Sử dụng dữ liệu cập nhật về nhiệt độ được lấy từ hàng nghìn trạm quan sát thời tiết trên mặt đất và rất nhiều tầu thương mại và phao trên biển, các nhà khoa học tại Cơ quan quản lý Đại Dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (National Oceanic and Atmospheric Administration-NOAA) cho biết không tìm thấy một dấu hiệu gián đoạn nào trong tốc độ gia tăng của trong những năm gần đây. Không chỉ vậy, tốc độ này còn gia tăng thêm một chút so với nửa sau của thế kỷ 20. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí danh tiếng Science.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 15 năm qua (giai đoạn từ 2000-2014) nhiệt độ tăng trung bình khoảng 0.116 độ C mỗi thập kỷ. Tốc độ này không hề suy giảm mà thực tế còn cao hơn một chút so với mức tăng trung bình 0.113 độ C mỗi thập kỷ trong giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20 (1950-1999) - giai đoạn đánh dấu rõ ràng sự bắt đầu gia tăng do các hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, các dữ liệu mới cũng cho biết, sự gia tăng nhiệt độ đã đạt những kỷ lục mới và năm 2014 được xem là năm nóng nhất trong lịch sử hiện đại.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, việc sử dụng đang khiến lượng khí thải nhà kính trong bầu khí quyển gia tăng nhanh hơn. Điều này trực tiếp làm gia tăng nhiệt độ, gây ra sự tan chảy của khu vực băng cũng như các và làm gia tăng mực nước biển cùng các hậu quả nghiêm trọng khác.
Được biết, trước báo cáo này, các nhà khoa học từng cho rằng nhiệt độ trong thế kỷ 21 hầu như là không đổi.
Theo một báo cáo được công bố 2 năm trước của Ủy Ban Liên Chính Phủ về Thay Đổi Khí Hậu IPCC thì mức tăng nhiệt độ trong giai đoạn 1998-2012 chỉ khoảng 0.05 độ C mỗi thập kỷ, so với mức tăng trung bình trong giai đoạn 1951-2012 là 0.12 độ C.
Hiện tại, Dr Karl, giám đốc của trung tâm National Climatic Data thuộc NOAA cho rằng những con số này không còn giá trị nữa. Một số chuyên gia cũng đồng ý với báo cáo của NOAA vì cho rằng số liệu sử dụng trong báo cáo mới của NOAA đáng tin cậy và tốt hơn so với số liệu mà IPCC sử dụng.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ý kiến trái chiều từ những chuyên gia khác. Giáo sư Piers Forster tại đại học Leeds chỉ ra rằng báo cáo của IPCC dựa trên rất nhiều bộ dữ liệu. Ông cho rằng, các cơ sở dữ liệu khác, dù đã được hiệu chỉnh để tăng độ chính xác, thì vẫn sẽ chỉ ra một xu hướng giảm trong sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu từ năm 1998.
Với quan điểm, chúng ta phải hiểu rõ hơn về những biến đổi của khí hậu trong từng thời kỳ, ông cho rằng đây sẽ không phải là nghiên cứu cuối cùng về vấn đề phức tạp này.