Rất nhiều tín đồ cơ đốc giáo bị bắt giữ, bị ném cho thú dữ trong trường đấu hay bị đóng đinh trên cây thập ác. Nhiều người trong số họ bị đốt cháy đến chết trong đêm, trong khu vườn ngự như những ngọn đèn trước sự chứng kiến của Nero lúc đó trà trộn giữa đám đông người xem. Đó là cuộc hành quyết tàn bạo đến mức mà Nero được lưu danh trong con mắt của nhà thờ cơ đốc như là kẻ thù số 1 của Chúa (nhưng nhiều sử gia cho rằng cuộc hành quyết của Nero là tác phẩm tưởng tượng của nhà thờ cơ đốc để phục vụ mục đích riêng của họ. Josephus (năm 37-100) sử gia nổi tiếng Do Thái gốc La Mã, người chuyên tâm viết về sự khai sinh của Cơ đốc giáo, không hề đề cập đến cuộc hành quyết này trong các tác phẩm của ông dù ông vẫn miêu tả về cuộc đời và tính cách của Nero 1 cách đầy đủ. Các sử gia nói trên cho rằng nếu quả thật có cuộc hành quyết đó thì nó đã phải xuất hiện trong các tác phẩm của Josephus).

Lúc này, quan hệ giữa Nero và viện nguyên lão ngày càng trở nên xấu hơn, lý do chủ yếu là do các cuộc hành hình những người bị Tigellius kết tội căn cứ theo các đạo luật sửa đổi của ông ta. Năm 65, một âm mưu lớn (được biết đến với cái tên Pisonian Conspiracy) do 1 nhóm nghị sĩ đứng đầu là Gaius Calpurnius Piso đứng đầu định ám sát Nero trong đấu trường Maximus. Âm mưu bại lộ và hậu quả là 19 cuộc hành hình và tự sát sau đó. Piso và Seneca là 2 trong số 19 cái chết này. Không bao giờ có việc thiết lập 1 phiên tòa để định tội, tất cả những ai Nero nghi ngờ hay không thích, hoặc ai đó chỉ làm gợi lên chút đố kỵ của những cố vấn đồi bại của ông ta đều bị ép tự sát.

Sau đó, Nero tạm trao quyền điều hành Rome cho Helius để tới Hy Lạp biểu diễn tài năng âm nhạc của mình tại nhà hát Hy Lạp. Ông giành chiến thắng trong cuộc đua xe ngựa tại đại hội Olympic (Nero bị ngã xuống xe trong khi đua nhưng không 1 ai dám vượt lên), thu thập các tác phẩm nghệ thuật và cho đào 1 con sông mới. Lúc này, tình hình ở Rome đã trở nên vô cùng căng thẳng. Các cuộc hành hình vẫn tiếp diễn. Gaius Petronius, quan chức phụ trách liên lạc và là cựu lãnh đạo cơ quan giải trí La Mã cũng bị hành hình năm 66. Ngoài ra còn có vô số các nghị sĩ, quý tộc, tướng lãnh trong đó phải kể đến vụ hành hình Gnaeus Domitius Corbulo (năm 67), vị anh hùng của cuộc chiến tranh Armenia và là tổng chỉ huy quân đội vùng Euphrates (Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, lãnh thổ phía tây 2 con sông lớn hợp thành vùng Mesopotamia). Nạn khan hiếm lương thực tiếp đó làm tình hình càng trở nên khó khăn. Helius lo sợ tình huống xấu, thậm chí đã vượt biển sang Hy Lạp để triệu kiến vị hoàng đế của mình. Tháng 1 năm 68, Nero quay lại Rome nhưng lúc này mọi việc đã trở nên quá muộn.

Tháng 3 năm 68, thống đốc Gallia Lugdunensis (nước Pháp ngày nay) là Gaius Julius Vindex rút lại lời thề trung thành với hoàng đế và xúi giục Galba, thống đốc lãnh thổ phía bắc và phía đông Tây Ban Nha làm phản theo ông ta. Quân đoàn Rhine của La Mã đồn trú tại Đức tiến sang và đánh bại Vintex tại Vesontio (thị trấn lớn nhất Sequani, tỉnh Burgundy cũ của Pháp và 1 phần nước Bỉ ngày nay). Vindex bị ép tự sát. Tuy nhiên, ngay sau đó, quân đoàn Đức này cũng từ chối công nhận quyền lực của Nero. Tiếp theo là tuyên bố chống lại Nero của Clodius Macer, thống đốc Bắc Phi. Galba thì ngồi chờ đợi và gửi thông báo tới viện nguyên lão rằng nếu được chấp nhận ông ta sẵn sàng nắm vị trí lãnh đạo chính phủ. Trong khi đó, Rome hầu như không có hành động thực sự nào nhằm kiểm soát cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Lúc này, Tigellius đang bị ốm nặng và Nero chỉ có thể mơ đến những biện pháp tra tấn quái dị mà ông ta sẽ bắt những kẻ nổi loạn phải chịu đựng khi đánh bại được chúng. Trưởng pháp quan Nymphidius Sabinus thuyết phục binh lính của mình từ bỏ lòng trung thành với Nero. Viện nguyên lão kết tội Nero hình phạt bị đánh đến chết. Khi nghe được tin này, Nero đã chọn cách tự sát với sự giúp đỡ của 1 người thư ký.

Servius Sulpicius Galba

Galba sinh ngày 24/12 năm thứ 3 trước cn trong 1 gia đình quý tộc tại Tarracina (vùng đất nằm giữa 2 con sông Tiber và Liris, gồm cả Latium, cái nôi của nền văn minh La Mã trong nó). Augusts, Caligula và Claudius đều rất yêu quý Galba. Galba thành công trong việc lần lượt nắm giữ các chức vụ quan trọng như thống đốc Aquitania (vùng tây nam nước Pháp ngày nay), trở thành chấp chính quan năm 33, thống chế quân đội tại Đức, thống đốc châu Phi năm 45. Sau đó Galba tự đưa mình trở thành kẻ thù của Agrippina (mẹ Nero). Khi Agrippina trở thành vợ Claudius năm 49, Galba rút lui khỏi vũ đài chính trị rồi trở lại sau khi Agrippina bị Nero giết chết năm 59. Đến năm 60, Galba được trao quyền thống đốc Hispania Tarraconensis (phần lớn lãnh thổ ven biển Địa Trung Hải thuộc Tây Ban Nha, cao nguyên miền Trung cùng với 1 phần ven biển phía Bắc của Tây Ban Nha và 1 phần lãnh thổ Bồ Đào Nha hiện nay, Tarraconensis là 1 trong 3 tỉnh vùng Hispania, bán đảo Iberian của La Mã). Galba là người có kỷ luật sắt với những cách hành xử tàn ác và khét tiếng bần tiện. Ông ta bị hói hoàn toàn và mắc bệnh viêm khớp nặng đến mức không thể đi giày hay thậm chí cầm 1 cuốn sách. Galba còn bị 1 khối u ở bên ngực trái và phải dùng 1 dụng cụ như kiểu nịt ngực của phụ nữ để giữ nó.

Năm 68, Vindex, thống đốc vùng Gallia Lugdunensis (nước Pháp ngày nay) nổi loạn chống lại Nero. Nhưng Vindex không có ý định giành lấy vương miện cho bản thân vì ông ta biết rằng mình không có được sự ủng hộ rộng rãi của quân đội. Vindex đề nghị Glaba nắm chiếc vương miện quyền lực. Galba do dự và Alas, thống đốc Aquitania liên tục đề nghị ông ta giúp đỡ Vindex. Ngày 2/4/68, Galba tiến 1 bước quan trọng tại Carthago Nova (thành phố thương mại ven biển quan trọng nhất trên bán đảo Iberian) và tuyên bố ông ta là người đại diện của nhân dân La Mã. Tuyên bố này không bộc lộ ý định tiến chiếm vương quyền của Nero nhưng đã đặt Galba vào hàng ngũ đồng minh của Vindex. Otho, người chồng bị cắm sừng của Poppaea Sabina và là thống đốc Lusitania (Bồ Đào Nha ngày nay) liên kết với Galba sau đó. Nhưng Otho không có quân đoàn nào và Galba thì chỉ có 1 quân đoàn trong tay. Galba nhanh chóng xây dựng 1 quân đoàn mới tại Tây Ban Nha. Tháng 5 năm 68, khi Vindex bị quân đoàn Rhine đánh bại, Glaba tuyệt vọng lùi sâu hơn vào đất Tây Ban Nha. Không nghi ngờ gì nữa, ông ta đã nhìn thấy dấu chấm hết sự nghiệp của mình vào lúc đó.

Bất ngờ thay, tin tức đến với Glaba hoảng 2 tuần sau đó là Nero đã chết và Galba được viện nguyên lão trao quyền lực hoàng đế (8/6/68). Động thái này có được là do sự ủng hộ của các pháp quan. Việc Galba giành được quyền lực được lưu ý ở 2 điểm. Thứ nhất, nó đánh dấu sự chấm dứt của cái gọi là vương triều Julio-Claudian. Thứ hai, nó chứng minh 1 điều rằng để giành được danh hiệu hoàng đế không nhất thiết cứ phải ở Rome. Galba tiến vào Gaul cùng với 1 phần quân đội của mình và nhận sự ủy nhiệm đầu tiên từ viện nguyên lão. Trong mùa thu, Galba đánh bại Clodius Macer, người đã chống lại Nero tại Bắc Phi và dường như muốn chiếc ngai vàng cho bản thân ông ta.

Nhưng ngay khi Glaba còn chưa về đến Rome, tình thế đã bắt đầu có những biến chuyển bất lợi. Xem xét việc trưởng pháp quan Sabinus hứa hẹn mua chuộc các sĩ quan của ông ta phản bội Nero trước đó, Galba cho rằng cái giá phải trả là quá cao. Và thay vì tôn trọng lời hứa của Sabinus với các pháp quan, Galba cách chức Sabinus và cho Cornelius, 1 người bạn của ông ta thay thế. Cuộc nổi loạn của Sabinus chống lại quyết định này nhanh chóng bị dập tắt và Sabinus bị giết chết. Sự việc này không làm cho các pháp quan yêu mến vị hoàng đế mới mà chỉ làm cho họ chán ghét ông ta. Các chức vụ trong văn phòng pháp quan hầu hết được thay thế bởi những người được Galba yêu thích và sau đó là tuyên bố rằng phần thưởng được Sabinus hứa hẹn không phải sẽ bị giảm đi mà đơn giản là sẽ không có gì cả. Không chỉ có các pháp quan mà cả các quân đoàn lính thường trực cũng sẽ không nhận được bất cứ 1 khoản tiền thưởng nào nhân dịp vị hoàng đế mới tiếp quyền. Galba tuyên bố: ?oTa tuyển mộ binh lính chứ không mua chúng?.

Sau đó Galba còn tiếp tục cho thấy những ví dụ kinh khủng về sự bần tiện. 1 ủy ban được chỉ định với nhiệm vụ thu lại các món quà mà Nero đã ban thưởng cho rất nhiều nhân vật lãnh đạo của Rome. Yêu cầu của Galba là ít nhất phải thu lại được 90% số tiền 2.2 tỉ xettec (tiền La Mã) Nero đã ban phát. Điều này trái ngược hoàn toàn với sự tham nhũng công khai của các quan chức do Galba chỉ định. Hàng loạt cá nhân tham lam và đồi bại trong chính phủ mới của Galba đã nhanh chóng tiêu diệt những thiện ý có thể còn tồn tại trong viện nguyên lão hay giới quân đội đối với ông ta. Kẻ đồi bại nhất trong số này là Icelus, quan chức xuất xứ từ tầng lớp nô lệ được giải phóng. Icelus không chỉ được cho là người tình (đồng tính) của Galba mà còn được cho là đã biển thủ trong 7 tháng nắm quyền 1 số tiền lớn hơn tổng số tiền do các quan chức của Nero biển thủ trong vòng 13 năm.

Với chính phủ thối nát này ở Rome, chẳng bao lâu sau, quân đội lại nổi loạn chống lại Galba. Ngày 1/1/69, thống chế quân đội La Mã vùng thượng Đức, Hordeonius Flaccus, yêu cầu quân đội của mình lặp lại lời tuyên thệ trung thành với Galba nhưng 2 quân đoàn đóng tại Moguntiacum từ chối thực hiện yêu cầu này. Thay vào đó, 2 quân đoàn này thề trung thành với viện nguyên lão và nhân dân La Mã và yêu cầu 1 vị hoàng đế mới. Ngày hôm sau, quân đội vùng hạ Đức liên kết với lực lượng nổi loạn và tôn vị chỉ huy của họ, Aulus Vitellius làm hoàng đế. Galba cố gắng tạo ra hình ảnh 1 vương triều ổn định bằng cách nhận Lucius Calpurnius Piso Licinianus (lúc đó 30 tuổi) làm con nuôi và người thừa kế. Tuy nhiên, sự lựa chọn này lại làm Otho, 1 trong những người đầu tiên ủng hộ Galba bất mãn. Otho, không nghi ngờ gì cũng muốn bản thân mình có được quyền thừa kế. Không chấp nhận sự lựa chọn này, Otho âm mưu cùng với các pháp quan chống lại Galba.

Ngày 15/1/69, 1 nhóm rất đông các pháp quan giết chết Galba và Piso tại tòa án La Mã và đưa Otho lên ngôi vị hoàng đế.

Marcus Salvius Otho (32-69)

Marcus Salvius Otho sinh ngày 28/4 năm 32 sau CN tại Ferentium, miền nam Etruria. Gia đình Otho không thuộc tầng lớp quý tộc cũ, nhưng giành được quyền lực chính trị nhờ vào sự thân tín với các Hoàng đế. Ông nội Otho, nhờ vào Augustus, từ một người lính kỵ binh trở thành thành viên của Viện Nguyên lão. Trong khi đó, bố của ông nhận được tước hiệu quý tộc từ Claudius.

Otho là bạn, là người tình của Nero cho đến tận năm 58. Mối quan hệ của hai người đổ vỡ vì người vợ của Otho, Poppaea Sabina. Otho ly dị vợ và bị cử đi làm thống đốc Lusitania, và khi ấy Nero tự do cưới Poppaea Sabina. Hệ quả tất yếu là khi Galba nổi lên chống lại Nero 10 năm sau đó, Otho là người đầu tiên tuyên bố ủng hộ Galba.

Otho chiếm được cảm tình rất lớn của các binh sĩ trong quân đội nhờ đồng cam cộng khổ trong hành trình trở về Rome, và sau đó nổi tiếng khắp Rome vì những cử chỉ hào hiệp với đám vệ sĩ của Hoàng đế.

Tất nhiên khi ấy Otho được coi là người sẽ kế vị Galba. Otho hoàn toàn tin tưởng, bởi thực tế ông là người góp công lớn nhất đưa Galba lên ngôi Hoàng đế. Vì thế, Otho vô cùng tức giận khi người được Galba chọn thừa kế lại là Piso Licinianus. Otho ngay lập tức thực hiện kế hoạch giành lấy vương miện. Và thật chẳng khó khăn gì cho Otho, không chỉ vì ông có uy tín lớn trong quân đội, mà bởi thực tế quân đội đã vô cùng căm ghét Galba.

Ngày 15/1 năm 69, một toán cận vệ sát hại Galba và tôn Otho lên làm Hoàng đế. Trước tình thế đó, Viện Nguyên lão không còn cách nào khác là công nhận tước vị Hoàng đế cho Otho. Mặc dù vậy, các thành viên của Viện Nguyên lão vẫn nhìn Otho với con mắt nghi ngờ bởi cách mà ông nắm lấy quyền lực, và đặc biệt bởi Otho là bạn cũ của Nero. Tuy thế, họ vẫn trao cho Otho đủ quyền lực như các vị Hoàng đế trước đây. 
Tất cả các vùng đều ủng hộ Otho. Trên các phiến đá trong đền thờ ở Ai Cập mô tả Otho như là một vị Pharaon.

Vào lúc này, để lôi kéo sự ủng hộ của những người trung thành với Nero còn sót lại, Otho đã cho dựng lại tượng Nero. Otho thậm chí còn phục hồi lại chức tước cho một số người.
Dù có quyền hành của một Hoàng đế, Otho hoàn toàn không muốn sự nổi danh của mình đi xa hơn vị trí mà trước đây ông đã đạt được?” một thống đốc. Bởi vậy, triều đại Otho được biết đến như là một triều đại kỳ lạ trong lịch sử La mã. Sử gia Tacitus ghi nhận ?oTrái ngược với suy nghĩ của mọi người, Otho không đắm chìm trong cuộc sống xa hoa và quyền lực giành được. Ông từ chối mọi sự xa hoa, tránh phung phí, và quyết tâm dành toàn bộ cuộc đời để thực thi nhiệm vụ của một Hoàng đế?

Otho là một người đàn ông nhỏ bé, chân vòng kiềng, và có hai bàn chân bành ra hai bên. Ông thường xuyên đội tóc giả để che đi cái đầu hói của mình, và mái tóc giả tỏ ra hiệu quả đến nỗi chẳng mấy ai nghi ngờ.

Nhưng trong quá trình tranh giành vương miện, Otho đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng: Dù nổi danh trong đám cận vệ và được sự ủng hộ của một số tướng lĩnh đã cùng ông chiến đấu trên con đường trở về Rome, ông có quá ít mối liên hệ với quân đội. Khi còn là Thống đốc Lusitania, Otho ít nhất cũng có trong tay 1 quân đoàn. Bởi vậy, Otho là vị Hoàng đế có ít sự ủng hộ nhất của quân đội so với những người tiền nhiệm.

