Nguồn gốc hình dạng quái dị của các quốc gia ngày nay

  •   33
  • 7.503

Mỗi quốc gia sở hữu diện tích, hình dạng vùng lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên, một số có đường biên giới kỳ cục đến mức chẳng ai hiểu nổi.

Tính đến nay, trên thế giới có tổng cộng 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, và mỗi quốc gia sở hữu diện tích, kích cỡ, hình dạng riêng biệt, chẳng ai giống ai cả. Như Việt Nam của chúng ta với hình chữ S, hay nước Italy có hình dạng tựa như chiếc ủng.

Nhưng bên cạnh đó, có những quốc gia mang hình dạng kỳ cục đến mức... khó hiểu, ví dụ như Ấn Độ..

Đang yên đang lành, thòi ra một mẩu chẳng liên quan...
Đang yên đang lành, thòi ra một mẩu chẳng liên quan...

Hay Cameroon với một cái đuôi quái dị...

Bản đồ hình dạng lạ của nước Cameroon.
Bản đồ hình dạng lạ của nước Cameroon.

Nếu tập trung nghiên cứu kỹ bản đồ, bạn sẽ thấy còn nhiều quốc gia nữa tương tự như vậy. Vẫn biết là không quốc gia nào giống nhau, nhưng tại sao có thể quái dị như thế? Hãy cùng tìm hiểu xem.

Lỗi là ở... lịch sử

Đúng hơn, nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình thuộc địa hóa của châu Âu trong thế kỷ 20. Quốc gia nào cũng vậy, từ cổ chí kim, luôn muốn mở rộng bờ cõi của mình. Chiến tranh xảy ra, kẻ thắng chiếm đất của kẻ thua, khiến cho diện tích các quốc gia trong thời kỳ này thay đổi chóng mặt.

Lấy ví dụ như nước Italy. Hãy nhìn vào bản đồ nước Italy, bạn sẽ thấy có một mẩu rất vô duyên thòi ra, xuyên thẳng vào Slovenia. Cái mẩu thừa thãi đó là quận Trieste.

Bản đồ đất nước Italy.
Bản đồ đất nước Italy.

Nguyên nhân hình thành Trieste cũng không êm ả gì. Số là khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, Italy là một trong những quốc gia thắng cuộc, qua đó chiếm phần lớn diện tích Slovania (lúc bấy giờ là Nam Tư). Nhưng đến Thế chiến II, Italy lại là kẻ thua trận, gần như toàn bộ diện tích đất chiếm được trước đó bị mất đi.

Thậm chí, Trieste cũng không phải là lãnh thổ của Italy nữa mà trở thành một quốc gia tự trị vào năm 1947, dưới sự bảo hộ của Liên Hợp Quốc. Nhưng đến năm 1954, Trieste tách làm 2, phần lớn giao cho Ý, và một ít thuộc về Nam Tư. Vùng biên giới giữa 2 quốc gia này cũng trở nên kỳ cục từ đó.

Đến năm 1954, Trieste tách làm 2, phần lớn giao cho Ý, và một ít thuộc về Nam Tư.
Đến năm 1954, Trieste tách làm 2, phần lớn giao cho Ý, và một ít thuộc về Nam Tư.

Một ví dụ khác chính là Ấn Độ chúng ta đã nêu trên. Bạn có thể thấy, 2 nửa của Ấn Độ được nối với nhau bởi một vùng đất siêu nhỏ, được gọi là "cổ gà" (siligury corridor), với điểm hẹp nhất tại đây chỉ rộng khoảng 27km.

Nguyên nhân hình thành cái "cổ gà" này bắt nguồn từ năm 1947.
Nguyên nhân hình thành cái "cổ gà" này bắt nguồn từ năm 1947.

Nguyên nhân hình thành cái "cổ gà" này bắt nguồn từ năm 1947, khi Ấn Độ giành lại độc lập từ tay Đế quốc Anh. Khi đó quốc gia này vẫn thành một khối liền mạch. Nhưng sau đó, nước Anh quyết định chia cắt đất nước dựa thành các phần dựa trên tôn giáo: đạo Hindu và đạo Hồi.

Khu vực theo đạo hồi chính là Tây và Đông Parkistan, trong đó vùng Đông Parkistan chiếm một phần nhỏ phía Đông, để lại một khoảng đất tách biệt của Ấn Độ.

Nước Anh quyết định chia cắt đất nước dựa thành các phần dựa trên tôn giáo: đạo Hindu và đạo Hồi.
Nước Anh quyết định chia cắt đất nước dựa thành các phần dựa trên tôn giáo: đạo Hindu và đạo Hồi.

Cũng có những trường hợp đường biên giới trở nên kỳ lạ vì những lý do... trời ơi đất hỡi, như nước Cộng hòa Congo.

Congo có tới 2 vùng đất kỳ cục trên bản đồ.
Congo có tới 2 vùng đất kỳ cục trên bản đồ.

Cộng hòa Congo trước kia là thuộc địa của Bỉ. Và để thuận tiện cho giao thương vùng biển, Bỉ đã tìm cách mở rộng diện tích quốc gia này về phía Tây, tạo thành một vùng đất trông khá... vô duyên như ta thấy trong hình.

Nhưng cái nực cười ở đây là lý do hình thành vùng biên giới còn lại. Congo có một vùng đất xuyên tới hơn 200km vào Zambia.

Đường biên giới quốc gia giữa Zambia và Congo.
Đường biên giới quốc gia giữa Zambia và Congo.

Thời kỳ đó, Zambia là thuộc địa của Anh. Tuy nhiên, biên giới của 2 quốc gia này chưa rõ ràng, đồng thời Bỉ muốn sở hữu vùng đầm lầy nằm sâu trong Zambia. Lãnh đạo hai bên chẳng thể thống nhất được, và họ quyết định nhờ quốc vương Italy làm trọng tài vào năm 1884.

Vị quốc vương này cũng khá... vui tính. Trong cái thời đại chẳng có Internet, cách phân định của ông đơn giản chỉ là dùng bút vẽ lại bản đồ sao cho đẹp mắt và hợp lý nhất. Cuối cùng, đường biên giới kỳ cục này tồn tại cho đến ngày nay.

Cập nhật: 01/09/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 33
  • 7.503