Trong Top 14 này, ngoài những cái tên quá nổi tiếng như Sparta hay La Mã thì 4 trong số đó là Mông Cổ, Hung Nô, Hán và quân đội nhà Đường đều của Trung Quốc.
Lực lượng quân đội Sparta
Sparta là đội quân chuyên nghiệp đầu tiên trong lịch sử, có ý chí kiên cường và tính kỷ luật nghiêm ngặt. Trong cuộc chiến Peloponnesian, 9 vạn quân bộ binh hạng nặng Sparta đã khiến cho người Athens trong mấy năm liền chỉ có thể trú ngụ trong nội thành. Trong cuộc chiến Ba Tư, chỉ 500 tên binh sĩ Sparta dẫn theo 3000 quân Hy Lạp chiến đấu bất phân thắng bại với 100.000 quân Ba Tư. Cuối cùng, Ba Tư phải dựa vào sự chỉ dẫn của kẻ Hy Lạp phản bội mới giành được chiến thắng.
Đương thời, quân đội nhà Hán và đội quân La Mã được xem là hai thế lực hùng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, chiến tích của nhà Hán vẫn "nhỉnh hơn" quân La Mã rất nhiều khi xét đến các cuộc chiến với những dân tộc du mục. Quân Hán có sức chiến đấu mạnh, tổ chức nghiêm ngặt, sử dụng nhiều nỏ nên có ưu thế lớn hơn đội quân của các quốc gia khác trong các trận chiến. Đây cũng là mô hình quân đội điển hình toàn năng trong lịch sử nhân loại.
Kỵ binh Hung Nô
Quân Hung Nô có khả năng linh hoạt trong di chuyển, tấn công nhanh như tia chớp khiến đối phương không kịp trở tay, có thể thay thế nhiều lần ngựa trong một ngày mà vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu. Ngoài ra, đội quân này còn sở hữu vũ khí chính là cung, mạnh hơn rất nhiều so với các loại cung của quân đội phương Tây thời đó.
Quân Mông Cổ
Kỵ binh Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập. Đội quân này thoát khỏi sự trói buộc của tư tưởng quân sự truyền thống ở Châu Âu, hình thành nên một đế chế có quy mô lớn chưa từng có trên thế giới và cũng nổi tiếng với khả năng tàn sát kinh hoàng.
Khi xét riêng từng kỵ binh, có thể kỵ binh Mông Cổ không bằng các kỵ binh Macedonia hay Ottoman nhưng khi hợp lực cùng nhau tác chiến thì đội quân này vô cùng mạnh, thậm chí có thể xem là mạnh nhất. Họ giống như những con thú dữ trên chiến trường được sinh ra trên lưng ngựa và chỉ với một mục đích là xông thẳng vào trận địa để giết chóc. Hầu như không có nơi nào chống đỡ được vó ngựa của quân Mông Cổ.
Kỵ binh này tuy không phải bách chiến bách thắng, nhưng ở thời kỳ thịnh vượng nhất, Teutonic Knights đã thực sự kiểm soát toàn bộ phía đông khu vực biển Baltic.
Kỵ binh "thép" Teutonic
Họ luôn đi đầu trong các trận chiến và là những con quái vật thực sự trên chiến trường, chiến thuật lao đến húc thẳng vào đội hình địch từ phía xa như 1 con tê giác khổng lồ sau đó tản sang 2 cánh và vòng về để chuẩn bị cho cú húc tiếp theo. Hành động này được làm đi làm lại cho đến khi đội hình địch bị xé nhỏ.
Quân La Mã
Các quân đoàn của đội quân La Mã được hình thành từ khoảng 5.000 bộ binh hạng nặng được tuyển dụng từ các công dân La Mã. Ở Địa Trung Hải, đội quân La Mã đã tiến hành vô số các cuộc chiến và đánh bại nhiều dân tộc khác nhau như người Gauls, Samnites, Ý, Epirus hay Syracuse...
Lực lượng quân đội Byzantine
Byzantine phát triển mạnh trong giai đoạn Justinian. Trước thế kỷ 11, Byzantine vẫn là đội quân mạnh nhất ở vùng cận đông. Khả năng phòng ngự của đội quân này được cho là mạnh nhất thế giới, các kỵ binh đều mặc áo giáp mang theo giáo và cung tên.
Đội quân Phalanx Macedonia (bộ binh) được trang bị vũ khí hạng nặng, tay trái cầm khiên tròn có đường kính khoảng 1m, tay phải cầm thương có chiều dài khoảng 2m, đội hình được xếp ngay ngắn và dày đặc.
Đội quân Phalanx Macedonia (bộ binh)
Ngoài bộ binh, Macedonia còn sở hữu đội quân kỵ binh Hetairoi vô cùng mạnh. Đây là lực lượng kỵ binh chủ chốt trong quân đội Macedonia và được đánh giá là lực lượng kỵ binh mạnh mẽ thành công nhất trong thế giới cổ đại dưới sự lãnh đạo của vua Philiops II và sau đó là con trai ông - Alexandros đại đế.
Alexandros đại đế coi nghề lính là một nghề chính thống, xây dựng hệ thống trường đào tạo và luyện tập rất bài bản. Kỵ binh Hetairoi luôn chú trọng phát triển những ưu điểm của mình, đồng thời nỗ lực khắc phục nhược điểm, trung thành với chiến thuật đánh thọc sườn chớp nhoáng gây rối loạn đội hình chiến thuật đối phương sau đó sẽ bắt đầu rút lui. Hetairoi luôn được sử dụng như lực lượng trợ chiến cho bộ binh Phalanx.