Điều này khiến Otho hầu như không thể kiểm soát được mức độ trung thành của quân đội. Otho chỉ nhận thấy sai lầm này khi Vitellius, thống đốc Germany, nổi lên chống lại mình. Các xứ Gaul và Spain ngay lập tức tuyên bố ủng hộ Vitellius.

Otho muốn tránh một cuộc nội chiến bằng cách đề nghị chia sẻ quyền lực với Vitellius và kết làm đồng minh. Otho thậm chí còn cầu hôn con gái của Vitellius. Vitellius không chấp thuận cả hai đề nghị của Otho và vào tháng 3, các quân đoàn của Vitellius lên đường tiến về Rome.

Trước hành động của Vitellius, Otho đã chọn một chiến thuật đơn giản: lui về phía Bắc Italy để làm chậm bước tiến của Vitellius. Các quân đoàn Danubian tuyên bố ủng hộ Otho và ưu thế về mặt quân sự nghiêng về phe Hoàng đế. Tuy vậy, các quân đoàn Danube ở quá xa và Otho muốn họ tiến về Rome. Otho hiểu rằng với một đội quân đến từ xa như của Vitellius, làm chậm bước tiến của họ đồng nghĩa với chiến thắng.

Hai tướng của Vitellius là Valens và Caecina hiểu ngay rằng thời gian đang ủng hộ Otho. Họ quyết định phải mở cuộc tấn công trực diện vào quân đội của Otho trước khi các quân đoàn Danube kịp can thiệp. Quân đội của Vitellius dựng một cây cầu vượt qua sông Po vào đất Italy. Otho đứng trước hai lựa chọn: hoặc lùi sâu về đất Italy, tuy tránh được cuộc tấn công trước mắt của Vitellius nhưng lại càng cách xa các quân đoàn Danube; hoặc chiến đấu với Vitellius và chờ tiếp viện. Otho lựa chọn chiến đấu. Và đội quân của ông thất bại hoàn toàn tại Cremona ngày 14/4 năm 69.

Khi tin thất trận đến với Otho một ngày sau đó, Otho hiểu rằng mình đã thất bại. Ông khuyên gia đình và bạn bè tìm đường thoát thân, còn mình thì tự vẫn một ngày sau đó, 16/4 năm 69. Cái chết của Otho khiến cho La Mã tránh được một cuộc nội chiến. Mặc dù có nhiều tranh cãi về cách Otho nắm quyền lực, nhưng rất nhiều người La Mã cảm phục cái chết của ông. Họ tin rằng Otho đã chọn cho mình một kết thúc nhẹ nhàng, không gây đổ máu cho Đế chế La Mã. Nhiều binh lính của Otho nhảy vào giàn hỏa thiêu để chết cùng vị Hoàng đế của họ.

Otho chỉ tại vị có 3 tháng nhưng đã tỏ rõ sự sáng suốt và tài giỏi mà ít ai ngờ được.

Aulus Vitellius (15-69)

Vitellius sinh năm 15, cha là Lucius Vitellius từng 3 lần đứng đầu các quan chấp chính. Bản thân Vitellius trở thành quan chấp chính năm 48 & đến khoảng năm 61, 62 là thống đốc Châu Phi. Vitellius là người được giáo dục & có kiến thức về các hoạt động của chính phủ nhưng ít kinh nghiệm chiến tranh. Bởi vậy, việc ông ta được Galba cử làm thống chế quân đội vùng Hạ Đức đã khiến hầu hết mọi người ngạc nhiên. Khi Vitellius tiếp quản đội quân này tháng 11 năm 68, binh lính đã đang xem xét việc nổi loạn chống lại vị hoàng đế đáng ghét Galba. Thực tế là, quân đội Đức vẫn giận dữ về việc Galba từ chối phần thưởng dành cho vai trò của họ trong việc loại trừ Julius Vindex, thống đốc vùng Gallia Lugdunesis (nước Pháp ngày nay, người cũng nổi loạn chống lại Galba và bị quân đoàn Rhine Đức đánh bại tháng 5/68). Ngày 2/1/69, biết rằng quân đoàn Thượng Đức đã từ chối tuyên thệ trung thành với Galba, quân đoàn Hạ Đức theo gương vị chỉ huy của họ là Fabius Valens tôn Vitellius làm Hoàng Đế.

Sau đó họ tiến về Rome nhưng không do Vitellius thân chinh vì ông ta không có kiến thức về chiến tranh mà do 2 viên tướng của ông ta là Caecina và Valens. Khi đã tiến được 150km về phía Rome, họ nhận được tin Galba đã bị giết và vương miện hiện do Otho nắm giữ. Nhưng họ vẫn tiếp tục tiến. Họ vượt dãy Alps trong tháng 3 và đối diện với quân đội của Otho gần Cremona (Bedriacum, phía bắc Italy) dọc bờ sông Pô. Với việc có được sự ủng hộ của các quân đoàn Danube, Otho có lợi thế hơn hẳn về mặt lực lượng nếu lực lượng này tiến vào Italy. Còn tại Cremona, Vitellius là người chiếm ưu thế. Caecina và Valens hiểu rõ rằng nếu họ để quân Otho kìm chân tại đây, họ sẽ là kẻ chiến bại trong cuộc chiến này. Và họ đã nghĩ ra 1 cách để buộc Vitellius phải tham chiến. Họ cho xây dựng 1 cây cầu bắc qua sông Pô nối họ với Italy. Otho không còn cách nào hơn là phải tham chiến & quân đội của ông ta bị đánh bại triệt để tại Cremona ngày 14 tháng 4 năm 69. Otho bị ép tự tử 2 ngày sau đó.

Vị hoàng đế mới và đoàn tùy tùng tiến vào Rome cuối tháng 6 năm 69. Hòa bình được vãn hồi, chỉ có 1 vài vụ hành hình và bắt bớ. Vitellius cho rất nhiều quan chức của Otho tại vị, thậm chí còn ân xá cho anh trai Otho là Salvius Titianus, nhân vật lãnh đạo hàng đầu trong chính phủ Otho trước đó. Những sứ giả đến cùng với những thông điệp bày tỏ lòng trung thành của những kẻ thù ở phía Đông. Đội quân đã chống lại Vitellius tại Cremona dường như cũng đã chấp nhận luật lệ mới. Vitellius tưởng thưởng quân đoàn Đức của ông ta bằng cách đặt các văn phòng pháp quan cũng như các đội quân trong thành phố dưới quyền của họ. Đây được xem là 1 hành động quá đáng nhưng thực sự Vitellius có rất ít lựa chọn ngoài việc cố gắng làm hài lòng những người ủng hộ mình.

Sự cung phụng đồng minh này chưa phải là yếu tố khiến cho Vitellius không được thần dân của mình ưa chuộng. Dù đã để Otho chết trong danh dự, nhưng những lời bình phẩm của Vitellius khi tới thăm chiến trường Cremona (nơi mà thi thể các binh sĩ vẫn bị vứt bừa bãi) đã khiến dân chúng bất bình. Thêm vào đó là các bữa tiệc, thói quen giải trí, & sự đam mê đánh cược trong những cuộc đua càng làm cho dân chúng khó chịu. Hơn thế nữa, sau khi được trao vị trí trưởng tế, Vitellius cho tổ chức 1 nghi lễ trong ngày mà theo truyền thống La Mã là 1 ngày bất hạnh. Dù những dấu hiệu lúc ban đầu nắm quyền lực cho thấy Vitellius có lẽ là 1 người ưa chuộng hòa bình nhưng những việc làm khác thường của ông ta đã khiến mọi sự thay đổi 1 cách nhanh chóng.

Khoảng giữa tháng 7, tin tức đến từ phía Đông cho thấy các quân đoàn ở đây đã từ chối quyền lực của Vitellius. Ngày 1 tháng 7 họ dựng nên 1 vị hoàng đế khác ở Palestine, Titus Flavius Vespasianus, 1 chiến tướng dày dạn kinh nghiệm, người được ủng hộ rộng rãi trong giới quân đội. Kế hoạch của Vespanian là giữ vững Ai Cập trong khi đồng sự của ông là Mucianus, thống đốc Syria dẫn đầu đạo quân xâm lượng Italy. Nhưng mọi việc diễn biến nhanh hơn dự tính của cả Vitellius và Vespanian. Antonius Primus, chỉ huy quân đoàn số 6 tại Pannonia (phần lãnh thổ thuộc Áo, Croatia, Hungary, Serbia & Mongtenegro, Slovenia, Slovakia & Bosnia ngày nay, có sông Danube là biên giới phía Bắc & phía Đông, phía Tây giáp với Italy) cùng với Cornelius Fuscus, đại diện của La Mã tại Illyricum (1 tỉnh của La Mã trải dài từ sông Drin ở Albania lên phía Bắc giáp với Slovenia & Croatia & lên phía Đông giáp với Bosnia & Croatia) tuyên bố trung thành với Vespanian & đưa các quân đoàn Danube tấn công Italy. Đạo quân Danube này bao gồm 5 quân đoàn có quân số tổng cộng khoảng 30000 chỉ bằng 1 nửa so với số quân của Vitellius có tại Italy. Nhưng Vitellius không thể trông chờ vào các tướng lãnh của mình. Valens bị ốm, còn Caecina, trong nỗ lực liên minh với tư lệnh hạm đội tại Ravenna, đang đổi lòng trung thành của ông ta dành cho Vitellius sang Vespasian (nhưng binh lính của Caecina không tuân theo lệnh của ông ta mà thậm chí còn bắt giữ chỉ huy của mình). Các quân đoàn của Primus & Fuscus và Vitellius lại gặp nhau tại Cremona, nơi mà trận đánh quyết định chiệc vương miện của Vitellius đã diễn ra trước đó khoảng 6 tháng. Trận đánh bắt đầu ngày 24/10/69 & chấm dứt 1 ngày sau đó với thất bại hoàn toàn thuộc về Vitellius. Binh đoàn Primus & Fuscus cướp phá & thiêu hủy Cremona trong 4 ngày tiếp theo. Valens, khi sức khỏe có chút phục hồi, đã cố gắng đưa đạo quân của ông ta từ Gaul tới cứu viện vị hoàng đế của mình nhưng không thành công. Vitellius thực hiện thêm 1 nỗ lực yếu ớt nhằm chặn đường tiến của Primus & Fuscus qua dãy Appenine nhưng đội quân mà ông ta gửi đi lại đầu hàng kẻ địch tại Narmia ngày 17/12/69 mà không cần bất kỳ trận đánh nào.

Nhận thức rõ tình thế, Vitellius xoay sở để thoái vị chỉ với 1 hy vọng bảo toàn được mạng sống của mình và gia đình. Nhưng những người ủng hộ ông ta lại từ chối chấp nhận điều này và buộc Vitellius phải quay lại cung điện Hoàng Đế. Lúc này, Titus Flavius Sabinus, anh trai Vespasian, người đang giữ chức quận trưởng của Rome, sau khi biết cố gắng thoái vị của Vitellius, đã cùng 1 vài người bạn giành lấy quyền kiểm soát thành phố. Họ bị lực lượng cận vệ của Vitellius tấn công & chạy trốn đến đền thờ thần Jupiter, biểu tượng lớn nhất của La Mã. Flavius Sabinus & những người ủng hộ bị kéo đến trước mặt Vitellius & bị xử ngay tại đây. Ngày 20/12/69, chỉ 2 ngày sau sự kiện này, quân Primus & Fuscus mở được đường vào trong thành phố. Vitellius được đưa đến nhà của vợ ở Aventine và từ đây định chạy chốn tới Campania (địa danh nằm phía trước vịnh Naples & Salerno với những bãi biển đẹp nhất Italy & những hòn đảo lộng lẫy như Capri, Ischia, Procida).

Nhưng ngạc nhiên thay, tại thời điểm quyết định, Vitellius lại thay đổi ý định của mình và quay trở lại cung điện. Lúc này tất cả mọi người đều đã chạy trốn khỏi tòa nhà này để tránh đội quân hiếu chiến đang tràn tới. Hoàn toàn đơn độc trong lâu đài, Vitellius quấn 1 đai tiền quanh thắt lưng, tự mình cải trang bằng những bộ quần áo bẩn thỉu rồi trốn trong căn nhà dành cho những người gác cửa sau khi đã chất đầy đồ đạc để chặn cửa. Nhưng điều này không có tác dụng đối với binh lính của các quân đoàn Danube. Họ phá cửa và lôi Vitellius ra khỏi cung điện, kéo lê ông ta qua các đường phố Rome. Gần như trần truồng, Vitellius bị kéo đến quảng trường, bị tra tấn, sau đó bị giết chết và ném xuống sông Tiber.

Titus Flavius Sabinus Vespasianus (9-79)

Vespasianus sinh năm thứ 9 tại Reate phía bắc Rome. Cha là 1 nhân viên thu thuế còn mẹ xuất thân trong 1 gia đình thuộc giai cấp thấp có 1 người anh trai tham gia chính trường & xoay sở trở thành nghị sĩ. 2 anh em Vespasianus theo gương người cậu và đều trở thành nghị sĩ. Năm 39, Vespasian cưới Flavia Domitilla, 1 người không thuần chủng La Mã & là 1 cô giáo trong 1 gia đình La Mã ở Tripolitania. Đây không phải là cuộc hôn nhân tốt cho 1 người đàn ông đang tìm kiếm những tham vọng cao vợi. Dường như cuộc hôn nhân của họ thực sự là vì tình yêu. Họ có với nhau 3 đứa con & dù Flavia chết rất lâu trước khi Vespasian trở thành Hoàng Đế nhưng Vespasian vẫn luôn nhớ đến bà với tình yêu vô bờ bến khi đã đứng trên đỉnh quyền lực.

Dưới thời Tiberius, Vespasian là tướng chỉ huy quân đội tại Thrace (vùng đất phía Đông Nam Châu Âu bao gồm Nam Bulgaria, Đông Bắc Hy Lạp & phần đất Châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ) & sau đó đảm đương vị trí pháp quan tại Crete & Cyrene (Crete là hòn đảo lớn nhất Hy Lạp & lớn thứ năm trên Địa Trung Hải, Cyrene là 1 thành phố cổ đại ở Bắc Phi thuộc Lybia ngày nay). Năm 40, Vespasian được phong làm pháp quan dưới triều Caligula. Đến thời Claudius, Vespasian được sự bảo trợ của vị bộ trưởng đầy quyền lực trong chính phủ là Narcissus. Trong cuộc chinh phục vương quốc Anh từ năm 43 đến 47, Vespasian chỉ huy quân đoàn Augusta số II và nổi bật với các chiến tích giành được ở phía Nam & Tây Nam nước Anh. Đặc biệt, Vespasian nổi bật với việc sử dụng pháo binh rất hiệu quả khi đột kích các vị trí phòng thủ hạng nặng được gia cố bằng các công sự đào trong đất khi tiến chiếm Isle of Wight, hòn đảo phía nam Southampton. Những thành công này đưa Vespasian đến vị trí quan chấp chính vào năm 51 và đến năm 63, ông trở thành thống đốc Châu Phi. Cách điều hành của Vespasian giành được rất nhiều sự tán dương chủ yếu vì ông không theo cách cai trị thông thường các thuộc địa bằng cách tận thu làm tài sản riêng. Ngược lại, Vespasian còn phải chịu đựng các khó khăn tài chính & chỉ có thể tránh được phá sản với sự giúp đỡ của người anh trai là Sabinus.

Năm 66, lúc đang là 1 thành viên trong đoàn tùy tùng của Nero tại Hy Lạp, Vespasian đã phạm 1 sai lầm trí mạng là hoặc đã đi ra ngoài hoặc đã gục xuống ngủ trong 1 show diễn của Nero. Sự sủng ái biến mất & Vespasian chạy trốn tới các thị trấn xa xôi, ẩn tránh trong sự sợ hãi. Nhưng đến năm 67, Nero lại cử Vespasian cai trị 1 tỉnh & nắm quyền chỉ huy 3 quân đoàn. Nguyên nhân là cuộc nổi loạn của người Do Thái năm 67 khiến Nero cần đến 1 viên tướng có khả năng hất quân nổi loạn ra khỏi những thành phố được bao quanh bởi tường thành & công sự kiên cố và người ta đã nhắc nhở vị Hoàng Đế về những chiến công của Vespasian trong chiến dịch quân sự tại nước Anh năm nào. Vậy là năm 58 tuổi, Vespasian đưa quân tiến về Judaea (Israel & Palestine ngày nay), thân chinh cuộc chinh phục thành phố Jotapata ở phía Bắc & bắt đầu chuẩn bị cho cuộc công phạt Jerusalem.

Khi nghe tin Nero chết, Vespasian chính thức công nhận sự đăng quang của Galba. Và khi tin tức về cái chết của Galba đến đầu năm 69, Vespasian lập tức xem xét việc nổi loạn. Ông có sự ủng hộ của thống đốc Syria là Gaius Licinius Mucianus. Trước đó, 2 người không hòa thuận với nhau chủ yếu là do Mucianus không hài lòng với quyền lực quân sự được Nero trao cho Vespasian lớn hơn vị trí thống đốc của ông ta. Nhưng lúc này, cả hai cần liên minh để vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị sau cái chết của 2 vị Hoàng Đế. Sau khi Otho tự sát tháng 4 năm 69, Vespasian & Mucianus đã lên các kế hoạch hành động. Họ đều công nhận việc Vitellius nắm quyền nhưng trong khi đó vẫn âm thầm tranh thủ sự ủng hộ của Tiberius Julius Alexander, trưởng quan tại Ai Cập. Mucianus không có con trai nối dõi, Alexander thì thuộc về tầng lớp dưới & xuất thân là người Do Thái, do đó không thể trở thành Hoàng Đế. Trong khi đó, Vespasian có 2 con trai là Titus và Domitian, lại thuộc tầng lớp nghị sĩ và đã từng nắm quyền nhiếp chính. Bởi vậy cả 3 đồng ý rằng Vespasian sẽ là ứng cử viên cho chiếc vương miện.

