Nhiệt độ đỉnh Everest lạnh đến mức xác chết không phân hủy, liệu di thể người cổ đại có trên đó?

  •   4,73
  • 7.377

Đỉnh Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới và được bao phủ bởi băng tuyết quanh năm, kể cả vào mùa hè, các sông băng ở đây cũng sẽ không tan chảy.

Everest là đỉnh núi cao nhất trên Trái đất so với mực nước biển, con người không bị phân hủy ngay cả khi chết. Liệu có thể tìm thấy di thể của người cổ đại trên đỉnh Everest?

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới. (Ảnh: Sohu).

Nhiệt độ cực thấp cộng với ít hoạt động sinh học khiến môi trường nguyên thủy trên đỉnh núi được bảo tồn tương đối tốt. Hơn nữa, nhiệt độ cực thấp tương đương với một tủ lạnh tự nhiên khổng lồ, sinh vật khó có thể di chuyển đến đây, nếu sinh vật chết ở đây thì hài cốt của chúng sẽ được bảo quản rất lâu.

Câu hỏi đặt ra là liệu có thể tìm thấy di tích của người cổ đại trên đỉnh Everest hay không? Nếu có, tình trạng hài cốt của họ sẽ như thế nào?

Để biết liệu có còn sót lại di thể nào của người cổ đại trên đỉnh Everest hay không, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu lịch sử tiến hóa của đỉnh Everest. Đỉnh Everest bắt đầu nhô lên từ 38 triệu năm trước, tuy nhiên đỉnh Everest lúc đó không cao, cũng không hoang vắng như bây giờ mà có nhiều thảm thực vật và rừng rậm.

Khi lục địa Ấn Độ tiếp tục trôi về phía bắc và ép chặt lục địa Á-Âu, địa hình của đỉnh Everest dần được nâng cao. Hơn 20 triệu năm trước, đỉnh Everest đã trải qua thời kỳ nâng lên nhanh chóng. Cách đây 7 triệu năm, chiều cao của đỉnh Everest đã lên tới hơn 3.000 mét, và hiện nay chiều cao của đỉnh Everest đã lên tới 8.848,86 mét.

Từ lịch sử tiến hóa của đỉnh Everest, có thể thấy địa hình của đỉnh Everest đã được nâng cao lên hơn 3.000 mét vào khoảng 7 triệu năm trước, khi con người chưa xuất hiện. Vào thời điểm con người tiến hóa, độ cao của đỉnh Everest đã tăng lên đến mức không thích hợp cho sự sinh tồn của con người.

Leo lên đỉnh Everest là một việc rất nguy hiểm
Leo lên đỉnh Everest là một việc rất nguy hiểm dù với sự hỗ trợ của công nghệ và thiết bị an toàn.

Quan trọng hơn, địa hình của đỉnh Everest dốc, môi trường khắc nghiệt, hàm lượng oxy cực thấp, rất khó để leo lên đây nếu không có thiết bị tiên tiến, thậm chí ngày nay, khi khoa học ngày càng phát triển, leo lên đỉnh Everest là một việc rất nguy hiểm dù với sự hỗ trợ của công nghệ và thiết bị an toàn, chưa kể người thời cổ đại.

Vì vậy, xác suất dấu tích của người cổ đại trên đỉnh Everest là rất thấp, gần như là không thể.

Mặc dù không còn di thể người cổ đại trên đỉnh Everest nhưng có hơn 300 bộ hài cốt người đang ngủ yên ở đây, trong đó nổi tiếng nhất là Giày Xanh (Green Boot). Giày Xanh thiệt mạng vào 1996 và là một trong những cái xác nổi tiếng nhất Everest. Người ta suy đoán rằng Giày Xanh là nhà leo núi Ấn Độ Zewang Pajo - người đã chết bất đắc kỳ tử khi leo lên đỉnh Everest vào năm 1996. Nếu Giày Xanh thực sự là Pajo thì ông ấy đã nằm một mình ở đây hơn 20 năm. Mặc dù đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng do nhiệt độ ở đây quá thấp, di hài của ông vẫn như trước, như đang ngủ say.

Ngoài Giày Xanh, trên núi còn có những “mỹ nhân ngủ yên” và những “người gác núi”, vì hài cốt của họ nằm ở độ cao trên 5000m so với mực nước biển, và nhiều hài cốt ở độ cao trên 8000m nên người dân rất khó thu dọn hài cốt của họ xuống núi.

Rất nhiều người đã thiệt mạng khi tiến đến vùng này và việc cứu hộ ở nơi đây là việc bất khả thi vì người cứu có thể sẽ kiệt sức và tự giết bản thân mình, đồng thời việc này cực kỳ tốn kém. Để dễ hình dung, việc mang một cái xác xuống dưới chân núi có thể tốn đến vài nghìn USD tùy vào độ cao và việc này cần tới 6 đến 8 người khỏe mạnh vì một người bình thường nặng 80 kg có thể nặng đến 150 kg khi đã chết và đóng băng. Cho nên những người leo núi ở độ cao này khi thấy ai đã tắt thở vì kiệt sức thì họ đều để nguyên xác ở tại vị trí đó.

Người leo núi ở độ cao này khi thấy ai đã tắt thở vì kiệt sức thì họ đều để nguyên xác ở tại vị trí đó.
Người leo núi ở độ cao này khi thấy ai đã tắt thở vì kiệt sức thì họ đều để nguyên xác ở tại vị trí đó.

Vì nhiều lý do khác nhau, những bộ hài cốt này nằm lặng lẽ trên núi cao, nhưng vô hình trung những bộ hài cốt này lại đe dọa sự tồn vong của người dân địa phương.

Trước hết, một số lượng lớn vi sinh vật vẫn sống bên trong và bên ngoài cơ thể con người, mặc dù vi sinh vật sẽ ngừng hoạt động trong môi trường nhiệt độ thấp nhưng chúng chưa chết. Khi môi trường thích hợp, chúng có thể chảy xuôi dòng theo băng và tuyết tan, đe dọa người dân ở hạ lưu.

Ngoài ra, hoạt động leo núi của con người cũng đang đe dọa đến ngọn núi thiêng này. Phân và nước tiểu của người leo núi nếu không được xử lý sẽ lưu lại trên núi. Giống như xác người, vi sinh vật mà chúng mang theo có thể cũng chảy xuống hạ lưu.

Ngoài ra, một số lượng lớn bình oxy và dây thừng bị vứt lại trong quá trình leo núi, và những chất thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường địa phương. Để làm sạch những rác này, người dân địa phương và chính quyền địa phương tổ chức tái chế rác trên đỉnh Everest hàng năm, nhưng do môi trường khắc nghiệt của đỉnh Everest nên việc dọn rác cao hơn 5000m so với mực nước biển rất khó khăn. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn, có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ thấy rác rưởi của con người ở khắp nơi trên "nóc nhà thế giới".

Cập nhật: 26/02/2021 Theo viettimes
  • 4,73
  • 7.377