Nhìn bức ảnh này, bạn đoán xem đây là mắt của con gì? Câu trả lời có thể khiến bạn... hết cả hồn đấy!

  •  
  • 2.133

Đi thẳng vào vấn đề nhé, hãy trả lời câu hỏi dưới đây: Bức ảnh này là mắt của con gì?

Bạn đoán thử xem đây là mắt con gì?
Bạn đoán thử xem đây là mắt con gì?

  • Chó
  • Lợn 
  • Đại bàng
  • Đà điểu
  • Thú mỏ vịt

Cặp mắt kỳ lạ

Đọc đến đây chắc bạn cũng biết đáp án là gì rồi đúng không? Trên thực tế, với những ai chưa bao giờ tiếp xúc với một con dê còn sống ở ngoài đời thì hẳn sẽ tương đối ngạc nhiên với đôi mắt của chúng - với con ngươi nằm ngang hình chữ nhật. Và trên thực tế, cặp mắt này đặc biệt hơn bạn tưởng.

Trong tự nhiên, chỉ có cừu và dê là 2 loài móng guốc sở hữu con ngươi với hình dạng như vậy. Ngoài ra thì bạch tuộc và cóc mía cũng sở hữu nó, còn lại thì tuyệt nhiên không có.

Nhưng đôi mắt như vậy có ý nghĩa gì? Về mặt bản chất, mắt là nơi tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài và chuyển về cho não bộ. Các photon ánh sáng sau khi thu thập sẽ được não bộ phân tích, tạo ra những hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy. Trong đó, 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là con ngươi (đồng tử) - giữ vai trò tiếp nhận ánh sáng, và mống mắt - chịu trách nhiệm kiểm soát con ngươi.

Là nơi tiếp nhận ánh sáng, nên hiển nhiên lượng ánh sáng thu thập được sẽ phụ thuộc vào kích cỡ con ngươi. Đồng tử càng to, lượng ánh sáng đi qua càng lớn. Thế nên nếu nguồn sáng quá mạnh, đồng tử phải thu bé lại - giống như con ngươi loài mèo thu bé thành một đường thẳng mỗi khi ra ngoài nắng vậy.


Nhưng mỗi loài sẽ có một con ngươi khác nhau - do quá trình tiến hóa thiết kế sao cho phù hợp nhất để chúng sinh tồn.

Con người, các loài linh trưởng, họ chó và một số loài vật sẽ sở hữu con ngươi hình cầu. Đây là dạng thiết kế phù hợp để lấy nhiều ánh sáng vào ban ngày, cho phép cá thể có tầm quan sát rất rộng. Trong khi đó, mèo và các loài bò sát (rắn, cá sấu...) lại có con ngươi dọc, bởi chúng chủ yếu hoạt động về đêm. Khi có ánh sáng mạnh, mống mắt sẽ tác động khiến con ngươi co lại, bảo vệ mắt của chúng.

Dê thì khác. Vì là một loài luôn bị xếp vào nhóm con mồi, dê phải luôn ở trạng thái phòng thủ cả ngày lẫn đêm. Chúng cũng không cần đến một đồng tử dọc, vì tầm nhìn bao quát là khá hạn chế. Vậy là tạo hóa quyết định cho chúng một đôi đồng tử hẹp nhưng theo chiều ngang - đủ để giúp chúng cảm nhận chiều sâu và các góc tốt, kể cả vào ban đêm. Đồng tử càng hẹp, chất lượng hình ảnh cũng càng kém, nhưng dê cũng chẳng quan trọng điều đó.

Cập nhật: 20/09/2021 Theo Trí Thức Trẻ
  • 2.133