Ngày 1/7/69, Alexander chỉ huy các quân đoàn tại Ai Cập tuyên thệ trung thành với Vespasian. Trong vòng 2 tuần tiếp theo, các đạo quân tại Judaea & Syria tuyên bố điều tương tự. Kế hoạch là Mucianus sẽ chỉ huy khoảng 20000 quân tiến vào Italy trong khi Vespasian tiếp tục ở lại giữ phía Đông, nơi mà ông ta có thể kiểm soát toàn bộ nguồn cung cấp ngũ cốc quan trọng từ Ai Cập cho Rome. Nhưng đến cuối tháng 8, các quân đoàn Danube cũng lại tuyên thệ ủng hộ Vespasian. Antonius Primus, chỉ huy quân đoàn số 6 tại Pannonia & Cornelius Fuscus, trưởng quan tại Illyricum tự đưa 30000 quân Danube vào Italy đánh bại quân Vitellius tại Cremona ngày 24/10/69. Ngày 17/12/69, thêm 1 đạo quân của Vitellius đầu hàng tại Narnia mở đường cho quân Danube tiến vào Rome (xem bài trước). Ngày 20/12/69, Vitellius bị giết chết. 1 ngày sau đó, viện nguyên lão xác nhận Vespasian là Hoàng Đế. Mucianus đến Rome ngay sau đó & cùng với con trai thứ của Vespasian là Domitian (người có mặt ở Rome trong suốt cuộc khủng hoảng) điều hành chính phủ trong khi chờ đợi vị Hoàng Đế mới của La Mã.

Vespasian có mặt ở Rome vào tháng 10 năm 70, để lại cho con trai cả Titus nhiệm vụ đánh chiếm Jerusalem. Lúc này, Vespasian đã 61 tuổi nhưng vẫn khỏe và năng động. Không lâu sau đó, Titus chấm dứt cuộc nổi loạn của người Do Thái ở Palestine (dù cuộc bao vây Masada còn tiếp tục cho tới năm 73) và ở phía Bắc, Cerealis đánh bại cuộc nổi dậy của người Gallo-German tại Augusta Trevivorum (thành phố cổ đại ở Đức). Thực tế là Vespasian, một chiến tướng lại là người đã mang đến hòa bình cho đế chế. Không những vậy, Vespasian còn có sự hiểu biết và khả năng duy trì hoà bình. Dù Jerusalem bị phá hủy và sự trả thù dành cho người Do Thái đã được thực hiện nghiêm khắc quá mức cần thiết, và các biện pháp hạn chế được áp đặt đối với 1 số hành động của họ nhưng người Do Thái đã không còn bị bắt buộc phải theo ý thức hệ Caesar. Quan hệ của Vespasian với Viện nguyên lão là 1 quan hệ phức hợp. Ông tham dự các cuộc họp của viện nguyên lão & tham vấn các nghị sĩ 1 cách cẩn trọng. Nhưng ngày mà Vespasian chọn để đánh dấu ngày nhậm chức không phải là 21/12/69, ngày mà Viện nguyên lão công nhận ông mà lại là 1/7/69, khi ông được tôn xưng bởi quân đội của mình. Tóm lại, Vespasian kính trọng viện nguyên lão vì tính truyền thống cổ xưa và phẩm cách của nó nhưng ông tỏ rõ 1 điều là ông biết quyền lực thực sự nằm trong tay quân đội. Khi Titus trở về Rome từ Palestine năm 71, Vespasian chính thức đưa con trai mình trở thành trợ lý trong chính phủ của ông, trao cho Titus danh hiệu Caesar và giữ trách nhiệm chỉ huy lực lượng cận vệ. Đây là 1 hành động sáng suốt khi xem xét đến vai trò quan trọng của các pháp quan trong việc dựng nên hay xô đổ các vị hoàng đế trước đó.

Năm 71, Vespasian đặt ra chức giáo sư ăn lương công chức đầu tiên khi cử Quintilian (40-118) làm người đứng đầu ngành văn học & nghệ thuật hùng biện. Ông miễn thuế cho tất cả các giáo sư và thầy giáo về ngữ pháp & nghệ thuật hùng biện. Một tầng lớp giáo sư mới đã ra đời để phục vụ xã hội, phần lớn xuất thân từ cộng đồng thương gia. Với việc đế chế bị tàn phá vì nội chiến, Vespasian cần phải tăng thuế lên rất nhiều để đáp ứng chi phí khổng lồ của quốc gia. Biện pháp này khiến ông phải chịu 1 tiếng xấu không đáng có về tính bần tiện & sự tham lam dù Vespasian luôn thực hiện như 1 tấm gương & thực tế sống 1 cuộc đời cách biệt với xa xỉ & phung phí để tránh thêm cho thần dân gánh nặng từ chi phí dành cho cung điện của ông. Vespasian dường như không bao giờ có ý định về 1 cuộc sống xa hoa. Ông là 1 người lãnh đạo thiên tài và không biết mệt mỏi, với 1 khả năng đặc biệt mà những người tiền nhiệm thường không có là chọn đúng người cho các vị trí. Thói quen hàng ngày của Vespasian là dậy sớm, thậm chí khi trời còn tối, đọc thư từ & các báo cáo, giải quyết bất kỳ công việc nào cần thiết và đua 1 vòng trên xe ngựa. Rồi lên giường với 1 trong rất nhiều các ái thiếp trong cung. Nó làm ông có được trạng thái tâm lý tốt nhất sau đó & đó là lúc mà các viên chức trong chính phủ có thể gặp ông với bất cứ yêu cầu hay vấn đề cần giải quyết nào. Vespasian được ghi nhận là người hòa nhã và công bằng. Có thể lấy ví dụ, ông đã tìm 1 người chồng phù hợp cho con gái Vitellius và thậm chí còn lo cho bà này của hồi môn.

Trong thời gian đầu, Mucianus là trợ thủ & cố vấn quan trọng nhất của Vespasian. Đến năm 76 khi Mucianus chết, Vespasian bắt đầu trông cậy ngày càng nhiều vào con trai trưởng là Titus. Tất cả đều hiểu rõ rằng Titus sẽ thừa kế chiếc ngai vàng của cha. Kế hoạch truyền ngôi này đã dẫn đến một số hành động chống đối, đặc biệt là từ phía các nghị sĩ vẫn phản đối việc áp dụng chế độ cha truyền con nối cho chiếc vương miện hoàng đế. Nguyên nhân của những chống đối này bắt nguồn từ việc tập tục cha truyền con nối trong thời vương triều Julio-Claudians đã là 1 thảm họa của đế chế. Âm mưu nguy hiểm nhất nhằm chấm dứt cuộc sống của Vespasian do 2 nghị sĩ đầy tài năng là Eprius Marcellus và Caecina Alienus lãnh đạo bị bại lộ năm 79. Titus phản ứng 1 cách nhanh chóng và cả 2 nghị sĩ nói trên đều chết.

Không lâu sau đó, Vespasian ốm và lui về ở trong ngôi nhà nghỉ mùa hè tại Aquae Cutiliae, một suối nước khoáng trong dãy núi Sabine và chết tại đây ngày 24/6/79. Vespasian chết vì lý do tự nhiên và theo sử gia Suetonius, với phẩm giá cao quý. Trước lúc lâm chung, sự hài ước của ông còn được thể hiện bằng câu nói đùa: ?~Vae, Puto Deus Fio?T (Wow, Ta nghĩ ta đang trở thành 1 vị thần?

Titus Flavius Sabinus Vespasianus (AD40-81)

Titus thời còn trẻ là 1 người nguy hiểm giống như Nero. Có sức hấp dẫn, kiến thức rộng, tàn nhẫn, hoang phí, và đam mê dục tính. Titus thấp, bụng phệ, vẻ ngoài toát ra uy quyền, có sức mạnh đặc biệt, cách xử sự thân thiện, có trí nhớ phi thường, và là 1 tay đua xe ngựa & 1 chiến binh siêu hạng. Ông còn có thể hát, chơi đàn hạc và sáng tác âm nhạc. Triều đại của Titus ngắn ngủi nhưng ông cũng đã sống đủ lâu để chứng tỏ 1 số khả năng thiên tài (dưới sự hướng dẫn của cha mình) trong việc điều hành chính phủ, dù vậy chưa có đủ thời gian để có thể đưa ra một nhận xét rằng ông đã có thể là 1 vị hoàng đế hiệu quả như thế nào.

Mùa hè năm 69, Vespasian tiến về Rome để tiếp nhận ngai vàng, Titus ở lại Judaea chỉ huy chiến dịch quân sự chống lại người Do Thái. Đến năm 70, Jerusalem thất thủ. Titus đã dành cho những người Do Thái chiến bại sự tàn bạo bỉ ổi. Hành động khét tiếng nhất của Titus là cho hủy diệt ngôi Đền thiêng (Great Temple) của người Do Thái (phần còn lại cho đến ngày nay của ngôi đền này chỉ là 1 mãnh tường nhỏ may mắn tồn tại qua cơn giận dữ của Titus, nó được gọi là ?oWailing Wall?, là nơi thiêng liêng nhất của những tín đồ Do Thái giáo. Chiến công của Titus mang đến cho ông rất nhiều lời ngợi khen & sự kính trọng ở Rome cũng như trong giới quân đội. Cổng vòm lớn được xây dựng tại Rome lúc đó để mừng chiến thắng của Titus trước người Do Thái vẫn còn đến ngày nay. Sự hân hoan sau chiến thắng của Titus thậm chí đưa đến những nghi ngờ rằng có thể ông sẽ phản bội lại cha mình. Nhưng lòng trung thành của Titus dành cho cha mình không biến đổi. Titus biết mình sẽ là người thừa kế của Vespasian, và ông đủ hiểu biết để chờ đợi đến thời điểm của mình. Thêm vào đó, Titus hoàn toàn có thể trông đợi vào Vespasian trong việc chuyển giao quyền lực cho ông với lời tuyên bố của Vespasian: ?ohoặc là con trai tôi sẽ là người thừa kế hoặc sẽ không là ai cả?.

Ngay từ năm 70, khi vẫn đang ở phía Đông, Titus đã được tham gia chấp chính cùng cha mình. Năm 71, Titus được trao quyền quan hộ dân và đến năm 73 ông trở thành trưởng pháp quan. Đây đều là sự chuẩn bị của Vespasian cho sự kế vị của con trai mình. Trong suốt thời gian này, Titus là cánh tay phải của Vespasian. Titus kiểm soát mọi công việc thường ngày của liên bang, soạn thảo thư từ, thậm chí thay cha mình phát biểu tại Viện nguyên lão. Với cương vị trưởng pháp quan, Titus cũng thay cha mình thực hiện các động thái chính trị bẩn thỉu là loại bỏ những đối thủ chính trị bằng những biện pháp đáng ngờ. Vai trò này khiến Titus không được nhiều người mến mộ. Sự kiện đe doạ nghiêm trọng việc kế vị của Titus là mối quan hệ của ông với nàng công chúa Do Thái Berenice, con gái (hoặc chị em gái) của vua Do Thái Herod Agrippa II. Berenice nhiều hơn Titus 10 tuổi, xinh đẹp và có mối quan hệ quyền lực tại Rome. Titus triệu Berenice tới Rome năm 75, lúc này Titus đã ly dị người vợ thứ hai là Marcia Furnilla được 10 năm nên ông hoàn toàn tự do để kết hôn với Berenice. Trong thời gian đầu, Berenice sống công khai với Titus trong cung điện. Nhưng rồi áp lực dư luận và phong trào bài ngoại dữ dội ở Rome đã buộc họ phải chia lìa. Dư luận thậm chí gọi Berenice là một Cleopatra mới. Rome chưa được chuẩn bị để chấp nhận 1 người phụ nữ phương Đông ở bên cạnh ngai vàng quyền lực và Berenice đành phải quay lại quê hương. Năm 79, 1 âm mưu ám sát Vespasian bị phát hiện, Titus hành động ngay lập tức và tàn bạo. 2 nghị sĩ lãnh đạo nhóm chống đối là Marcellus và Caecina đều chết. Caecina được mời đến dùng bữa tối với Titus và bị đâm chết ngay khi vừa tới nơi. Viện nguyên lão tuyên án tử hình Marcellus sau đó và ông này tự tử.

Vespasian chết vì tuổi tác 1 thời gian sau đó và Titus lên ngôi Hoàng Đế ngày 24/6/79. Ban đầu, Titus rất không được ưa chuộng. Viện nguyên lão không ưa Titus vì không được giữ vai trò gì trong việc Titus trở thành hoàng đế, và còn vì những dấu ấn tàn nhẫn do Titus tạo ra trong thời gian phụ trách các vấn đề chính trị nhạy cảm của chính phủ Vespasian. Còn thần dân La Mã không ưa Titus vì ông tiếp tục chính sách kinh tế & thuế má gây bất bình mà cha ông đã tạo ra. Cuộc tình của Titus với Berenice cũng là 1 điểm bất lợi. Thêm vào đó, rất nhiều người lo sợ Titus sẽ trở thành 1 Nero mới. Đó là lý do Titus bắt tay vào việc tạo ra 1 hình ảnh tốt hơn trong mắt dân chúng Rome. Mạng lưới chỉ điểm rất hiệu quả của Titus trước nay vẫn tạo ra 1 bầu không khí nghi ngờ trên toàn xã hội đã được cắt giảm mạnh mẽ. Hình phạt dành cho tội mưu phản được hủy bỏ. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là việc 2 kẻ âm mưu làm phản mới được bỏ qua. Và khi Berenice trở lại Rome, vị Hoàng đế đã yêu cầu bà trở lại Judaea.

Nhưng chỉ 1 tháng sau khi Titus kế vị, 1 thảm họa đã đưa triều đại của ông vào bóng tối. Núi lửa Vesuvius phun trào chôn vùi các thị trấn Pompeii, Herculaneum, Stabiae và Oplontis (các thị trấn thuộc vùng Campania gần Naples ngày nay). Trong khoảng 1 giờ đồng hồ, Pompeii, Herculaneum, cùng với rất nhiều thị trấn & làng mạc khác trong khu vực bị nhận chìm trong dòng dung nham đỏ rực. Nhiều người tìm cách chạy trốn với sự giúp đỡ của 1 hạm đội có mặt tại Misenum lúc đó. Titus tới thăm khu vực thảm họa, ban bố tình trạng khẩn cấp, xây dựng một quỹ cứu trợ, cho trưng dụng tất cả tài sản của những nạn nhân không có người thừa kế vào việc cứu trợ, đưa những người còn sống sót đến cư trú nơi khác, và thành lập 1 hội đồng nghị sĩ để đáp ứng bất kỳ sự trợ giúp nào có thể. Nhiều người miêu tả thảm họa núi lửa này như hình phạt thần thánh dành cho hành động phá hủy Ngôi đến thiêng ở Jerusalem. Nhưng phiền phức của Titus vẫn còn. Trong khi ông vẫn đang ở Campania năm 80 để giám sát các hoạt động cứu trợ những nạn nhân núi lửa thì 1 đám cháy xảy ra ở Rome và tàn phá nơi này trong vòng 3 ngày đêm. Vị hoàng đế lại một lần nữa cung cấp sự cứu trợ hào phóng cho các nạn nhân. Chưa dừng lại đó, 1 thảm họa nữa đã làm suy tàn triều đại của Titus, đó là 1 trong những trận dịch tả tồi tệ nhất từng được ghi nhận. Vị hoàng đế cố gắng hết sức mình để chống lại dịch bệnh, không chỉ bằng sự cung cấp thuốc men mà còn với vô số vật hiến tế dành cho Thượng Đế.

Nhưng Titus không chỉ nổi tiếng với các thảm họa mà còn vì việc cho mở rạp hát Flavian, hay được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Đại hý trường ?oColosseum?. Titus hoàn tất công việc xây dựng đã được bắt đầu dưới thời Vespasian và cho khánh thành hý trường này bằng một loạt các trò chơi & các show diễn. Người ta nói rằng trong ngày khai trương cuối cùng, Titus ngã gục xuống & khóc trước đám đông. Sức khỏe của ông đi xuống rõ rệt từ sau đó. Có lẽ Titus đã biết bản thân mình mắc phải 1 căn bệnh nan y. Titus không có con trai thừa kế, điều đó có nghĩa là em trai ông là Domitian sẽ kế vị ông. Người ta cho rằng Titus đã nghi ngờ rằng việc này sẽ đưa đến 1 thảm họa.

Những thảm họa xảy ra trong thời gian trị vì ngắn ngủi, kết hợp với việc rất không được ưa chuộng khi bắt đầu tiếp nhận vương quyền đã đưa Titus trở thành 1 trong những vị hoàng đế La Mã nổi tiếng nhất. Ông chết 1 cách bất ngờ ngày 13/9/81 tại nhà riêng ở Aquae Cutiliae. Vài tin đồn nói rằng cái chết của Titus không hoàn toàn vì tự nhiên, mà ông bị giết chết bởi người em ruột Domitian bằng độc dược nhồi trong cá.

