Máu nhiễm mỡ là gì? Cách ăn kiêng cho người bị máu nhiễm mỡ

  •  
  • 2.043

Việc ăn quá nhiều chất béo động vật sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao.

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ còn được gọi với tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường trong máu có tỉ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid... Nếu các chỉ số này vượt mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao.

Mạch máu
Máu nhiễm mỡ còn được gọi với tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao.

Hậu quả của máu nhiễm mỡ là gì?

Bệnh tim mạch

Tăng cholesterol trong máu chính là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng tăng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, gây thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim. Đây là một căn bệnh nguy hiểm do biến chứng của bệnh mỡ máu cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Có đến 90% trường hợp bị nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.

Cao huyết áp

Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa, làm lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi khiến tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có các đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng khả năng hấp thu giữ nước trong cơ thể... dẫn đến cao huyết áp.

Đột quỵ

Rối loạn chuyển hóa lipid máu, khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến tình trạng giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là có sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Bệnh này thường không có triệu chứng rõ ràng, mặc dù nó trực tiếp gây suy giảm chức năng gan và làm xơ gan.

Sỏi mật

Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, kết hợp với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật. Mỡ máu cao là căn nguyên gây ra rất nhiều các loại bệnh khác, vô cùng nghiêm trọng.

Tiểu đường

Rối loạn chuyển hóa lipid máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, dẫn đến chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, khiến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết.

Những người bị máu nhiễm mỡ cần ăn kiêng như thế nào?

Người bệnh cần tuyệt đối kiêng nội tạng động vật, tuy có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nội tạng động vật chứa cholesterol cao hơn gấp nhiều lần so với thịt nạc chủ yếu là chất béo bão hòa, muối vô cơ và chất đạm. Đây là thực phẩm rất nguy hiểm cho người mỡ máu cao vì vậy cần loại bỏ càng sớm càng tốt.

Nên hạn chế sử dụng những thực phẩm như bánh nướng, khoai tây rán, mì tôm... do chứa nhiều hàm lượng cholesterol gây nguy cơ xơ vữa động mạch tích tụ chất béo trên động mạch.

Các loại đồ uống có gas, nước ngọt... làm tăng lượng calo dư thừa lên 2% trọng lượng cơ thể và 27% mỡ thừa bao quanh gan. Theo đó, rượu bia và các chất kích thích là những thức uống cần loại bỏ.

Chăm chỉ luyện tập thể thao, tập gym 30 phút mỗi ngày sau giờ làm việc để tinh thần thoải mái và xóa bỏ căng thẳng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm có thể gọi là "cao thủ hạ mỡ", ăn nhiều giúp mạch máu sạch

1. Nấm

Các loại nấm
Các loại nấm đều có các nhóm chất giúp làm giảm cholesterol máu.

Các loại nấm như nấm hương, mộc nhĩ đen, đều có các nhóm chất giúp làm giảm cholesterol máu là:

  • Beta - glucan - một dạng chất xơ hòa tan có thể ngăn sự hấp thu cholesterol vào máu.
  • Eritadenine - một hoạt chất có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa phospholipid tại gan.
  • Mevinolin ức chế quá trình chuyển hóa cholesterol tại gan. Các thành phần này có thể có thành phần thay đổi khác nhau tùy thuộc vào từng loại nấm khác nhau.

2. Cá biển sâu

Cá biển sâu
Cá biển sâu rất giàu axit béo không bão hòa, có thể làm sạch chất thải trong mạch máu.

Cá biển sâu rất giàu axit béo không bão hòa, có thể làm sạch chất thải trong mạch máu và ngăn ngừa huyết khối. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi axit béo Omega-3 đi vào cơ thể, chúng sẽ bị phân hủy thành EPA, chất này được gọi là "chất lọc máu".

Nó có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, làm giảm hàm lượng chất béo trung tính, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối và giữ cho máu trong hơn.

3. Quả táo

Quả táo
Thành phần dinh dưỡng trong quả táo có thể làm giảm mỡ máu.

Có tác dụng từ làn da cho đến hệ tiêu hóa, có nhiều lý do tại sao gọi loại trái cây này sẽ khiến cho bạn không phải lo chuyện phải đi gặp bác sĩ. Nhưng không chỉ có vậy, những miếng táo giòn và ngon cũng có thể giúp bạn quản lý mức cholesterol.

Theo 1 cuốn sách về các thực phẩm chữa bệnh, chất xơ pectin có trong táo, với các thành phần khác như polyphenol chống oxy hóa, làm giảm mức độ cholesterol LDL không lành mạnh và làm chậm quá trình oxy hóa - đó là một yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Polyphenol thân thiện với tim cũng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương cơ tim và mạch máu.

Cập nhật: 01/09/2020 Theo Vietnamnet/phapluatbandoc
  • 2.043