Nguồn gốc của chứng sợ lỗ trypophobia

Vì sao nhiều người mắc hội chứng sợ lỗ?
  •   2,36
  • 13.028

Bức ảnh dưới đây có làm bạn nổi da gà? Nếu có thì cũng đừng lo vì thế giới có 15% người (18% nữ, 11% nam) cũng cảm thấy khó chịu khi thấy các đám lỗ hoặc u bướu và theo các nhà khoa học thì đây gọi là trypophobia.

Sau nhiều nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học đã xác định được nguồn gốc của nỗi sợ này và hóa ra, nó không chỉ là một chứng bệnh tâm lý mà còn bắt nguồn từ bản chất sinh học, di truyền của con người trước những cấu trúc có độ tương phản khác lạ so với thứ khác trong tự nhiên.

Hồi năm 2013, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học Thần Kinh đã nói về cảm giác của người bệnh khi đối mặt với các hình ảnh đầy lỗ hoặc lô nhô như tổ ong, cụm bóng xà phòng: "Thật sự là bệnh nhân không thể đối mặt với các vật nhỏ, không đều, các cụm lỗ bất đối xứng,... Khi đó có người tỏ ra không thích, có người hét lên, khóc lóc...".

Đài sen này có làm bạn nổi da gà không?
Đài sen này có làm bạn nổi da gà không?

Mặc dù trypophobia được gọi là "nỗi sợ những cái lỗ" nhưng khi đào sâu nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng nó không chỉ là một nỗi sợ hãi và nỗi sợ đó không chỉ đối với những cái lỗ trống. Nỗi ám ảnh này thậm chí không được công nhận bởi cộng đồng tâm lý học bởi nó không thỏa mãn định nghĩa của một loại ám ảnh.

Arnold Wilkins, một nhà nghiên cứu tại Đại học Essex khẳng định: "trypophobia là một dạng ghê tởm hơn là nỗi sợ và do đó, nó là một dạng phản ứng tổng hợp thái quá trước các yếu tố có thể gây nguy hiểm. Sự ghê tởm này phát sinh từ những cụm vật thể nào đó và các vật thể này không nhất thiết phải có lỗ. Khi những người với chứng trypophobia trong người nhìn vào những hình ảnh ghê tởm, nhịp tim sẽ tăng lên, hỗn loạn hơn và hoạt động tại phần nào não xử lý thị giác sẽ tăng cao".

Wilkins và đồng nghiệp của ông là Geoff Cole đã công bố một nghiên cứu về trypophobia hồi năm 2013 với giả thuyết rằng nguyên nhân sâu xa của nỗi ghê sợ này bắt nguồn từ cơ chế sinh học. Theo đó, con người đã phát triển để lo sợ trước những cơ cấu có thể gây nguy hiểm trong tự nhiên. Để xác định hiệu ứng này, các nhà nghiên cứu đã phân tích hình ảnh trên trang web trypophobia, bao gồm cả những hình ảnh có lỗ nhưng không kích hoạt trypophobia để tìm kiếm sự khác biệt.

Kết quả? Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng có thể nỗi sợ này bắt nguồn từ sự tiến hóa, giúp con người tránh xa những loài động vật nguy hiểm bởi lẽ trên người chúng đều có chung các hình dạng kích ứng trypophobia. Mặt khác, nhóm còn phát hiện rằng độ tương phản đặc biệt của một số hình ảnh sẽ khiến nó kích ứng trypophobia. Bằng cách này, họ có thể sẽ tìm được cách hạn chế và thậm chí là điều trị trypophobia trong tương lai.

Theo một nghiên cứu vào tháng 4 năm 2017 trên tạp chí Personality and Individual Differences, khi ai đó mắc chứng sợ trypophobia, nhịp tim của họ tăng lên và ngón tay của họ bắt đầu đổ mồ hôi.

Trong khi điều đó chỉ sử dụng 37 sinh viên chưa tốt nghiệp đại học, khoảng 17% trong số họ (gần bằng một phần những người trong nghiên cứu năm 2013 của Wilkins) cho thấy nỗi sợ hãi giống như trypophobia.

"Mặc dù thoạt nhìn trypophobia có vẻ phi lý, nhưng những hình ảnh này có thể đang kích hoạt một hệ thống phát hiện mối đe dọa sơ khai", các tác giả viết.

Nhưng điều gì trong quá khứ sâu xa của chúng ta với tư cách là con người có thể dẫn đến sự phát triển của một hệ thống kích hoạt trypophobia? Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xem xét bao gồm cả việc hệ thống như vậy có tồn tại hay không, và nếu nó có vai trò như thế nào?

Cập nhật: 03/11/2020 Theo Tinh Tế
  • 2,36
  • 13.028