Titus Flavius Domitianius (51-96)

Domitian là con trai thứ của Vespasian, không được cha mình ưa thích như người anh Titus. Năm 69, khi Vespasian nổi loạn chống lại Vitellius, Domitian đang ở Rome, mặc dù vậy vẫn bình an vô sự. Khi Sabinus, trưởng pháp quan của Rome và là bác của Domitian (anh ruột Vespasian) cố gắng giành quyền kiểm soát Rome từ tay Vitellius vào ngày 18/12/69, Domitian cũng tham gia chiến đấu cùng bác mình nhưng không giống như Sabinus (bị Vitellius bắt & giết chết), Domitian chạy thoát. Trong 1 thời gian ngắn sau khi các quân đoàn đầu tiên của Vespasian tiến vào Rome, Domitian tận hưởng quyền lực nhiếp chính thay cha mình (lúc đó còn đang ở Jerusalem). Mucianus (thống đốc Syria và là đồng minh của Vespasian, người đã chỉ huy đạo quân 20,000 người tiến vào Rome sau khi đánh bại Vitellius) nắm giữ vị trí đồng nhiếp chính với Domitian và luôn đặt Domitian trong vòng giám sát cẩn thận. 1 ví dụ là khi có vài cuộc nổi loạn nổ ra ở Đức & Gaul chống lại chính quyền mới, Domitian đã rất muốn tìm kiếm vinh quang bằng cách dẫn đầu đạo quân đàn áp những kẻ chống đối này, để có thể sánh với những chiến công quân sự mà người anh trai Titus đã giành được. Nhưng Mucianus đã ngăn không cho Domitian thực hiện ý đồ này. Khi Vespasian trở lại Rome nhận ấn quyền lực, ông đã cho tất cả thấy 1 điều hiển nhiên là Titus sẽ là người kế vị.

Titus lúc đó không có con trai, và nếu ông tiếp tục không sinh được con trai & không nhận ai làm con nuôi để trao quyền thừa kế, vương vị tất sẽ về tay Domitian. Tuy nhiên, Domitian chưa bao giờ nhận được bất kỳ 1 vị trí quyền lực nào hay được cho phép thực hiện 1 vinh quang quân sự nào. Nếu Titus được chuẩn bị kỹ càng để trở thành Hoàng đế thì Domitian không nhận được bất cứ sự chuẩn bị tương tự nào từ phía cha mình. Rõ ràng là Vespasian không cho rằng Domitian là người thích hợp để nắm giữ quyền lực. Khi Titus tiếp nhận vương quyền năm 79, mọi sự vẫn không thay đổi đối với Domitian. Mối quan hệ rất lạnh nhạt giữa 2 anh em cho thấy rằng Titus cùng có chung quan điểm với người cha quá cố rằng chính phủ không phải là nơi thích hợp dành cho Domitian. Titus chết năm 81 với những tin đồn rằng do Domitian đầu độc. Nhưng nhiều khả năng hơn là do bệnh tật. Nhưng Domitian thậm chí không muốn đợi đến khi anh mình chết. Khi Titus đang hấp hối, Domitian thúc giục giới quân sự tuyên bố ông ta là hoàng đế. Ngày hôm sau, 14/9/81, Titus chết và Viện nguyên lão xác nhận quyền lực hoàng đế của Domitian.

Domitian khát khao muốn đạt được những vinh quang trên chiến trường như những người tiền nhiệm và muốn được biết đến như 1 kẻ chinh phục. Trong năm 83, ông ta hoàn thành việc chinh phục Agri Decumates, vùng đất phía thượng lưu sông Rhine và Danube, nơi mà cha ông ta, Vespasian đã khởi nghiệp. Domitian tăng lương binh lính từ 300 lên 400 đồng xettec, 1 việc tự nhiên sẽ làm ông ta được binh lính La Mã ngưỡng mộ. Việc tăng lương vào thời điểm đó là cần thiết vì lạm phát đã làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của giới quân nhân. Theo những gì được biết, Domitian dường như là 1 kẻ xấu xa, bất nhã, xấc xược, ngạo mạn và tàn bạo. Domitian cho tất cả thấy sự đam mê quyền lực với việc rất thích được đề (thư) là ?odominus et deus? (ông chủ & thượng đế). Domitian khiến mọi người ở Rome khiếp sợ với những hình phạt khắc nghiệt. Các cô gái bị giết chết nếu bị buộc tội phóng túng, cùng với họ là những người được cho là tình nhân của họ.

Trong lúc này, Cnaeus Julius Agricola, thống đốc tại Anh đã thành công trong việc chinh phục người Picts (những người dường như là 1 trong những tộc tổ tiên của người Scotland ngày nay, họ tồn tại đến đầu thế kỷ 10, sau đó ko biết bị diệt vong hay di chuyển đến vùng đất khác). Agricola đã có vài chiến thắng tại những vùng đất khác nhau trên Vương quốc Anh và sau đó giành được 1 chiến thắng quan trọng trước người Picst tại Mons Graupius, phía Bắc Scotland. Đến năm 85, khi vinh quang chinh phục được toàn bộ Vương quốc Anh đã ở ngay trước mặt Agricola, ông bất ngờ bi triệu hồi. Không ai biết lý do tại sao. Dường như Domitian, người luôn muốn chứng tỏ bản thân mình là kẻ chinh phục vĩ đại đã ghen tị với sự thành công của Agricola. Agricola chết năm 93 với những tin đồn là do Domitian hạ độc.

Càng ngày, Domitian càng bị coi là 1 bạo chúa. Domitian sẵn sàng cho ám sát những nghị sĩ dám phản đối các chính sách của mình. Nhưng luật pháp hà khắc của Domitian cũng có những tác dụng tích cực. Tình trạng tham nhũng của các quan chức & tòa án giảm xuống. Để nâng cao đức hạnh của mình, Domitian cấm việc thiến hoạn đàn ông trong xã hội và trừng phạt những nghị sĩ đồng tính luyến ái. Chính phủ của Domitian được đánh giá là lành mạnh và hiệu quả. Luôn lo lắng về ngân khố quốc gia, nhiều lúc Domitian có những biểu hiện bần tiện gần như loạn trí. Nhưng tình trạng tài chính của đế chế quả thật đã được tổ chức tốt hơn. Và dưới sự trị vì của Domitian, La Mã đã mang tính toàn thế giới hơn. Domitian đặc biệt khắt khe trong việc trưng thu thuế của những người Do Thái, những khoản thuế được qui đinh từ thời Vespasian cho việc cho phép người Do Thái được theo đạo riêng của họ.

Những lời đồn đại chung quanh việc Agricola bị triệu hồi và nỗi nghi ngờ của mọi người về lòng ganh tị đối với những chiến công của Agricola chỉ càng kích động ham muốn những vinh quang quân sự của Domitian. Domitian hướng sự chú ý tới Vương quốc Dacia (vùng đất Trung Âu có biên giới phía Nam là sông Danube, nay thuộc Romania và Moldova). Năm 85, những người Dacia dưới sự chỉ huy của quốc vương Decebalus bất ngờ vượt sông Danube, đột kích và giết chết thống đốc Moesina là Oppius Sabinus. Domitian đưa quân đội tới vùng Danube nhưng bản thân mình thì quay lại ngay sau đó, để lại các quân đoàn La Mã chiến đấu với quân Dacia. Thoạt đầu, quân La Mã chuốc thêm 1 thất bại nữa dưới tay người Dacia nhưng sau đó, quân Dacia bị đẩy lùi và đến năm 89, Tettius Julianus đánh bại họ tại Tapae.

Cũng trong năm 89, Lucius Antonius Saturninus được 2 quân đoàn vùng Thượng Đức tôn xưng là Hoàng Đế. Người ta cho rằng nguyên nhân chính khiến Saturninus nổi loạn là do sự áp bức ngày càng tăng của Domitian đối với những người đồng tính. Saturninus bản thân là 1 người đồng tính và ông ta nổi loạn chống lại kẻ áp bức. Nhưng Lappius Maximus, thống chế quân đội vùng Hạ Đức vẫn trung thành với Domitian. Lappius giết chết Saturninus trong trận đánh diễn ra tại Castellum và chấm dứt cuộc nổi loạn tại đây. Lappius chủ tâm thiêu hủy hồ sơ của Saturninus với hy vọng có thể ngăn chặn 1 cuộc thảm sát, nhưng Domitian muốn 1 sự trả thù và khi ông ta đến nơi, các sĩ quan của Saturninus bị trừng phạt 1 cách tàn nhẫn. Domitian nghi ngờ 1 cách có cơ sở rằng Saturninus khó có thể hành động 1 mình nếu không có những đồng minh bí mật & hùng mạnh tại Viện nguyên lão. Và tại Rome, những đạo luật nghiệt ngã về tội phản quốc được khôi phục nhằm thanh trừng những nghị sĩ có âm mưu phản loạn. Cùng thời gian này, tại Danube, những bộ tộc du cư người Đức là Marcomanni và Quadi cùng với những người Iran Sarmatian Jazyges khuấy đảo quân La Mã. Domitian ký 1 tạm ước hòa bình với người Dacia để rảnh tay đối phó với những kẻ quấy rối khó chịu này và nhanh chóng đánh bại chúng. Việc sát cánh với binh lính trong giai đoạn này đã làm uy tín của Domitian trong giới quân đội tăng cao.

Nhưng mọi việc ở Rome lại diễn ra theo chiều hướng không thuận lợi. Năm 90, Cornelia, 1 cô gái bị buộc tội phóng túng và bị tống vào 1 căn phòng nhỏ dưới đất rồi xây kín lại trong khi chàng trai được cho là người tình của cô bị đánh đến chết. Và ở Judaea (Palestine & Israel ngày nay), Domitian đẩy mạnh việc thực hiện chính sách săn lùng & xử tử những người Do Thái bị tố cáo là hậu duệ của vua David trước đây. Chính sách này do Vespasian đưa ra nhưng nếu ở thời Vespasian nó chỉ để loại trừ những lãnh đạo quân nổi loạn tiềm năng thì dưới thời Domitian, nó đã trở thành sự đàn áp tôn giáo thuần túy. Chính sách bạo ngược tôn giáo này thậm chí còn tìm thấy nạn nhân ngay trong số các nhà lãnh đạo ở Rome. Quan chấp chính Flavius Clemens bị giết chết và vợ ông ta bị trục xuất với tội danh là những kẻ vô thần. Thực ra chỉ vì họ đã tỏ lòng thông cảm với những người Do Thái. Sự quá khích tôn giáo chưa từng thấy của Domitian là dấu hiệu sự phát triển tính bạo ngược của vị hoàng đế này. Domitian công khai tỏ thái độ bất chấp Viện nguyên lão. Đến lúc này, tòa án phản quốc đã lấy đi mạng sống của 12 cựu quan chấp chính. Còn nhiều hơn thế các nghị sĩ đã trở thành nạn nhân của nó với những bản án vô căn cứ. Các thành viên gia đình Domitian cũng không an toàn với những lời buộc tội từ vị hoàng đế. Các trưởng pháp quan thân cận của Domitian cũng vậy. Domitian cách chức cả 2 trưởng pháp quan và buộc tội họ.

2 trưởng pháp quan mới là Petronius Secundus và Norbanus nhanh chóng hiểu ra rằng chẳng sớm thì muộn họ cũng sẽ trở thành tội nhân của Domitian. Và họ hiểu rằng cần phải hành động sớm nhằm bảo vệ mạng sống của mình. Mùa hè năm 96, âm mưu được hoạch định, tham gia có 2 trưởng pháp quan, các quân đoàn ở Đức, những người đứng đầu các tỉnh lỵ và các nhân vật đứng đầu trong bộ máy hành chính của Domitian, thậm chí có cả Domitia Longina, vợ Domitian. Lúc này dường như tất cả đều muốn giải thoát Rome khỏi mối đe dọa khủng bố mang tên Domitian. Stephanus, nô lệ cũ của người vợ góa đang chịu tội đi đầy biệt xứ của Flavius Clemens được tuyển dụng cho việc hành thích. Cùng với 1 kẻ đồng lõa, Stephanus giết chết Domitian nhưng Stephanus cũng phải trả giá bằng chính mạng sống của mình sau 1 cuộc chiến tay đôi với vị hoàng đế (ngày 18/9/96).

Domitian chết và Viện nguyên lão cuối cùng đã có chức năng lựa chọn người đứng đầu quốc gia, đã đề cử 1 vị luật gia đáng kính là Marcus Cocceius Nerva (32-98). Đây là 1 cách lựa chọn sáng tạo và có ý nghĩa rất lớn, sẽ đưa vận mệnh của đế chế La Mã lên 1 tầm cao mới và bắt đầu 1 thời kỳ ổn định mới kể từ sau thời Augustus. Thời kỳ này bắt đầu bởi Nerva, kết thúc với Marcus Aurelius (161-180) được gọi là thời của 5 vị hoàng đế tốt.

Những vị Hoàng Đế tốt

Marcus Cocceius Nerva (30-98)

Sinh ngày 8/11/30 tại Narnia, 50 dặm về phía Bắc của Rome, trong 1 gia đình luật gia giàu có, có nhiều người nắm giữ các chức vụ cao trong chính phủ. Ông cố của Nerva từng là quan chấp chính năm 36 trước cn, ông nội là thành viên thân tín trong đoàn cận thần của Hoàng Đế Tiberius. Chàng trai trẻ Nerva kế thừa sự nghiệp của cha ông 1 cách tự nhiên bằng cách thu thập kinh nghiệm qua việc nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau. Nerva cho thấy thiên tài chính trị của mình với việc liên tục đảm trách những chức vụ quan trọng qua các thời hoàng đế khác nhau. Năm 65, Nero ban cho Nerva 1 vị trí danh dự vì vai trò của ông trong việc ngăn chặn âm mưu của Piso. Mặc dù vậy Vespasian vẫn chọn Nerva làm người đồng nhiệm ở vị trí chấp chính quan sau này vào năm 71. Và đến lượt Domitian cũng trao cho Nerva chức vụ này năm 90. Những thành công liên tiếp ở các vị trí chủ chốt đã chứng tỏ Nerva là người có được sự kính trọng từ mọi phía trong xã hội La Mã. Dù rằng có tin đồn Nerva đã bị Domitian lạm dụng tình dục khi trẻ (theo sử gia Suetonius).

Giống như Claudius, Nerva là 1 vị hoàng đế bất đắc dĩ. Sử gia Cassius Dio thuật lại việc Nerva trong tình cảnh nguy hiểm khi bị Domitian khép vào tội phản quốc, đã được những nghị sĩ âm mưu ám sát Domitian tiếp cận và lựa chọn làm người kế vị. Dường như Nerva chấp nhận vai trò này chủ yếu để bảo vệ mạng sống của mình hơn là vì hoài bão chính trị. Dù nhận định trên sai hay đúng thì sự kế vị của Nerva đã được tất cả những nhân vật lãnh đạo hàng đầu La Mã, những người đã quá mệt mỏi với sự chuyên chế của Domitian, chào đón. Lúc này Nerva đã hơn sáu mươi, sức khỏe yếu, kém ăn và uống nhiều rượu. Ông là vị hoàng đến hòa nhã và tốt bụng và là 1 trong số rất hiếm các hoàng đế (có lẽ là duy nhất) có thể tuyên bố rằng: ?ođã chẳng làm điều gì trên cương vị Hoàng Đế mà có thể ngăn chặn việc rút lui khỏi quyền lực và trở lại đời sống bình thường trong an toàn?

Viện nguyên lão tuyên bố Nerva là Hoàng Đế ngày 18/9/96 cùng ngày với cái chết của Domitian. Mạng lưới gián điệp rộng lớn của Domitian tan rã, vài người thậm chí còn bị xử tử. Không những thế, lệnh ân xá được ban bố cho những ai bị Domitian trục xuất khỏi Rome, tài sản của những người này cũng được phục hồi. Vị bạo chúa đã ra đi và đã có 1 bầu không khí thư thái xuất hiện ở Rome. Với việc được hầu hết các nghị sĩ yêu mến, Nerva được trao tặng danh hiệu Pater Patriae (vị cha già của đất nước) ngay từ lúc mới lên nắm quyền. Những hoàng đế khác chỉ nhận được vinh dự này sau nhiều năm ngồi trên ngai vàng. Nhưng cảm giác tự do có lại sau 1 thời gian dài bị mất của những người La Mã mang đến những vấn đề mới và Nerva đã rất khó khăn để vãn hồi trật tự. Nếu như dưới thời Domitian, không ai được phép làm gì thì bây giờ người La Mã làm bất cứ gì họ thích. Chính phủ của Nerva được nhìn nhận là 1 chính phủ tốt. Các kho chứa ngũ cốc được xây dựng, hệ thống mương tưới tiêu nhận được sự sửa chữa và bảo dưỡng cần thiết. Lời tuyên thệ nổi tiếng của Nerva trước dân chúng rằng sẽ không hành quyết bất kỳ nghị sĩ nào được giữ đúng, thậm chí cả khi có đủ bằng chứng kết tội nghị sĩ Calpurnius Crassus âm mưu chống lại ông. Thuế thu nhập có được từ thừa kế được miễn trừ và đất đai được chia cho người nghèo. Nerva đã sử dụng nhiều tài sản riêng của mình để trang trải những chi phí cần thiết cho những biện pháp này.

