Nhân tố bí ẩn cho chuyến du hành đến môi trường liên sao

  •  
  • 3.442

Con người đang lên ý tưởng cho cuộc du hành đến môi trường liên sao bên ngoài Hệ Mặt Trời. Nhưng ứng viên sáng gia cho chuyến du hành này không phải con người, mà là loài gấu nước bé nhỏ.

Tại sao lại là gấu nước? Gấu nước hay Tardigrade là một loài tám chân nổi tiếng với sự sống mãnh liệt. Nó có thể sống sót được trong những môi trường có điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Thả nó vào nước nấu sôi, vào nơi có áp lực cực cao hay nhiệt độ cực thấp, cũng không làm nó chết đi được.

Gấu nước là ứng cử viên sáng giá cho chuyến bay đầu tiên đến môi trường liên sao.
Gấu nước là ứng cử viên sáng giá cho chuyến bay đầu tiên đến môi trường liên sao. (Ảnh minh họa: Dotted Yeti/Shutterstock).

Một nghiên cứu mới đây nhất trên tạp chí Scientific Reports cũng chứng minh được rằng, thậm chí khi Trái Đất bị một tiểu hành tinh đâm vào, một vụ nổ siêu tân tinh hay vụ nổ tia gamma mạnh mẽ nào đó diễn ra ở gần Trái Đất, thì cũng không thể giết chết được những chú bọ tí hon này.

Sự cứng rắn và kích thước nhỏ bé của chúng (chỉ dài khoảng một milimet), khiến chúng trở thành những ứng cử viên lý tưởng nhất cho những chuyến du hành đến bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Và với kích thước nhỏ bé như vậy, chúng sẽ chinh phục đến không gian liên sao nhanh hơn so với những chuyến bay có người lái.

NASA đang triển khai chương trình Starlight, mục đích là dùng photon để đưa những vật nhỏ đi đến ngôi sao gần Hệ Mặt Trời nhất bằng tốc độ ánh sáng. Tardigrade có sức chống chọi đặc biệt để tham gia vào thử nghiệm chuyến bay đầu tiên bằng photon ánh sáng này.

Trong chuyến đi, môi trường sẽ làm cho gấu nước làm mất nước và đông cứng cực độ. Nhưng khi vào trạng thái như vậy, chúng sẽ tự cuộn thành những quả bóng nhỏ và tự hồi phục cơ thể. Khi điều kiện cơ thể được cải thiện, chúng lại tiếp tục bị mất nước và bị đông cứng, nhưng rồi chúng lại tiếp tục quá trình hồi phục và cứ như thế, tưởng như chúng không hề bị xây xước gì cả.

Các nhà nghiên cứu thấy được đặc tính thú vị này của loài Tardigrade, và chúng có thể đi ra khỏi môi trường liên sao mà vẫn sống sót khỏe mạnh nhờ vào quá trình tự phục hồi của cơ thể.

Loài C. elegans với cấu tạo cơ thể đơn giản nhưng khả năng sinh tồn cũng cao không kém cạnh.
Loài C. elegans với cấu tạo cơ thể đơn giản nhưng khả năng sinh tồn cũng cao không kém cạnh.

Trong khi đó, loài C. elegans cũng là một ứng cử viên khác cho chuyến đi xuyên Hệ Mặt Trời này. Chỉ có khoảng ít hơn 1.000 tế bào trong cơ thể của chúng, chúng được cấu tạo khá đơn giản. Các nhà khoa học đã có nhiều dữ liệu về di truyền và đặc tính của loài này.

Mặc dù với kích thước nhỏ và cấu tạo cơ thể đơn giản, nhưng chúng có thể quan sát môi trường xung quanh và tự thay đổi cơ thể để tương thích với môi trường. Ngoài ra, giống với loài gấu nước, chúng cũng tự làm đông lạnh mình và tự hồi sinh sau khi trải qua điều kiện khắc nghiệt làm cơ thể chết tạm thời.

Hai loài vật này có kích thước cơ thể rất nhỏ, chúng ta không thể quan sát được nó bằng mắt thường. Chính vì vậy, ta có thể gói gọn nó vào một con tàu ở kích thước rất nhỏ và đưa đi vào môi trường liên sao với tốc độ ánh sáng.

Mặc dù ý tưởng rất thú vị nhưng chương trình này vẫn chưa được lên kế hoạch một cách cụ thể. Doanh nhân Yuri Milner người Nga cho biết, việc đưa tàu đến ngôi sao gần Hệ Mặt Trời nhất, sao Alpha Centauri, sẽ được thực hiện trong khoảng từ 20 đến 25 năm tới.

Cập nhật: 14/11/2017 Theo khampha
  • 3.442