Kỵ binh Ả Rập là đạo kỵ binh hùng mạnh của Khalid ibn Al Walid được thành lập với mục đích phục vụ cho công cuộc chinh phục và bành trướng đạo Hồi.
Quân lính Ả Rập
Kỵ binh Ả Rập có tinh thần sẵn sàng tử vì đạo, có sức chịu đựng, kỷ luật, khả năng cưỡi ngựa tuyệt vời, lòng nhiệt tình tôn giáo đến cực đoan nhưng vẫn rất tỉnh táo khi làm nhiệm vụ.
Mỗi kị binh đều được học cưỡi ngựa, lạc đà, sử dụng nhiều loại vũ khí như gươm, giáo, cung, kể cả võ thuật và chiến thuật quân sự.
Đường quân là một đội quân hùng mạnh do nhiều dân tộc hợp thành. Đường quân bao gồm một quân đoàn có 12.500 người, dưới quân là doanh, dưới doanh là đoàn, mỗi đoàn quản lý 2 lữ, mỗi lữ là 100 người. Đường quân là thuộc loại tinh nhuệ nhất về chất lượng và đứng đầu về số lượng.
Kỵ binh Cossack nổi bật với các chiến thuật linh hoạt
Cossack là những kỵ binh rất nổi tiếng và cũng được xem như là những kỵ binh tốt nhất của mọi thời đại. Họ là bậc thầy của đánh trận, từ những trận chạm trán đối mặt, càn quét, trinh sát cho đến chiến thuật vừa đánh vừa chạy. Mỗi người lính đều có những kỹ năng quân sự và tính độc lập rất cao.
Quân đội của Napoleon
Những đạo thiết kỵ của hoàng đế Napoleon là biểu tượng của sự đông đảo, mạnh mẽ, kỉ luật. Với khả năng tổ chức quân đội tài tình của Naopleon I, quân đội và cả kỵ binh của Pháp trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết sau cả thiên niên kỉ yếu đuối thậm chí là mờ nhạt.
Không chỉ đặc biệt ấn tượng bởi đôi cánh khiến họ trông như một đạo quân bước ra từ thế giới thần thoại, đoàn kỵ binh này còn nổi tiếng với chiến thuật quân sự thông minh và chiếc áo giáp sắt đặc biệt tạo nên sức mạnh hủy diệt quân thù.
Tên tuổi của đoàn kỵ binh này khiến cho quân thù khiếp sợ mỗi khi nhìn thấy đôi cánh trên chiến trường, với vô số trận chiến, đội kỵ binh gần như bất bại. Một loạt thắng lợi liên tiếp của quân đoàn này như: Lubiszew (1577), Byczyna (1588), Kokenhausen (1601), Kircholm (1605), Kluszyn (1610), Chocim (1621), Martynów (1624), Trzciana (1629), Ochmatów (1644), Beresteczko (1651), Polonka (1660), Cudnów (1660), Chocim (1673), Lwów (1675), Vienna (1683) và Párkány (1683).
Chuỗi bất bại này tạo ra Kỷ nguyên Vàng (Golden Age) kéo dài 100 năm của các chiến binh Hurasia. Trên địa hình bằng phẳng, họ gần như bất bại. Không những thế, đa số các cuộc chiến, quân số của đoàn kỵ binh này đều ít hơn đối thủ rất nhiều.
Kỵ binh Husaria được coi là đội kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử châu Âu.
Tiêu biểu như trận Kircholm (1605), quân Thụy Điển vượt trội về sức mạnh và số lượng với 11.000 bộ binh cùng súng trường so với 1.900 kỵ binh Hurasia.
Thế nhưng họ đã thảm bại với thương vong lên tới con số 6.000, còn kỵ binh của Ba Lan chỉ mất chưa tới 100 người!
Trận chiến đáng sự hào nhất và cho thấy rõ sức mạnh huyền thoại của đoàn kỵ binh có cánh chính là khi họ phải đối đầu kẻ thù mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ: Đế chế Ottoman - đế chế mới đã hủy diệt đế chế La Mã cũ để thống trị châu Âu.
Chỉ với 3.000 kỵ binh Husaria để đánh bại đội quân hùng hậu 200.000 người vào năm 1683 trong trận Vienna (giải cứu thủ đô nước Áo Vienna khỏi sự bao vây của quân Ottoman).
Tên tuổi và huyền thoại bất diệt của đoàn kỵ binh có cánh lại một lần nữa được tăng thêm với chiến thắng thuyết phục đế chế Ottoman để trở thành đoàn kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử châu Âu.
Đã có thời đôi cánh trên lưng kỵ binh Ba Lan trở thành nỗi ám ảnh trên chiến trường.
Tiền thân xuất phát từ một nhóm lính đánh thuê mộ đạo của người Serbia vào khoảng năm 1500 và dần dần phát triển thành một đạo quân chính quy hùng mạnh. Họ bất bại trước mọi đối thủ kể cả quân Ottoman, Cossacks (kỵ binh cô dắc) hay người Nga (Tatar).
Sử dụng những ngọn thương dài thuần thục cộng với chiến thuật càn quét mạnh mẽ tuy đơn giản nhưng gần như không có nhược điểm. Chiến công vĩ đại nhất của kỵ binh Ba Lan là trận đánh thành Vienna năm 1683.
Tháng 9 năm 1683 quân Ottoman đem tới 150.000 quân do Hoàng đế Mehmed IV chỉ huy và thêm 12.000 quân do tể tướng Ottoman Kara Mustafa Pasha dẫn đầu tiến đánh và bao vây thành Vienna. Sau đó chính giáo hoàng Innocent XI đã gửi quân đội Balan đến giải vây thành Vienna với khoảng 30.000 quân.