Dù có được sự yêu mến từ đông đảo quần chúng và viện nguyên lão nhưng Nerva vẫn không giành được điều đó từ giới quân đội. Binh lính vẫn giành tình cảm cho Domitian, người đầu tiên tăng lương cho họ kể từ thời Augustus. Quan hệ của Nerva với quân đội bước vào khủng hoảng năm 97. Nerva đã phạm sai lầm khi cho thay thế các trưởng pháp quan Secundus và Norbanus, những người lẽ ra phải được tại vị vì vai trò của họ trong việc ám sát Domitian. Thay vào đó, Casperius Aelianus, một người ủng hộ Domitian được đặt vào vị trí này và quân cận vệ dưới sự chỉ huy của vị chỉ huy mới nổi loạn chống lại Nerva. Ông bị giam trong cung điện Hoàng Đế, binh lính đòi phải giao Petronius và Parthenius cùng với cựu pháp quan Secundus cho họ để xử tử vì vai trò của những người này trong cái chết của Domitian. Nerva dũng cảm từ chối yêu sách này thậm chí sẵn sàng giao bản thân mình cho quân lính để họ giết ông thay vì giết những quan chức nói trên. Nhưng thiện chí của Nerva không có ý nghĩa vì quân cận vệ đã bắt được những người họ muốn. Petronius được hưởn cái chết nhân từ với 1 lưỡi kiếm. Parthenius không may mắn như vậy. Ông ta bị cắt bộ phận sinh dục nhét vào mồm trước khi bị cắt cổ chết. Sự tàn bạo chưa dừng lại ở đó. Nerva bị ép phải cám ơn quân cận vệ trước công chúng vì những cuộc hành hình này.

Dù Nerva không bị nguy hiểm nhưng quyền lực của ông đã không còn sau sự kiện này. Không có sự ủng hộ của quân đội, 1 vị hoàng đế không thể duy trì vương quyền lâu dài dù ông ta là 1 chính trị gia dày dạn và đã có những động thái sáng tạo trước nay chưa từng có. Nerva không có con nên nếu ông chết, ngai vàng sẽ bị bỏ trống. Nerva biết mình cần nhận con nuôi để trao quyền thừa kế, đó cũng là hành động bảo vệ vương vị của bản thân Nerva. Và Marcus Ulpius Trajanus, thống đốc vùng Thượng Đức được Nerva nhận làm người thừa kế. Trajan có được sự kính trọng và ủng hộ rộng lớn trong giới quân đội cũng như từ viện nguyên lão và dường như hội đủ tất cả những điều mà người La Mã tìm kiếm ở 1 vị Hoàng Đế. Với Trajan ở ngôi vị thừa kế, không còn ai dám thách thức vị trí của Nerva 1 lần nữa. Trajan chính thức tiếp nhận vinh dự này cuối tháng 10 năm 97 với 1 nghi lễ được tổ chức trước công chúng tại Capitol.

Nerva chết ngày 28/1/98 sau chỉ 16 tháng trị vì. Trong 1 cơn giận dữ, Nerva đột nhiên xuất mồ hôi liên tục rồi nhanh chóng chìm vào 1 cơn sốt và chết sau đó. Viện nguyên lão trao cho ông thêm 1 dấu hiệu của lòng kính trọng. Sau khi hỏa táng Nerva được đưa vào trong lăng mộ Augustus nằm bên cạnh những hoàng đế của vương triều Julio-Claudian. Thượng Đế dường như cũng buồn bã vì cái chết của Nerva vì ngày hạ huyệt Nerva, nhật thực đã xảy ra.

Marcus Ulpius Trajanus (AD 52 – AD 117)

Trajan sinh ngày 18/9 dường như là năm 52 tại Italica gần Seville (Tây Ban Nha) ngày nay và là vị Hoàng Đế La Mã đầu tiên không phải người Italy. Nhưng Trajan cũng không phải người Tây Ban Nha gốc. Ông xuất thân từ 1 dòng tộc Italy cũ ở Tuder (phía Bắc Italy) nhưng đã chọn Tây Ban Nha làm nơi định cư. Cha của Trajan, Marcus Ulpius Trajanus là người chỉ huy quân đoàn La Mã số 10 ?oLegion Fretensis? trong cuộc Chiến tranh Do Thái năm 67-68, sau đó trở thành chấp chính quan vào khoảng năm 70. Đến năm 75, ông trở thành thống đốc Syria, một trong những căn cứ quân sự chủ chốt của La Mã đế chế. Sau này ông còn là thống đốc của các tỉnh Baetica [1 trong 3 tỉnh của La Mã tại Hispania (nay là Iberia) có biên giới phía Tây là Lusitania (nay là Bồ Đào Nha), phía Đông Bắc là phần bờ biển Địa Trung Hải thuộc Tây Ban Nha. Đến thế kỷ thứ 8, Baetica được đổi tên thành Andalucia] và Asia (bao gồm Mysia, Lydia, Caria và Phrygia thuộc vùng tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay).

Trajan là 1 hộ dân quan trong quân đội tại Syria trong nhiệm kỳ thống đốc của cha mình. Ông đạt bước thăng tiến trong sự nghiệp khi giao chức trưởng pháp quan vào năm 85. Ngay sau đó, ông trở thành tổng chỉ huy quân đoàn số 7 ?oLegion Gemina? đóng tại Legio (Leon) phía Bắc Tây Ban Nha. Năm 88/89, Trajan đưa quân đoàn này đến vùng Thượng Đức để giúp quân đội La Mã tại đây đàn áp cuộc nổi loạn của Saturninus chống lại Domitian. Dù đã đến quá muộn và không đóng vai trò gì trong việc đập tan cuộc nổi loạn nhưng hành động của Trajan trên danh nghĩa là đội quân đại diện cho vị Hoàng Đế đã khiến ông có được sự tín nhiệm từ Domitian và đưa Trajan trở thành Chấp chính quan năm 91. Mối quan hệ gần gũi này tự nhiên đưa Trajan vào tình trạng lúng túng sau khi Domitian bị ám sát.

Nhưng Nerva, người kế vị Domitian không phải là kẻ đố kỵ và năm 96, Trajan trở thành thống đốc vùng Thượng Đức. Đến cuối năm 97, Trajan nhận được 1 bút tín từ Nerva, thông báo rằng ông được Nerva nhận làm con nuôi. Không ai nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của Trajan cho thấy ông đã biết trước sự việc này. Những người ủng hộ Trajan tại Rome có lẽ đã có những vận động hành lang cần thiết nhân danh ông. Việc Trajan trở thành người kế vị là 1 động thái chính trị thuần khiết. Nerva cần 1 người thừa kế có thế lực và danh tiếng giúp ông ta củng cố lại bộ máy chính trị đang lay động 1 cách nghiêm trọng. Trajan có được sự kính trọng lớn trong giới quân đội và việc đưa ông trở thành người kế vị là biện pháp tốt nhất có thể để chống lại sự oán giận mà hầu hết giới quân nhân dành cho Nerva. Nhưng thay vì lập tức trở về Rome để nhận lễ kế vị, Trajan ở lại Thượng Đức ra lệnh triệu tập những pháp quan đứng đầu cuộc nổi loạn trước đó và lập tức cho xử tử những người này ngay khi họ đến nơi thay vì thăng chức cho họ như đã hứa. Hành động tàn nhẫn này cho tất cả thấy 1 điều rõ ràng rằng với Trajan, chính phủ Rome không phải là nơi có thể can thiệp vào. Nerva chết ngày 28/1/98. Nhưng 1 lần nữa, Trajan thấy không cần thiết phải hành động 1 cách vội vàng. Ông vẫn tiếp tục thực hiện nốt chuyến thị sát các quân đoàn La Mã dọc biên giới sông Rhine và Danube. Với việc các quân đoàn này vẫn lưu giữ những kỷ niệm và lòng yêu mến dành cho Domitian, Trajan đã có 1 bước đi khôn khoan nhằm củng cố sự ủng hộ trong giới quân đội tại đây.

Sau cùng Trajan cũng trở về Rome vào năm 99. Dân chúng hân hoan đón chào ông ngày trở về. Vị Hoàng Đế mới tiến vào Rome bằng cách đi bộ và ôm hôn tất cả các nghị sĩ. Ông thậm chí còn đi bộ giữa đám đông dân chúng, điều mà không một vị Hoàng Đế La Mã nào từng làm. Nó phần nào cho chúng ta thấy con người thực vĩ đại của Trajan. Tính khiêm tốn và sự kính trọng dành cho Viện nguyên lão cũng như dân chúng được minh chứng qua việc Trajan hứa sẽ luôn thông báo cho Viện nguyên lão về các affairs của chính phủ và qua việc Trajan tuyên bố rằng các luật lệ do Hoàng Đế ban bố sẽ thích ứng với quyền tự do của dân chúng. Trajan là mẫu đàn ông nam tính, mạnh mẽ, thích săn bắn, phi ngựa xuyên qua các cánh rừng và thậm chí trèo lên các đỉnh núi. Trong thời của ông, các dự án công cộng được phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Hệ thống giao thông trên toàn Italy được cải tạo, những đoạn đường băng qua vùng đầm lầy được gia cố, rất nhiều cây cầu được xây dựng, người nghèo được trợ cấp đặc biệt là trẻ em. Một quỹ đặc biệt được tạo ra để duy trì khoản trợ cấp này (và nó được duy trì cho đến 200 năm sau).

Nhưng dù có rất nhiều ưu điểm, Trajan vẫn không thể là người hoàn hảo. Ông nghiện rượu, ưa thích những chàng trai trẻ và thực sự đam mê chiến tranh. Cảm hứng với chiến tranh của Trajan chủ yếu bắt nguồn từ 1 lý do đơn giản là ông quá giỏi về nó. Trajan là 1 vị tướng thiên tài với rất nhiều chiến tích quân sự, rất nổi tiếng trong giới quân đội đặc biệt với việc ông sẵn lòng chia sẻ gian khổ với quân lính của mình. Chiến dịch quân sự nổi tiếng nhất của Trajan là cuộc chiến với Dacia, vương quốc hùng mạnh phía Bắc sông Danube (thuộc Romania ngày này). Hai cuộc chiến tranh được tiến hành và kết quả là sự hủy diệt và sát nhập Dacia thành 1 tỉnh của La mã vào năm 106. Câu chuyện về chiến tranh Dacia được minh họa bằng một tác phẩm điêu khắc ấn tượng với những đường chạm xoáy trôn ốc hướng lên phía trên chung quanh ?oTrajan?Ts Colum?, một công trình nghệ thuật được đặt tại Quảng trường Trajan tại Rome. Hầu hết kho tàng khổng lồ chiếm được từ Dacia được dùng để xây dựng các dự án công cộng bao gồm một hải cảng mới tại Ostia và Quảng trường Trajan.

Niềm đam mê chiến tranh & các chiến dịch quân sự không cho Trajan được nghỉ ngơi. Năm 114, Trajan lại tiếp tục 1 cuộc chiến mới. Và toàn bộ phần đời còn lại của ông là để dành cho chiến dịch quân sự ở phía Đông này, cuộc chiến với Đế chế Parthian (kẻ thù không đội trời chung của La Mã ở phía Đông, Đế quốc có lãnh thổ trải dài trên những vùng đất mà ngày nay là Iran, Iraq, Azerbaijan, Armenia, Georgia, phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, phía đông Syria, Turkmenistan, Afghanistan, Tajikistan, Pakistan, Kuwait, vùng bờ biển Vịnh Ba Tư thuộc Saudi Arabia, Bahrain và Các tiểu Vương Quốc A Rập thống nhất). Trajan trước tiên sát nhập Armenia vào La mã rồi mở 1 cuộc chiến ngoạn mục chinh phục toàn bộ Mesopatamia bao gồm cả Ctesiphon, thủ đô của Parthian. Nhưng lúc này, ngôi sao chiếu mệnh của Trajan bắt đầu đi xuống. Các cuộc khởi nghĩa của người Do Thái ở Trung Đông và chiến dịch chinh phục Mesopotamian trước đó đã làm suy yếu khả năng tiếp tục chiến tranh của quân La Mã. Những thất bại quân sự đầu tiên làm mờ đi danh tiếng bất khả chiến bại của Trajan. Ông đưa quân lui về Syria rồi quay lại Rome. Nhưng Trajan đã không bao giờ còn được thấy lại trung tâm quyền lực của mình nữa. Với tiền sử về bệnh rối loạn tuần hoàn máu, mà ông nghi ngờ là do bị đầu độc, 1 cơn đột quỵ đã khiến Trajan bán thân bất toại. Không lâu sau đó, ngày 9/8/117, Trajan chết tại Selinus thuộc Cilicia (phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Thi thể ông được đưa tới Seleucia để hỏa táng. Tro táng sau đó được đưa về Rome, đựng trong 1 chiếc bình bằng vàng và được đặt trong bệ của ?oTrajan?Ts Colum?.

Trajan được tôn xưng là vị Hoàng Đế hầu như hoàn hảo, tên tuổi ông được La Mã mãi mãi ghi nhớ. Cuộc sống của ông là tấm gương mà các Hoàng Đế La Mã sau này khao khát noi theo. Và cho tới tận thế kỷ thứ 4, Viện nguyên lão La Mã vẫn cầu phước cho các vị Hoàng Đế mới bằng câu: ?oCó phúc hơn Augustus và giỏi hơn Trajan? (felicior Augusto, melior Traiano)

Publius Aelius Hadrianus (AD 76 – AD 138)

Hadrian sinh ngày 24/1/76 có lẽ là tại Rome. Họ tộc Hadrian là những người La Mã khai khẩn tại Picenum, Đông Bắc ?” Tây Ban Nha. Họ sống ở Italica (gần Seville, Tây Ban Nha ngày nay). Với việc Trajan cũng xuất thân từ Italica và là anh em con bác con chú với cha của Hadrian, dòng tộc Hadrian vô danh tự nhiên sở hữu một mối quan hệ đầy quyền lực. Năm 86, cha Hadrian qua đời và Hadrian, lúc đó 10 tuổi sống dưới sự bảo trợ của 2 người là Acilius Attianus (1 quan chức La Mã) và Trajan. Cố gắng đầu tiên của Trajan nhằm tạo ra 1 sự nghiệp quân sự cho chàng trai Hadrian lúc 15 tuổi không thành công vì Hadrian thích 1 cuộc sống dễ dàng, ưa săn bắn và hưởng thụ đời sống xa hoa ngoài quân đội. Trajan tức giận ra lệnh cho Hadrian rời bỏ vị trí trong quân đội tại vùng Thượng Đức đến Rome để giám sát. Chàng trai trẻ Hadrian, kẻ trước nay vẫn phụ lòng mong đợi của người bảo trợ quyền lực Trajan, trở thành quan tòa tại 1 tòa án dân sự ở Rome. Không lâu sau đó, Hadrian trở thành 1 sĩ quan quân đội thuộc Quân Đoàn La Mã số 2 ?oLegion Adiutrix? và sau đó phục vụ trong Quân Đoàn La Mã số 5 ?oLegion Macedonia? tại vùng Danube.

Năm 97, khi Trajan, lúc đó đang là tư lệnh Quân đội La Mã vùng Thượng Đức, được Nerva nhận làm con nuôi, Hadrian là người được cử mang lời chúc mừng của Quân Đoàn số 5 tới vị Hoàng Đế tương lai. Đến năm 98, Nerva qua đời và Hadrian đứng trước 1 cơ hội lớn. Đó là 1 cuộc đua để trở thành người đầu tiên mang tin về cái chết của Nerva đến cho Trajan. Với quyết tâm cao độ, Hadrian phi ngựa đêm ngày tới Đức, vượt qua hàng loạt chướng ngại vật được sắp đặt có chủ ý dọc đường đi và đạt được điều mình mong muốn dù phải đi bộ trên đoạn đường cuối cùng. Sự biết ơn của Trajan là không phải nghi ngờ và Hadrian trở thành 1 người bạn rất gần gũi của vị Hoàng Đế. Năm 100, Hadrian cưới Vibia Sabina, con gái của Matidia Augusta (cháu ruột Trajan) sau khi đã tháp tùng vị Hoàng Đế về đến Rome nhận chức. Trong chiến tranh Darcia lần 1, Hadrian là quan chức phụ trách hậu cần và là sĩ quan hành chính. Đến chiến tranh Darcia lần 2 ngay sau đó, Hadrian đã là tư lệnh Quân Đoàn La Mã số 1 ?oLegion Minervia? và khi trở lại Rome sau chiến tranh, Hadrian nhận chức pháp quan vào năm 106, trở thành Thống Đốc vùng Hạ Pannonia (1 phần Hungary và phía Bắc Yugoslavia ngày nay) 1 năm sau đó và là Chấp chính quan năm 108. Khi Trajan dấn thân vào cuộc chiến tranh với Parthian năm 114, Hadrian 1 lần nữa được nắm giữ 1 chức vụ chủ chốt, lần này là Thống Đốc của căn cứ địa quân sự quan trọng Syria.

Hadrian, không nghi ngờ gì, là người có vị trí cao trong thời Trajan trị vì, nhưng cũng không có dấu hiệu trực tiếp nào cho thấy ông được sắp đặt để trở thành người thừa kế. Việc Hadrian kế vị là 1 điều bí ẩn, Trajan có lẽ đã quyết định cho Hadrian quyền thừa kế vào phút lâm chung trên giường bệnh. Nhưng những sự kiện diễn ra tiếp theo quả thực là rất đáng ngờ. Trajan chết ngày 8/8/117 nhưng ngày công bố lại là 11/8, trong khi đó tin Hadrian được Trajan nhận làm người kế vị được thông báo vào ngày 9/8. Theo sử gia Dio Cassius (165-sau 229), việc Hadrian kế vị hoàn toàn do sự sắp đặt của Nữ Hoàng Plotina, người đã giữ bí mật cái chết của Trajan trong nhiều ngày. Trong thời gian đó, bà gửi vài lá thư tới Viện nguyên lão tuyên bố người kế vị là Hadrian. Trên những lá thư này là chữ ký của bà thay vì của Trajan với lý do có lẽ là do bệnh tình của vị Hoàng Đế không cho phép ông viết nữa. Một tin đồn khác khẳng định rằng Nữ Hoàng đã cho ai đó giả mạo Trajan trong phòng ngủ của ông. Và chỉ khi sự kế vị của Hadrian đã được đảm bảo, bà mới cho tuyên bố cái chết của Trajan. Hadrian, lúc đó đang ở Syria đã đến dự lễ hỏa táng Trajan tại Seleucia với tư cách là Hoàng Đế mới của La Mã.

