Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nhiều căn bệnh hiểm nghèo, điển hình là tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương... Ở Anh, khoảng 1,6 triệu người bị tiểu đường. Tại Hoa Kỳ, số người bị tiểu đường tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị tiểu đường gấp hai lần người tuổi 45 - 54.
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30 - 64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển.
Máy đo đường huyết Omron HEA-220
Hiện nay, trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2012, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.
Do vậy, máy thử đường huyết tự động là một thiết bị nhỏ gọn, cần thiết và rất tiện dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người ta còn dùng nó để tầm soát bệnh tiểu đường ở những người chưa biết có bị bệnh hay không. Máy gồm có bốn bộ phận: máy đo, bút phóng kim, kim và que thử. Mỗi loại máy đều có bản hướng dẫn cách sử dụng mà người đo nên đọc kỹ và làm đúng.
Máy đo đường huyết Omron HEA-221
Một số bệnh nhân tiểu đường có thể cần thử đường huyết nhiều lần trong ngày hơn bệnh nhân khác, tùy theo chỉ định bác sĩ. Thời điểm thử đường huyết có thể là lúc đói (tám tiếng sau ăn), thường là buổi sáng sau khi thức dậy chưa ăn uống; hoặc sau ăn hai giờ; hoặc thử đường huyết vào một lúc bất kỳ nào đó, khi cảm giác trong người có dấu hiệu đường lên cao, xuống thấp.
Máy đo đường huyết giúp người sử dụng kiểm soát được lượng đường trong máu, đề phòng và phòng chống bệnh tiểu đường một cách chủ động và kịp thời nhất trong cuộc sống thường nhật.
- Trước ăn : 90 - 130mg/dl (5,0 – 7,2mmol/l)
- Sau ăn 2 giờ : < 180mg/dl (10mmol/l)
- Trước khi ngủ: 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l)
Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng... mà vùng đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau. Càng lớn tuổi, càng nhiều bệnh nặng kèm theo (Suy thận mãn tính, suy tim, xơ gan…) thì mục tiêu đường huyết có thể cao hơn mới an toàn.
Bước 1: Gắn kim vào bút phóng, đậy nắp bút phóng lại
Bước 2: Gắn que thử vào máy, để ở chế độ sẵn sàng (khi thấy biểu tượng giọt máu hiện lên trên thân máy).
Bước 3: Sát trùng chỗ chích máu, thường là mặt bên của đầu ngón áp út ở tay không thuận. Đặt sát miệng bút phóng vào chỗ da đã sát trùng rồi bấm nút cho kim tự phóng ra đâm xuyên qua da và tự thu về trong thời gian rất ngắn.
Bước 4: Để máu tự chảy và hứng que thử đã gắn sẵn trong máy vào, chỉ cần một giọt là đủ, chờ máy đọc kết quả. Đặt bông đè lên vết thương để cầm máu.