Loại vắc xin ung thư mới vừa được tiêm vào người bệnh nhân đầu tiên tại Mỹ

  •  
  • 972

Kết quả ban đầu sẽ được công bố vào cuối năm 2018.

Moderna Therapeutics - một công ty công nghệ sinh học Mỹ, mới đây đã tiêm loại vắc-xin ung thư họ đang phát triển vào người một bệnh nhân đầu tiên. Công việc nằm trong giai đoạn I của thử nghiệm lâm sàng, giúp kiểm tra sự an toàn của loại vắc xin ung thư được gọi là mRNA-4157.

Các nhà khoa học cũng muốn xem xét khả năng dung nạp của thuốc và liệu nó có kích thích phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân hay không. Vắc xin mới mà Moderna Therapeutics phát triển sử dụng mRNA (RNA thông tin) được chỉnh sửa để tấn công vào các khối u rắn. Nó được đánh giá là bước tiến lớn trong cả hai lĩnh vực: điều trị ung thưchăm sóc y tế cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.

Người đầu tiên thử nghiệm vắc xin mới  là một bệnh nhân ung thư phổi.
Người đầu tiên thử nghiệm vắc xin mới là một bệnh nhân ung thư phổi.

Người đầu tiên thử nghiệm vắc xin mới được Moderna Therapeutics tiết lộ là một bệnh nhân ung thư phổi. Bệnh nhân này có khối u nhưng đã được phẫu thuật cắt bỏ. Các nhà khoa học đã trích một khối lập phương 1mm3 từ mô ung thư, phân tích mã di truyền của nó để xác định các đột biến trong tế bào.

Những đột biến này sau đó được sao chép vào một mRNA đơn. Các nhà khoa học hi vọng nó sẽ giúp hệ miễn dịch phân biệt được đâu là các tế bào ung thư và đâu là tế bào lành tính, cho phép cơ thể tự chống lại ung thư.

Phản ứng kích thích hệ miễn dịch này khiến loại thuốc mới được gọi là vắc xin, tương tự như CIMAvax, loại vắc xin ung thư phổi của Cuba. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt lớn, CIMAvax là một vắc-xin đại trà, còn vắc xin mới của Moderna Therapeutics được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân.

“Đó là một loại thuốc riêng được thiết kế giúp hệ miễn dịch của từng bệnh nhân nhận diện được ung thư như một phần tử ngoại lai của cơ thể và tấn công nó. [Vắc xin này] sẽ trở thành một sự bổ sung quan trọng vào kho vũ khí trị liệu của các bác sĩ ung thư, có khả năng giúp nhiều bệnh nhân đáp ứng tốt hơn với điều trị”, Tiến sĩ Howard A. Burris III, một trong những nhà nghiên cứu cho biết.

Tất nhiên, còn một chặng đường dài để đi từ thử nghiệm lâm sàng cho đến khi vắc-xin sẵn sàng được sử dụng trên diện rộng. Hiện tại, nRNA-4157 mới đang được thử nghiệm với những bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật loại bỏ khối u. Nếu các cuộc thử nghiệm ban đầu này diễn ra suôn sẻ, nó sẽ được thử nghiệm trên cả các bệnh nhân có khối u rắn phức tạp và không thể phẫu thuật.

Theo kế hoạch của Moderna Therapeutics, 90 bệnh nhân được kỳ vọng sẽ tham gia vào cuộc thử nghiệm. Kết quả ban đầu sẽ được công bố vào cuối năm 2018.

Cập nhật: 27/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 972