Ngay từ khi bắt đầu trên cương vị là Hoàng Đế La Mã, Hadrian đã thể hiện rõ ông là 1 người độc lập. Một trong những quyết định đầu tiên của Hadrian là hủy bỏ đường biên giới phía Đông mà Trajan vừa chinh phục trong chiến dịch quân sự cuối cùng của ông. Một thế kỷ trước, Augustus từng nói rằng những người nối nghiệp ông nên duy trì La Mã đế chế trong phạm vi đường biên giới tự nhiên tạo bởi các con sông Rhine, Danube, và Euphrates. Trajan đã phá vỡ nguyên tắc đó và đẩy biên giới La Mã về phía Đông, sang bên kia con sông Euphrates. Mệnh lệnh của Hadrian 1 lần nữa đưa La Mã trở lại phía sau Euphrates. Sự rút lui này, sự từ bỏ lãnh địa mà quân đội La Mã vừa giành được bằng máu, là rất khó giải thích. Hadrian không ngay lập tức trở về Rome. Trước tiên , ông đến vùng Hạ Đức giải quyết rắc rối với những người Sarmatian tại biên giới. Trong lúc ở đây, Hadrian tái xác nhận việc (Trajan) sát nhập Darcia vào La Mã. Kỷ niệm về Trajan, những mỏ vàng của người Darcian và sự nghi ngờ của binh lính về quyết định rút quân khỏi những vùng đất đã chiếm đóng đã khiến Hadrian nhận ra 1 điều rằng lui quân về sau đường biên giới tự nhiên theo lời khuyên của Augustus không phải lúc nào cũng là khôn ngoan.

Nếu Hadrian bắt đầu quyền lực 1 cách đáng kính như người tiền nhiệm thì có thể ông đã thoát khỏi 1 khởi đầu tồi tệ. Hadrian vẫn chưa về đến Rome nhưng 4 nghị sĩ đáng kính, tất cả đều là cựu Chấp chính quan những người ở vị trí cao nhất trong xã hội La Mã đã bị giết vì âm mưu chống lại Hadrian. Rất nhiều người nhìn nhận những cuộc hành hình này là cách mà Hadrian dùng để loại trừ những kẻ đe dọa ngôi vị của ông ta. Cả 4 nghị sĩ nói trên đều là bạn của Trajan. Lusius Quietus từng là chỉ huy quân đội còn Gaius Nigrinus là 1 chính khách giàu có và quyền lực đến mức đã từng được cho là người kế vị tiềm năng của Trajan. Nhưng điều khiến ?ovụ affair của 4 Chấp chính quan? này bị coi là 1 điều đáng xấu hổ là việc Hadrian từ chối nhận bất cứ trách nhiệm nào. Các Hoàng Đế khác có lẽ đã chọn cách tuyên bố rằng kẻ cai trị cần thiết phải hành động 1 cách tàn nhẫn để có thể mang lại cho Đế Chế sự ổn định và 1 chính phủ vững mạnh, nhưng Hadrian phủ nhận tất cả thậm chí còn đi xa tới mức tuyên thệ sự trong sạch của mình trước dân chúng. Hơn thế nữa, Hadrian tuyên bố Viện nguyên lão đã ra lệnh hành hình (về mặt luật pháp là đúng) trước khi đổ trách nhiệm dứt khoát lên đầu Attianus, trưởng pháp quan (và cùng với Trajan là người đồng giám hộ của Hadrian khi còn nhỏ). Tuy nhiên, nếu Attianus quả thật đã làm gì không đúng trong mắt Hadrian thì rất khó hiểu việc Hadrian lại trao cho ông ta vị trí Chấp chính quan ngay sau đó.

Bất chấp việc khởi đầu đáng xấu hổ đó, Hadrian nhanh chóng chứng tỏ ông là 1 Hoàng Đế giỏi. Kỷ luật quân đội được siết chặt và tuyến phòng thủ dọc biên giới được củng cố. Chương trình phúc lợi dành cho người nghèo của Trajan được mở rộng hơn nữa. Và trên tất cả, Hadrian nổi tiếng vì nỗ lực thị sát những vùng lãnh thổ của đế chế để có thể tự mình thẩm tra các chính quyền địa phương. Chiến dịch du hành này bắt đầu bằng chuyến thị sát tới Gaul vào năm 121 và kết thúc hơn 10 năm sau đó khi Hadrian trở lại Rome vào năm 133-134. Không có bất kỳ vị Hoàng Đế nào khác từng quan sát thấy nhiều thứ trên đế chế của mình như Hadrian. Từ miền viễn Tây của Tây Ban Nha đến miền viễn Đông của Pontus (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), từ cực Bắc xa xôi của nước Anh cho đến miền cận Nam của sa mạc Sahara hoang vắng trên đất Lybia, Hadrian đã tận mắt chứng kiến tất cả. Đây không chỉ đơn thuần là 1 chuyến vãn cảnh. Xa hơn thế, Hadrian muốn tự mình thu thập thông tin về những vấn đề mà các địa phương La Mã đang gặp phải. Các thư ký của ông biên soạn thành sách toàn bộ lượng thông tin này. Kết quả nổi tiếng nhất có được từ những thu thập của bản thân Hadrian sau chuyến đi có lẽ là quyết định cho xây dựng 1 bức tường lớn mà ngày nay vẫn còn nhìn thấy cắt ngang lãnh thổ phía Bắc nước Anh. Bức tường Hadrian, che chắn lãnh thổ (tỉnh) nước Anh của La Mã khỏi sự nhòm ngó của những tộc người hoang dại ở phía Bắc hòn đảo. Ngay từ khi còn bé, Hadrian đã bị quyến rũ bởi sự tinh tế của nền văn hóa Hy Lạp. Chắc chắn bởi vậy mà ông bị những người cùng thời gán cho cái tên ?ongười Hy Lạp?. Khi đã trở thành Hoàng Đế, sự ưa chuộng mọi thứ liên quan đến Hy Lạp là đặc điểm riêng của Hadrian. Trong thời gian trị vì, Hadrian tới thăm Athens, lúc đó vẫn là trung tâm văn hóa lớn, không dưới 3 lần. Không chỉ Rome mà cả Athens cũng được hưởng lợi lớn từ nhà bảo trợ quyền năng với kế hoạch xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại tại các thành phố khác nhau.

Tình yêu lớn mà Hadrian dành cho nghệ thuật cũng bị hoen ố bởi khoảng tối phía trong con người ông. Apollpdorus Damascus, kiến trúc sư riêng của Trajan, tác giả bản thiết kế Quảng trường Trajan được mời đến để góp ý cho 1 ngôi đền do chính Hadrian thiết kế. Hadrian thay đổi thái độ ngay khi Apollpdorus đưa ra ý kiến. Apollpdorus trước tiên bị trục xuất rồi bị hành quyết sau đó. Những vị Hoàng Đế vĩ đại luôn cho thấy họ có đủ khả năng đối phó với các chỉ trích và sẵn lòng lắng nghe những lời khuyên nhưng Hadrian rõ ràng không có khả năng đó hoặc không sẵn sàng thực hiện nó. Hadrian là người có sở thích tình dục phức tạp. Trong Historia Augusta (sử liệu về tiểu sử của các Hoàng Đế La Mã giai đoạn từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 3, bắt đầu với Hadrian kết thúc với Carus) Hadrian bị chỉ trích vì cả hai sở thích tình dục với những chàng trai trẻ đẹp và với những phụ nữ đã có chồng. Mối quan hệ của Hadrian với vợ được giữ kín nhưng lời đồn đại rằng Hadrian từng cố gắng đầu độc vợ mình phần nào cho thấy 1 sự thực có lẽ còn tồi tệ hơn thế. Sau nay sở thích tình dục đồng tính của Hadrian trở thành chuyện công khai nhưng mọi tư liệu còn lại về giai đoạn này lại không rõ ràng. Hầu hết mọi sự chú ý đều hướng đến chàng thanh niên Antinous, người mà Hadrian rất yêu quý. Bức tượng của Antinous còn lại đến ngày nay cho thấy sự bảo trợ mà vị Hoàng Đế dành cho chàng trai này lớn đến mức ông cho tạc tượng anh ta. Năm 130, Antinous hộ tống Hadrian tới Ai Cập và đột ngột chết 1 cách khá bí ẩn trong 1 chuyến đi trên sông Nile. Những gì được biết là Antinous đã ngã xuống sông và bị chết đuối. Nhưng có lời đồn rằng Antinous đã được dùng làm vật hiến tế cho 1 nghi lễ huyền bí của Phương Đông. Nguyên nhân cái chết của chàng trai trẻ này có thể không rõ ràng nhưng sự đau đớn sâu sắc mà Hadrian dành cho anh ta là sự thật. Ông thậm chí còn dựng lên 1 thành phố bên bờ sông Nile, nơi Antinous chết đuối & đặt tên là Antinoopolis. Nếu câu chuyện này là sự thực dù chỉ vài phần thì đó là 1 hành động không tương xứng với 1 vị Hoàng Đế và mang lại cho Hadrian nhiều lời nhạo báng.

Nếu như việc xây dựng Antinoopolis mới chỉ khiến vài người nhíu mày thì cố gắng khôi phục Jerusalem sau đó của Hadrian quả thực là 1 bất hạnh. Jerusalem chưa bao giờ được khôi phục kể từ khi bị Titus hủy diệt năm 71. Một cách không chính thức, Hadrian mưu cầu 1 hành động lịch sử vĩ đại là cho xây dựng 1 thành phố mới nơi đó với tên gọi Aelia Capitolina. Đó là 1 thành phố La Mã tráng lệ, là ngôi đền vĩ đại mà La Mã đế chế kiêu hãnh dâng lên vị thần Jupiter. Người Do Thái khó lòng chấp nhận hành động này và lặng lẽ quan sát sự báng bổ mà vị Hoàng Đế La Mã dự định dành cho chốn linh thiêng nhất của họ, ngôi đền Salomon. Và rồi dưới sự lãnh đạo của Simeon BarKochba, cuộc khởi nghĩa đầy cay đắng của người Do Thái nổ ra năm 132. Mãi đến cuối năm 135, La Mã mới giành lại quyền kiểm soát với sự hy sinh của hơn nửa triệu người Do Thái. Đó có lẽ là cuộc chiến tranh của riêng Hadrian, cuộc chiến mà chỉ có duy nhất ông ta là người thực sự phải chịu trách nhiệm. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng những rắc rối chung quanh cuộc khởi nghĩa của người Do Thái và sự đàn áp tàn bạo dành cho nó chỉ là nét cá biệt trong triều đại Hadrian. Ngoại trừ sự việc này, chính phủ của Hadrian là 1 chính phủ ôn hòa và thận trọng. Hadrian quan tâm sâu sắc đến luật pháp. Ông chỉ định luật gia nổi tiếng người Châu Phi Lucius Salvius Julianus soạn thảo 1 đạo luật rõ ràng và cho văn phòng pháp quan La Mã công bố mỗi năm. Đây là 1 sự kiện quan trọng trong nền luật pháp La mã. Nó cung cấp cho người lao động nghèo cơ hội có được những kiến thức tối thiểu về quyền được luật pháp che chở mà họ được hưởng.

Năm 136, Hadrian, lúc này 60 tuổi và sức khỏe bắt đầu đi xuống, muốn tìm kiếm 1 người thừa kế. Có thể Hadrian kiếm tìm sự bảo vệ trước mối đe dọa của những kẻ đang nhòm ngó chiếc ngai vàng trong khi ông ta ngày càng suy yếu. Hoặc cũng có thể Hadrian chỉ đơn giản tìm kiếm 1 cuộc chuyển giao quyền lực an toàn cho Đế chế. Cho dù là vì cái gì đi nữa, Hadrian nhận Lucius Ceionius Commodus làm người thừa kế. Và 1 lần nữa khoảng tối trong con người Hadrian lại bộc lộ khi ông ta ra lệnh cho những người bị nghi ngờ là có thể đe dọa sự kế vị của Commodus tự tử, đáng kể nhất trong số đó phải kể đến Lucius Julius Ursus Servianus, nghị sĩ xuất sắc và là anh em rể của Hadrian. Dù đã được chọn làm người thừa kế, dù mới chỉ ở tuổi 30, nhưng sau 1 cơn bạo bệnh, Commondus qua đời ngày 1/1/138. Một tháng sau đó, Hadrian nhận Antonius Pius, 1 nghị sĩ rất đáng kính làm người kế vị với điều kiện Pius (không có con) đến lượt mình phải nhận người cháu trai đầy triển vọng của Hadrian là Marcus Aurelius và Lucius Verus (con trai của Commondus) làm người thừa kế.

Chuỗi ngày cuối cùng của Hadrian rất không êm ả. Ông suy sụp hơn bao giờ hết và trải qua những cơn đau dai dẳng & dữ dội trên giường bệnh. Hadrian muốn chấm dứt cuộc đời mình bằng 1 lưỡi kiếm hay 1 liều thuốc độc nhưng những người phục vụ ngày càng thận trọng giữ những thứ đó ngoài tầm tay của ông. Một lúc nào đó, ông thậm chí còn ra lệnh được cho 1 người hầu ngốc ngếch có tên là Mastor giết ông. Nhưng ở thời khắc cuối cùng, Mastor đã không thể thực hiện được mệnh lệnh đó. Tuyệt vọng, Hadrian giao toàn bộ chính phủ vào trong tay Pius, tuyên bố nghỉ hưu, rồi qua đời không lâu sau đó vào ngày 10/7/138 tại khu nghỉ dưỡng Baiae. Là 1 nhà chính trị thiên tài đã có công duy trì sự ổn định và hòa bình cho La Mã đế chế trong vòng 20 năm, nhưng Hadrian qua đời mà không có được sự ưa chuộng của dân chúng. Hadrian là 1 vị Hoàng Đế có giáo dục, ông đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho đức tin, cho luật pháp, cho nghệ thuật, và cho nền văn minh La Mã. Nhưng Hadrian cũng đồng thời mang trong mình 1 khoảng tối khiến ông nhiều lúc bị nhìn nhận như Nero hay Domitian. Ông đã sống trong sự lo sợ. Và 1 vị Hoàng Đế luôn lo sợ khó lòng được dân chúng ưa chuộng. Thi thể Hadrian được hỏa táng 2 lần tại 2 nơi khác nhau, những gì còn lại được đặt trong lăng mộ mà ông tự xây cho mình tại Rome. Viện nguyên lão sau đó miễn cưỡng truy phong cho Hadrian theo yêu cầu của Antonius Pius.

Phụ lục 1: Trận thủy chiếm Actium

Trận actium được xem như là sự kiện khai sinh 1 quyền lực mới mà ngày nay chúng ta gọi là Đế chế La Mã. Hiểu theo nghĩa đen, nó là sự kiện mấu chốt làm biến chuyển lịch sử phương Tây. Đáng tiếc phải nói rằng chúng ta biết rất ít về các chi tiết chính xác của trận đánh, của sự kiện có tầm quan trọng lớn này. Các miêu tả từ xưa còn lại được viết theo cách nhấn mạnh việc hạ thấp nhân cách và khả năng lãnh đạo của Antony và Cleopatra trong khi đó tán dương người chiến thắng và làm sai lệch các bằng chứng khiến chúng ta đưa ra những nhận định sai lệch. Tuy nhiên, vẫn có thể vạch ra những nét chính của trận đánh và chiến thuật của những nhân vật chính trong sự kiện này. Các nghiên cứu sau này cũng giúp làm vững chắc thêm những suy luận dưới đây:

Lực lượng của Antony và Cleopatra hạ trại cạnh vùng đất trũng và đầm lầy ở mũi Actium (Macedonia) đã bị bệnh sốt rét làm kiệt sức trước khi trận đánh bắt đầu. Số quân trèo thuyền do đó bị giảm sút nghiêm trọng. Các đường tiếp tế không còn được duy trì càng làm suy sụp nhuệ khí và sức chiến đấu của binh lính. Tình trạng ảm đạm và ngày càng trở lên xấu hơn, Antony quyết định cho đốt cháy phân nửa số chiến thuyền mà ông không thể cung cấp đủ thủy thủ rồi chuẩn bị cùng Cleopatra thoát ra vịnh rút về phía Nam cùng với số chiến thuyền còn lại. Sáng mùng 2 tháng 9 năm 31 trước cn, Antony đưa 230 chiến thuyền từ vịnh Actium thoát ra khơi theo kế hoạch rút lui. Tại đây, ông gặp hạm đội của Octavian (Augustus) do đô đốc Agrippa chỉ huy. Agrippa triển khai hạm đội thành 1 vòng cung từ Bắc sang Nam chặn đường thoát của Antony. Với số chiến thuyền đông gần gấp đôi nhưng Antony không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho đội quân của mình tập trung và định dùng các chiến thuyền loại lớn chọc thủng cánh phía Bắc của quân La Mã mở đường thoát cho toàn bộ hạm đội theo phía sau. Nhưng Agrippa không tấn công, toàn bộ hạm đội thủy quân La Mã triển khai đội hình chiến đấu 1 cách cẩn trọng ở phía ngoài tầm tấn công của quân Antony và Antony chỉ còn cách chờ đợi. Đến sau buổi trưa, Antony buộc phải kéo dài đội hình ra xa bờ biển về phía kẻ địch và cuối cùng bắt đầu giao chiến với Agrippa.

