Trước nguy cơ bùng nổ bệnh ung thư trong thời gian tới, nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc chống ung thư cũng ngày một tăng cao tại châu Á.
Hiện nay, các nhà y dược học mới sáng chế ra một số loại thuốc chống ung thư mới, dựa trên cơ chế hoạt động sinh hóa của tế bào ung thư. Phương pháp hóa truyền vừa tốn kém, vừa gây đau đớn cho người bệnh đang có khả năng được thay thế bằng thuốc chữa ung thư như Herceptin và Avastin của Roche hay Gleevec của tập đoàn Novartis.
Tuy nhiên, xét trên phương diện kinh tế thì đối với người châu Á, các loại thuốc có gốc á phiện giảm đau chống ung thư này dường như là quá “xa xỉ”. Ông Michael Rawlins, Chủ tịch Viện Bệnh lý Quốc gia Anh nhận định, với nhu cầu ngày một tăng cao tại khu vực châu Á, giá của loại thuốc chữa ung thư này quá cao so với mức sống và thu nhập bình quân trong khu vực.
Ung thư phổi là vấn đề lớn ở châu Á, mỗi năm tại khu vực này có thêm 600.000 người mắc bệnh. Hút thuốc được coi là nguyên nhân chính gây bệnh này. (Ảnh: VTC) |
Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới thì chỉ trong 1 thập kỷ nữa, số người mắc bệnh ung thư tại châu Á sẽ tăng vọt. Ung thư phổi, dạ dày, gan là những bệnh ung thư có tỉ lệ người mắc cao nhất ở châu Á. Tiếp sau đó là ung thư vú và viêm ruột kết.
Tổng số ca ung thư ở châu Á có khả năng tăng từ 4,5 triệu trong năm 2002 lên 7,1 triệu vào năm 2020 nếu không có các biện pháp can thiệp. Ung thư phổi là vấn đề lớn nhất ở châu Á, mỗi năm tại khu vực này có thêm 600.000 người mắc bệnh. Hút thuốc được coi là nguyên nhân chính gây bệnh này. Tại một số quốc gia châu Á, có tới hơn 60% đàn ông hút thuốc.
Hoài Thư