Nhưng Antony không có đủ quân số chèo thuyền để thực hiện chiến thuật dùng các chiến thuyền loại lớn nhất như những công cụ mạnh mẽ dẫn đầu đội quân của mình đột phá. Viên tướng chỉ huy của Octavian luôn giữ 1 khoảng cách an toàn với đoàn thuyền lớn của Antony cho đến khi các tay chèo trên đoàn thuyền này kiệt sức. Lúc này, hạm đội của Octavian mới thực sự tham chiến. Các chiến thuyền lao vào nhau và không khí bị xé rách bởi các máy phóng lửa, máy bắn đá và tên. Những người đàn ông ở 2 phía lao lên thuyền địch và xông vào nhau. Chiến thuật của Agrippa bắt đầu phát huy tác dụng, càng lúc càng có nhiều chiến thuyền của Antony bị bao vây và loại khỏi vòng chiến đấu. Và tại 1 thời điểm nào đó, khi mà kế hoạch của Antony rõ ràng đã sụp đổ nhưng trận đánh vẫn đang diễn ra ác liệt, Cleopatra đưa hậu đội gồm 60 chiến thuyền xuyên qua chiến trường rồi căng buồm chạy về phía Nam. Hành động của Cleopatra đã giúp 1 bộ phận hạm đội của Antony chạy trốn nhưng phần lớn còn lại thì không thể rút khỏi sự đeo bám của kẻ địch. Antony cho cắm lá cờ chỉ huy của mình sang 1 chiến thuyền nhỏ hơn rồi thoát được vòng vây của Agrippa. Phần hạm đội còn lại không có cái may mắn đó và bị bỏ lại trước 1 kẻ địch sôi sục ý chí hủy diệt.

Trong sự hỗn độn đó thì mức thương vong lớn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trận đánh kết thúc với cảnh các chiến thuyền của Antony cháy rừng rực, cảng biển actium tắc nghẽn vì xác tàu và các vật dụng đổ nát, mặt biển hắt lên những tia sáng tía và vàng rực rỡ phản chiếu ánh lửa. Sự hủy diệt gần như trọn vẹn. Hạm đội hùng mạnh nhất Địa Trung Hải gồm 500 chiến thuyền của Antony cuối cùng chỉ còn hơn 60 chiếc quay về đến Ai Cập. Chưa đầy 1 năm sau, Antony và Cleopatra chết và cuộc tranh giành quyền kiểm soát Địa Trung Hải chấm dứt. Octavian chuẩn bị nhận danh hiệu cao quý Augustus từ Viện nguyên lão và mở ra 1 thời kỳ huy hoàng trong lịch sử La Mã và phương Tây.

Phụ lục 2: Cuộc nổi dậy do Spartacus lãnh đạo

Spartcus là một chiến binh thuộc các bộ lạc du mục phía Đông châu Âu, ông từng phục vụ cho quân đội La Mã trước khi bị bắt và buộc trở thành nô lệ do phạm tội-có thể là đào ngũ.

Theo Plutarch, một nhà sử họ cổ đại, Spartacus bị bán ở chợ nô lệ tại ROme vào khoảng năm 73 trước Công Nguyên.

Người ta kể rằng khi Spartacus bị đưa đến Rome, ông ngủ quên không biết rằng mình bị một con rắn bò lên và nằm cuộn tròn trên mặt. Vợ ông ta-một nữ tiên tri, tu sĩ của giáo phái Dionysus khi chứng kiến điều kì lạ này đã fán rằng đó là dấu hiệu cho biết ông sẽ trở thành một nhân vật đầy quyền lực. Nhưng may mắn có lẽ đã bỏ rơi vợ chồng Spartacus khi họ bị bán cho một người tên là Lentulus Batiates-chủ một trường đào tạo võ sĩ giác đấu.. Điều này có nghĩa là Spartcus sẽ bị huấn luyện sử dụng vũ khí để làm trò tiêu khiển cho đám đông trong hý trường.

Vợ chồng Spartacus bị đưa đến thành phố Capua,cách ngọn Vesuvius-trung tâm italia khoảng 20 dặm. Ở đây, Spartacus cùng 200 nô lệ khác được huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bằng tay không và roi trong trường đào tạo đấu sĩ, nơi thực chất là một nha tù được canh gác chặt chẽ.

Trừ một số là phạm nhân, hầu hết các đấu sĩ là tù binh trong những cuộc chiến ở Bắc Âu. Họ được dạy cách sử dụng nhiều loại binh khí rất kỳ quặc, gồm cả lưới, đinh ba, kiếm và trang bị một bộ áo giáp che mặt nhưng lại để hở bụng. Mặc dù biết rằng họ không có nhiều hy vọng thoát được cái chết nhưng những chiến binh nô lệ cũng hiểu rằng công việc đẫm máu của họ có sức cuốn hút đặc biệt. Sống sót qua vô số nhứng trận đấu , những chiến binh giỏi nhất trở nên vô cùng nổi tiếng trước khi họ qua đời. Ở thành phố Pompey, những thương gia giàu có trang trí biệt thự của họ bằng chân dung của những đấu sĩ nổi tiếng còn những cô gái thì khắc lên bức tường nơi công cộng những dòng say đắm biểu lộ sự hâm mộ của mình.

Spartacus dù sao cũng không cảm thấy bất kỳ sự cuốn hút nào từ thứ vinh quang đó. Ông nói với các đấu sĩ dưới chướng rằng: ” Nếu phải chiến đấu, chúng ta cũng chỉ chiến đấu cho sự tự do của mình“.

Tiếp thu những câu huấn đầy nhiệt huyết của Spartacus cũng như những lời tiên tri lạc quan của vợ ông, những đấu sĩ sắp xếp kế hoạch cho một cuộc nổi loạn.

Plutarch viết: “200 đấu sĩ tìm cách bỏ trốn nhưng lính canh đã bắt lại được phần đông. Chỉ có khoảng 78 người chiến đấu và chạy thoát nhờ nhũng thứ “vũ khí” mà họ tìm thấy trong nhà bếp như dao chặt thịt,…Khi thoát ra được ra ngoài đường phố họ may mắn tìm được một số những xe chất đầy vũ khí chuẩn bị được vận chuyển đi sang thành phố khác. Với số vũ khí này họ dễ dàng tìm được đườn thoát ra khỏi Papua. Họ dừng lại tại một vị trí có khả năng phòng thủ ở ngoại thành và chọn ra một thủ lĩnh cùng hai trợ lý, tất nhiên vị thủ lĩnh được chọn là Spartacus. Mặc dù xuất thân từ những bộ lạc du mục nhưng Spartacus giống một công dân Hy Lạp thông minh, dũng cảm và lịch lãm hơn là là một kẻ hoang dã dến từ vùng Balkan. Khi quân đội ra khỏi thành phố để bắt họ, Spartacus dẫn đầu những người nổi loạn ra tiếp chiến. Quân đột bị bao vây và tiêu diệt, những đấu sĩ dùng ngay những chiến lợi phẩm trang bị cho mình.”

Spartacus dẫn quân tiến về ngọn Vesuvius ở phía Nam-một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động. Dọc đường họ tấn công một đồn điền và giải phóng cho những người nô lệ ở đây, rất nhiều trong số này đã chấp nhận lời đề nghị tham gia vào nhóm của Spartcus để trở thành thảo khấu.

Nô lệ chiếm phần lớn trong dân số khu vực bán đảo Italia ở thế kỷ cuối cùng trước Công lịch. Không ai biết chính xác nô lệ chiếm bao nhiêu phần trăm , nhưng ở những vùng nông thôn con số có thể so sách với Hoa Kỳ trong những năm 1850-cứ 3 người thì có một nô lệ. Hầu hết nô lệ của La Mã là người từ bên ngoài Italia bị bắt bởi đội quân viễn chinh ở Bắc Âu, Bắc Phi hay Trung Đông.

Các quan chức địa phuơng Capua dưới tình trang báo động của bạo loạn leo thang đã cầu viện từ ROme. Một đội quân gồm 3000 từ Rome tiến tới bủa vây Spârtacus-lúc này đã chạt thoát lên núi Vesuvius. Những đấu sĩ nổi loạn trốn trên đỉnh của quả núi nơi có độc nhất một con đường hiểm trở dẫn tới. Quân La Mã canh phòng con đường nghiêm ngặt và cho rằng họ đã đưa những người nổi loạn vào một cái bẫy không lối thóat khi bốn mặt ngọn núi bao bọc bởi vực thẳm. Họ không ngờ rằng trên ngọn núi lửa có rất nhiều nho dại, những nô lệ đã cắt lấy thân cây và bện lại thành những cuộn thang dây đủ dài để giúp họ trèo xuống chân núi. Spartacus khi biết quân đội không phát giác ra họ đã thoát ra khỏi ngọn núi quyết định tấn công bất ngờ.

Không đề phòng những người nô lệ tấn công, người La Mã đã không đào hào để phòng thủ. Kết quả là, hầu hết các binh sĩ La Mã vẫn ngủ và chết trong cuộc tấn công này. Các nô lệ cũng đánh bại một cuộc viễn chinh thứ hai, gần như bắt được viên pháp quan chỉ huy, giết chết những phụ tá của ông ta và chiếm được các trang bị quân sự. Sau thành công này, nhiều người nô lệ bỏ trốn đã gia nhập cùng với Spartacus, đến khi phát triển thành một đội quân được báo cáo là tới 70000 nô lệ bỏ trốn.

Trong những cuộc giao tranh, Spartacus đã chứng tỏ mình là một chiến lược gia xuất sắc, có giả thiết rằng ông có thể đã có kinh nghiệm quân sự trước đó. Mặc dù các nô lệ thiếu huấn luyện quân sự, họ dường như đã sử dụng khéo léo các vật liệu có sẵn tại địa phương và ít sử dụng chiến thuật khi phải đối mặt với quân đội La Mã được huấn luyện kỷ luật. Họ đã dành mùa đông 73-72 TCN để huấn luyện, vũ trang và trang bị cho tân binh của họ, và mở rộng sự đánh phá lãnh thổ bao gồm các thị trấn Nola, Nuceria, Thurii và Metapontum. Khoảng cách giữa các địa điểm và các sự kiện tiếp theo cho thấy rằng các nô lệ hoạt động ở hai nhóm chỉ huy bởi các nhà lãnh đạo còn lại là Spartacus và Crixus.

Trong mùa xuân năm 72 TCN, nô lệ rời bỏ lều trại trú đông của họ và bắt đầu di chuyển về phía bắc. Đồng thời, viện nguyên lão La Mã, được sự cảnh báo bởi sự thất bại của lực lượng dưới quyền pháp quan, gửi hai quân đoàn lãnh sự theo sự chỉ huy của Lucius Gellius Publicola và Gnaeus Cornelius Lentulus Clodianus. Hai quân đoàn đã bước đầu thành công – Đánh bại một nhóm 30.000 nô lệ chỉ huy bởi Crixus gần núi Garganus – nhưng sau đó bị đánh bại bởi Spartacus.

Bị báo động về cuộc nổi dậy không ngừng gia tăng, viện nguyên lão cử Marcus Licinius Crassus, người đàn ông giàu có nhất ở Rome và là người tình nguyện viên duy nhất cho vị trí, với nhiệm vụ kết thúc cuộc nổi dậy. Crassus đã được giao tám quân đoàn, khoảng 40,000-50,000 binh sĩ được huấn luyện của La Mã, mà ông đã lãnh đạo hết sức khắc nghiệt, kỷ luật, thậm chí tàn bạo, phục hồi sự trừng phạt của luật một phần 10 . Khi Spartacus và những người theo ông, những người vì lý do không rõ ràng đã rút về phía nam của Ý, lại di chuyển về phía bắc một lần nữa vào đầu năm 71 TCN, Crassus triển khai sáu của quân đoàn của mình trên biên giới của khu vực và tách ra đểlại cho Mummius, legate của ông với hai quân đoàn cơ động để mai phục phía sau Spartacus. Mặc dù đã có lệnh không tấn công các nô lệ, Mummius đã tấn công tại một thời điểm dường như không thích hợp và đã thất bại. Sau đó, quân của Crassus đã chiến thắng trong nhiều cuộc đụng độ, buộc Spartacus phải tiến xa hơn về phía nam qua Lucania vì Crassus đã đạt được thế thượng phong. Đến cuối năm 71 TCN, Spartacus đã hạ trại ở Rhegium (Reggio Calabria), gần eo biển Messina.

Theo Plutarch, Spartacus đã thỏa thuận với bọn cướp biển Cilician để đưa ông và khoảng 2.000 người của mình tới Sicilia, nơi ông dự định kích động một cuộc nổi dậy của nô lệ và tuyển mộ thêm lực lượng. Tuy nhiên, ông bị phản bội bởi bọn hải tặc, những người đã chiếm đoạt của cải và sau đó bỏ lại những người nô lệ nổi loạn Lực lượng của Spartacus sau đó rút lui về phía Rhegium. Quân đội của Crassus được phòng ngự và công sự được xây dựng trên eo đất tại Rhegium, bất chấp các cuộc tấn công quấy rối từ những nô lệ nổi loạn. Lực lượng khởi nghĩa đã bị vây hãm và bị cắt đứt nguồn tiếp tế của họ..

Tại thời điểm này, các quân đoàn của Pompey trở về từ Tây Ban Nha và được lệnh của viện nguyên lão tiến về phía nam để hỗ trợ Crassus. Trong khi Crassus lo sợ, rằng Pompey đến sẽ đoạt mất vinh quang của ông ta, Spartacus đã không thành công khi cố gắng để đạt được một thỏa thuận với Crassus. Khi Crassus từ chối, một phần lực lượng của Spartacus bỏ chạy về những ngọn núi phía tây Petelia (hiện nay là Strongoli) ở Bruttium, theo sau là sự truy đuổi bởi những quân đoàn của Crassus.

Việc quân đoàn của Crassus tìm cách chặn đánh một phần nhóm nổi loạn[34] khiến lực lược của Spartacus buộc phải tan rã thành từng nhóm nhỏ để phòng thủ. Spartacus đã quyết định quay trở lại và dùng toàn bộ sức tàn của mình chống cự với quân đoàn hùng mạnh do Crassus chỉ huy. Toàn bộ nô lệ đã được điều động trong trận chiến cuối cùng này nhưng phần lớn họ đều bị giết.

Trận chiến đánh dấu sự thất bại của Spartacus vào năm 71 trước công nguyên. Nó diễn ra trên lãnh thổ của Senerchia nằm bên phải bờ sông Sele, có biên giới giáp với Oliveto Citra cho đến Calabritto, gần làng Quaglietta, tại thung lũng High Sele, vào thời điểm đó là một phần của Lucania. Tại đây, từ năm 1899, người ta đã tìm thấy nhiều giáp sắt và gươm từ thời kỳ Roman.

Các nhà sử học Plutarch, Appian và Florus đều cho rằng Spartacus đã chết trong trận chiến. Tuy nhiên, Appian cũng báo cáo rằng xác của ông ta chưa bao giờ được tìm thấy. Sáu ngàn người sống sót của nhóm phiến quân bị bắt giữ bởi Crassus và bị đóng đinh vào thập giá, kéo dài suốt Appian Way từ Rome cho tới Capua.

Chính sự đối xử tàn bạo với các nô lệ là nguyên nhân khiến La Mã suy yếu . Các nô lệ – vốn là lực lượng lao động chủ yếu ngày càng cảm thấy bất mản với La Mã cộng thêm việc các bộ tộc man di xâm phạm Đế chế càng đưa La Mã đến gần bờ của sự sụp đổ

Phụ lục 3: Sự suy tàn của La Mã

Dĩ nhiên đã có câu trả lời của các nhà sử học. Ở đây, trong một vị thế khác, các nhà xã hội học và nhân loại học muốn khảo sát vấn đề sụp đổ của đế quốc La Mã dưới góc độ “tính văn hóa” để nhìn thấy một đáp án khác thuộc về những chiều sâu nhân văn.

Vào thời cổ đại, người La Mã thường thực hiện việc hôn nhân theo 4 hình thức. Một là cướp đoạt; hai là thể nghiệm; ba là cộng thực; và bốn là mua bán.

Hình thức thứ nhất có tính cưỡng chiếm, xảy ra vào thời nguyên thủy. Khi nhân khẩu tăng trưởng, hình thức này được chuyển sang dạng thể nghiệm, tức là nam nữ sống chung một thời, sau đó mới xác định hôn nhân chính thức. Chỉ cần hai bên chung sống liên tục từ một năm trở lên, gia đình cô gái sẽ không còn quyền gia trưởng, và cô ta sẽ thuộc quyền của chồng và gia đình chồng. Thế nào là chung sống liên tục? Người La Mã quan niệm nếu rời bỏ người chồng trên danh nghĩa 3 ngày 3 đêm, coi như cô gái phải làm lại từ đầu.

Thứ ba là hình thức hôn nhân cộng thực (cũng gọi là hôn nhân tôn giáo) được cử hành long trọng và theo những nghi thức phức tạp. Hôn lễ gồm 3 giai đoạn chính: tống thân (đưa dâu), nghinh thân (đón dâu) và cộng thực (thành thân). Thứ tư là hình thức hôn nhân mua bán. Hình thức này coi phụ nữ như một thương phẩm: Người đàn ông chỉ cần 5 người làm chứng và một người phụ trách chiếc cân là có thể mua được vợ. Trước những nhân chứng, chú rể một tay cầm một vật có giá trị xác định, một tay cầm khối đồng tuyên bố: “Theo luật pháp La Mã, vật này là sở hữu của tôi, tôi dùng đồng và chiếc cân để mua lấy”. Sau khi đặt đồng lên cân, anh ta được gia trưởng trao quyền làm chủ người vợ. Đây là hình thức hôn nhân đơn giản được lưu hành rộng rãi nhất ở La Mã thời đó.

Xã hội La Mã cổ đại tuyệt đối hóa quyền của người chồng. Chồng có thể bỏ vợ bất kỳ lúc nào. Trái lại, người vợ luôn phải trung thành. Nếu bắt quả tang vợ ngoại tình, chồng có quyền giết vợ tại chỗ. Thậm chí chỉ cần nghe dư luận đồn đại vợ mình lăng nhăng, người chồng đã có thể “xử lý”.

Đến năm 195 trước Công nguyên, phụ nữ La Mã vùng lên, lập thành đội ngũ vây kín Viện Nguyên lão, đòi quyền tự do. Từ lúc đó, không khí nghiêm khắc trong gia đình dần dần không còn nữa và dẫn đến sự phá sản nền đạo đức cũ. Thời này, mục đích chính của người đàn ông trong việc lập gia đình là để có của hồi môn. Vì thế chỉ cần người vợ không làm phiền mình, người chồng có thể cho cô ta tùy ý trong cách sống. Do đó đến khoảng thế kỷ thứ II trước CN, phụ nữ La Mã dần dà thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình. Hiện tượng ngoại tình và đời sống tình dục của họ cũng phóng khoáng không thua đàn ông. Trước đấy người phụ nữ không có quyền ly hôn, nhưng bây giờ họ có thể ly hôn với bất kỳ lý do nào. Đến nỗi một nhà thơ đương thời đã mỉa mai:

Trong 5 mùa đông
Nàng thay đến 8 chồng
Và tự hào muốn khắc kỳ công lên bia mộ!

Sự lỏng lẻo của gia đình khiến các ông chồng cực kỳ bất mãn. Vì thế hoàng đế Augustus đã ban bố pháp lệnh: Nếu phát hiện vợ tư thông, người chồng phải ly hôn, nếu không sẽ bị nghiêm trị. Theo điều luật này, “dâm phụ” sẽ bị lưu đày đến một hòn đảo không có dấu chân người và không có quyền tái hôn. Còn “dâm phu” phải lưu đày đến một hòn đảo khác. Thậm chí đàn ông có vợ dan díu với kỹ nữ chưa đăng ký vẫn bị kết tội. Vì thế, số kỹ nữ đến đăng ký tăng vọt lên, đến nỗi nhiều danh môn quý phụ cũng xin đăng ký làm kỹ nữ!

Khởi đầu sự phá sản

Vào thời kỳ cuối của chế độ Cộng hòa, kịch viện và đấu trường phát triển rộng rãi ở La Mã khiến điều kiện gặp gỡ nam nữ dễ dàng hơn. Ở những sân khấu ngoài trời, trai gái có thể ngồi lẫn lộn để xem kịch hoặc đấu vật. Đây là điều kiện thuận lợi để tình yêu nảy nở tự do.

Vào thời viễn cổ, người La Mã ít bàn về văn hóa do họ dồn hết tinh lực vào chiến tranh. Vì thế họ thích nói về kỷ luật, trách nhiệm, hơn là về tính văn hóa. Nhưng khi đại đế quốc La Mã kiến lập, người La Mã trở thành ông chủ của nhiều tài sản kếch xù và các nô lệ, cuộc sống xa hoa đã làm họ thay đổi. Ý thức về “tính” cũng biến dạng. Để thấy rõ sự chuyển hóa này, chúng ta có thể khảo sát sự sùng bái các vị thần của người La Mã. Đầu tiên họ sùng bái những hình tượng lạnh lùng, nghiêm túc, biểu trưng cho đạo đức trừu tượng có ý nghĩa bảo vệ người La Mã. Tiêu biểu nhất là nữ thần lửa bếp – người bảo vệ cho sự thịnh vượng quốc gia và sự bình yên của gia đình. Trong nhiều tác phẩm điêu khắc cổ La Mã, vị nữ thần này được tạo hình rất đoan trang, tư thế chính trực mặc dù hoàn toàn khỏa thân.

Để thờ phụng vị nữ thần, người ta lựa chọn 6 trinh nữ từ những gia đình quyền quý. Từ lúc lên mười, 6 thiếu nữ trên được đưa vào đền để tuyệt đối hiến thân cho nghi thức thuần túy tôn giáo trong 30 năm. Đạo đức của những nữ tế nhân được coi là bảo chứng thiêng liêng về sự hưng vượng của quốc gia.

Năm 216 trước Công nguyên, đại quân La Mã thất trận. Cho đây là điềm gở, xuất phát từ sự băng hoại đạo đức của 6 nữ tế nhân, người ta đã cho xử tử họ. Thế nhưng, sau khi đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn, dân La Mã lại đột nhiên chuyển ra phóng túng và sùng bái tửu thần Hy Lạp.

Khoảng đầu thế kỷ 2 sau Công Nguyên, người La Mã chuyển sang suy tôn thần Venus. Đây là vị thần đại diện cho tình yêu và tính dục. Vì thế cuộc sống tình dục của người La Mã đã trở nên cực kỳ phóng túng.

Thời kỳ này, luật pháp La Mã rất trọng nam khinh nữ. Theo quy định, một cô gái muốn về nhà chồng phải có của hồi môn là 150 bảng vàng (khoảng 68 kg), và phải nộp cho nhà chồng trong hạn kỳ 3 năm. Chính vì thế, khi gả con gái út, triết gia Cicero (106 – 45 trước CN) phải tán gia bại sản, thậm chí phải trù tính kế hoạch ly hôn cho con gái để thu lại của hồi môn. Để tránh khỏi phí tổn quá lớn, nhiều người La Mã đã chọn cách giết chết con gái. Và chính luật pháp cũng quy định rằng cha mẹ phải dưỡng dục tất cả các con trai, nhưng trái lại, chỉ có trách nhiệm nuôi đứa con gái thứ nhất mà thôi. Điều này dẫn tới tình trạng trai thừa gái thiếu. Phụ nữ trở thành đối tượng săn lùng ráo riết của đàn ông. Vì thế, hiện tượng thiếu nữ thất trinh rất phổ biến trong xã hội.

Sau khi La Mã chinh phục thế giới, sự tự do tình dục của phụ nữ cũng được nới rộng, nhất là đối với các quý phụ. Không gian giao tiếp khoáng đạt đã phá vỡ nền tảng đạo đức cũ. Người La Mã rất thực tế, họ coi tình ái là một hoạt động nhục thể, có liên quan mật thiết đến tiền bạc và không có ý nghĩa gì về tinh thần. Họ tuyệt đối không có kiểu tình yêu thuần túy tinh khiết của Plato. Xuất phát từ nhận thức bản chất nhục thể là công cụ của tính ái, và tính giao là hành vi tự nhiên giữa hai giới, các chàng trai và các cô gái La Mã đã thoải mái hẹn hò và thực hiện ân ái theo sự tự nguyện đôi bên. Bất kỳ ở đâu, trong phòng, ngoài đồng nội, nơi hành lang, tự miếu, đấu trường. Nói chung, người La Mã yêu nhau cực kỳ tự nhiên.

Thời đó, các kỹ nữ trang điểm rất công phu, khêu gợi. Họ thường đứng đón khách làng chơi dưới những “Fornices” (lầu xanh), vì thế đã nảy sinh nguồn gốc của động từ fornicity (tính giao). Khi phân tích các di tích trên cổ thành Pompeii, các nhà nghiên cứu nhận định: “Trong số những chữ viết và vết khắc thô thiển nơi tường vách và cột trụ hành lang thành Pompeii, hai từ felicitas và felix, có nghĩa là vui sướng và khoái lạc, đập vào mắt nhiều nhất”.

Khoả thân là mốt của người La Mã cổ đại mà biểu hiện rõ nhất là nhà tắm công cộng. Với lý do tắm gội, họ thoải mái cởi bỏ trang phục trước mắt mọi người không chút e ngại. Thậm chí phụ nữ La Mã còn cho phép nam nô lệ thoa dầu, massage thân thể. Đôi khi họ cũng đồng ý cho những nô lệ của mình khỏa thân và tiến hành “tính giao”. Không phải chỉ khỏa thân trong gia đình, nơi nhà tắm, người La Mã còn buôn bán nô lệ khỏa thân. Nói chính xác hơn, khi mua bán nô lệ nơi quảng trường, người La Mã cho họ thoát y toàn thân để tiện việc lựa chọn. Trong những thành thị lớn ở La Mã cổ đại, hầu như ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán như thế. Bất kể ở điều kiện thời tiết nào, người nô lệ da đen bị đem bày bán cũng hoàn toàn khoả thân. Họ đứng trên một “khán đài chuyển động” để người mua có thể dễ dàng quan sát, sờ mó, định giá, trả giá.

Số nô lệ ở La Mã rất nhiều. Trong thành phố, cứ khoảng 3 cư dân lại có 1 nô lệ. Con số nô lệ còn cao hơn nhiều lần ở khu vực ngoại thành. Trong các gia đình La Mã, nam chủ nhân chiếm hữu nô lệ như công cụ lao động; nữ chủ nhân biến nam nô lệ thành công cụ hưởng lạc. Hình ảnh về sự phóng túng của tính dục lan tràn khắp xã hội. Trước khi kết hôn, hầu như cô gái nào cũng đã từng “tận hưởng” với nô lệ của mình.

Đề phòng việc mang thai, phụ nữ quý tộc yêu cầu nô lệ phải chấp nhận một số hình thức thiến, hoặc thực hành các hình thức giao hoan mà không gây “hậu quả”. Để giữ bí mật cho mình, phụ nữ La Mã còn bắt những nam nô lệ tình dục phải chịu cảnh bị chọc cho mù mắt.

Những cảnh thoát y vũ kỳ quặc

Tại La Mã cổ đại, thoát y vũ là thú tiêu khiển phổ biến. Cách thoát y của các cô gái La Mã rất nhẹ nhàng, đôi khi họ chỉ cần di chuyển ngược chiều, y phục sẽ tự động rơi xuống. Kịch trường La Mã cũng rất phóng khoáng, có thể diễn bất kỳ tác phẩm khêu gợi nào. Mô thức cố định của kịch là cảnh bắt quả tang cô gái khỏa thân. Bất kỳ nam hay nữ diễn viên đều có thể tùy hứng biểu diễn những động tác kích thích dục tính. Tuy vậy, trong lĩnh vực kịch nghệ, địa vị của nữ diễn viên vẫn rất thấp so với nam diễn viên, tương tự vị trí của kỹ nữ, gái bán bar ngoài xã hội.

Ngoài việc phóng túng nơi kịch trường, người La Mã cổ đại còn có cách thể hiện tính dục nơi đấu trường. Ví dụ ở các võ trường giác đấu, khán giả có thể xem những tay tử tù biểu diễn cảnh thần Athis bị thiến đầy máu me, hay cảnh thần Mythi thoát y. Khi Cơ đốc giáo bị bức hại, nhiều nữ tín đồ đã bị ép đến đấu trường biểu diễn. Trước mắt 2 vạn khán giả, bọ bắt buộc phải thoát y để giác đấu với bò tót…
Sự phóng túng tính dục của người La Mã được đẩy lên cao điểm qua hình mẫu một nhân vật trứ danh thời đó: hoàng hậu Theodore. Từ một diễn viên ca kịch, từng đóng vai khỏa thân, Theodore đã leo lên địa vị quý tộc, trở thành một nữ hoàng đầy quyền lực và dâm đãng.

Sử gia Procopius (499 – 565), trong cuốn Bí sử, đã viết về người phụ nữ lừng danh này như sau: “Ở Byzantine có một người tên là Akamas, chuyên quản lý các động vật ở đấu trường. Mặc dù mạnh như gấu, nhưng đến thời Anasthatus chấp chính, ông ta đã mắc đột bệnh và qua đời, để lại 3 người con gái: Komith, Theodore và Anasthania, trong đó cô lớn nhất là Komith mới lên 7. Người vợ cải giá. Sau khi trưởng thành, cả 3 cô gái đều rất xinh đẹp, được mẹ cho phép đi biểu diễn trên sân khấu. Do không được huấn luyện chuyên nghiệp về ca múa, Theodore chỉ có thể dựa vào sắc đẹp và tuổi trẻ của mình để chinh phục khán giả. Trong nhiều vở kịch, nàng chấp thuận đóng vai khỏa thân một cách tự nhiên. Từ đó, trong những buổi yến tiệc sang trọng của các gia đình quyền quý, Theodore đều được mời tới để vũ thoát y…“.

Nhờ sắc đẹp và sự phóng đãng, Theodore nhanh chóng nổi tiếng, và trở thành tình nhân của hoàng đế Byzantine. Sau khi được “thăng cấp” quý tộc, Theodore kết hôn với vua La Mã Justinian. Lúc đó nàng mới 16 tuổi. Theodore cùng chấp chính với Justinian trong tư cách hoàng hậu. Nàng được ghi nhận là một nữ hoàng quyền lực và đầy dục vọng. Cho dù các sử gia không tiếc lời bình luận về tính dâm đãng của nàng, nhưng họ cũng phải thừa nhận năng lực của Theodore trong vai trò phụ tá Justinian.

Như vậy, trong đời sống tình ái, người La Mã đã rất coi trọng và tôn vinh khoái lạc. Nhưng họ lại lơ đãng một nhiệm vụ quan trọng, đó là “duy trì nòi giống”. Một trong những nguyên nhân đẩy La Mã đến chỗ suy vong là hiện tượng giảm thiểu nhân khẩu một cách nghiêm trọng. Vì thế trong khoảng năm thứ 18 đến năm thứ 9 trước CN, đại đế Augustus (năm 63 trước CN – 14) phải ban bố pháp lệnh mới, quy định quả phụ phải tái giá trong vòng hai năm sau ngày chồng mất. Bất kể ai ly hôn, đều phải đi bước nữa trong thời hạn 18 tháng. Đàn ông không kết hôn, không được thừa kế tài sản. Vợ chồng không có con chỉ được hưởng một nửa di sản của cha ông. Pháp lệnh mới cũng phóng khoáng hơn, cho phép người không cùng giai cấp có thể kết hôn. Người tự do và các nô lệ đã được trả tự do cũng có thể thành vợ chồng. Hơn nữa, nguời đông con sẽ được tưởng thưởng.

Nhưng pháp lệnh của Augustus không đạt được hiệu quả mong muốn vì chủ nghĩa hưởng lạc đã ăn sâu vào đời sống người La Mã. Nhiều người rất sợ có con, và họ dùng biện pháp tránh thai. Mặt khác, dân số La Mã giảm thiểu còn có một nguyên nhân căn bản nữa, đó là đại đa số đàn ông La Mã mất khả năng có con, và phụ nữ mắc chứng vô sinh. Có thể kể 3 nguyên nhân chính sau:

  • Một là ẩm tửu quá độ. Rượu có thể kích thích tính dục, nhưng lại chế ngự khả năng sinh sản. Một điều tra mới nhất cho thấy, trong 14.000 người nghiện rượu nặng, có tới 1.400 người hoàn toàn mất khả năng sinh con. Người La Mã nổi tiếng là dân tộc “túng tửu cuồng hoan”, nhiều người đàn ông có thói quen uống rượu tại nhà tắm công cộng từ trưa hôm trước đến tận ngày hôm sau.
  • Hai là tắm gội quá mức. Nhà tắm công cộng La Mã nổi tiếng không phải là nơi tắm đơn thuần mà còn là không gian giao tiếp xã hội. Đàn ông La Mã thường có mặt hàng ngày tại địa điểm này, và đôi khi họ tắm từ nửa ngày đến… cả ngày. Nghiên cứu cho thấy, việc ngâm mình quá lâu trong nước nóng làm hạn chế việc sản sinh tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh nở. Nhiệt độ bình thường của dịch hoàn thấp hơn thân nhiệt và các bộ phận khác trong cơ thể, trong khi nhiệt độ nước ở nhà tắm La Mã luôn luôn duy trì ở khỏang 43 độ C, nên dịch hoàn bị ảnh hưởng, dẫn tới nhiều trường hợp vô sinh ở đàn ông.
  • Ba là nhiễm độc chì mạn tính. Theo nghiên cứu của một nhà xã hội học Mỹ, người La Mã bị chứng nhiễm độc này khiến đàn ông không có con, còn phụ nữ thường đẻ non hoặc thai nhi chết khi vừa lọt lòng. Nguyên do là người La Mã thường sử dụng ống dẫn nước, ly tách, nồi niêu bằng chì. Về phía phụ nữ, họ dùng quá nhiều mỹ phẩm pha bột chì nên rất dễ nhiễm độc.

Vào thời kỳ cuối, do ngâm mình quá lâu trong nước nóng và bị nhiễm độc chì, dân số La Mã giảm đáng kể. Mặt khác, vì sa đà quá đáng vào chuyện tình dục, họ hoàn toàn mất nhuệ khí, thiếu vũ dũng. Cuối cùng, binh lực của họ ngày càng suy yếu, đế quốc La Mã đã nhanh chóng bị tiêu diệt.

Cập nhật: 07/08/2019 Theo nghiencuulichsu
  • 3.226