Những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc sống Đại dương

  •  
  • 750

Nhóm các nhà nghiên cứu vừa đưa ra cảnh báo: Sự phát tán khí cacbon dioxit ra toàn cầu làm thay đổi đột ngột các chất hóa học trong đại dương và đe dọa các sinh vật biển.

Thực vậy, những thiệt hại đã làm yếu đi dải đá ngầm đã từng đưa vào tư liệu. Dải san hô ngầm là nguồn sinh sống cho một vùng các sinh vật khác nhau, từ những vi sinh vật biển cho tới những con cá nhỏ và những động vật lớn hơn.

Cacbon dioxit sinh ra từ sự thiêu đốt đá nhiên liệu có thể sẽ làm ô nhiễm rất nhiều môi trường biển, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định như vậy trong báo cáo đề cương mới đây.

Sự trong sạch của nguồn nước chắc chắn sẽ bị thay đổi trong thế kỷ và thập kỷ tới và việc này sẽ làm cuộc sống ở đại dương bị thay đổi đột ngột”, Joan Keypas – tác giả đầu tiên và là nhà khoa học thuộc Trung tâm quốc gia về Nghiên cứu khí tượng (NCAR – Nationnal Center for Atmospheric Research) ở Boulder,  Colorado phát biểu. “Nhưng chúng ta mới chỉ bắt đầu nắm được sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa những thay đổi trong một vùng hóa học rộng với sinh thái học trên biển. Nó thực sự quan trọng trong việc triển khai những kế hoạch nghiên cứu, để nhận thức được các nguy hiểm lớn ảnh hưởng tới sự nhạy cảm của các sinh vật biển đối với những thay đổi.”

Bản báo cáo “Sự tác động của Axit hóa đại dương trong vùng dải đá ngầm và các sinh vật biển” là kết quả của cuộc hội thảo được tài trợ bởi National Science Foundation, National Oceanic và Atmospheric Administration.

Các đại dương luôn có một nguồn lượng kiềm phù hợp với tự nhiên và các nhà khoa học mong rằng chúng vẫn còn lượng kiềm như vậy nhưng sự tác động của cacbon dioxit đã làm cho lượng kiềm trong đại dương ít đi và lượng axit tăng lên. Việc tập trung canxi cacbonat thành khối giúp cho các sinh vật biển có thể phát triển bộ xương của chúng và tạo ra cấu trúc của những rặng san hô, nhưng sự tăng thêm của axit lại làm hạ xuống khả năng tập trung đó của các ion cacbonat.

Một trong những tác giả và cũng là nhà hải dương học thuộc phòng Thí nghiệm môi trường biển Thái Bình Dương của NOAA ở Seattle – Richard Feely nói: “Đây là điều đầu tiên dẫn tới sự thay đổi sâu sắc nhất trong hóa học đại dương trong gần 650.000 năm qua”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những sinh vật biển sẽ phát triển chậm hơn hoặc bộ xương của chúng sẽ trở nên bớt đặc hơn, quá trình này giống như là chứng loãng xương ở con người vậy. Và nếu như vậy thì kết quả là cấu trúc đá ngầm sẽ bị đe dọa, vì dải san hô có thể sẽ không kịp chuyển thành đá bù cho lượng đá ngầm bị ăn mòn.

Sự đe dọa này làm tổn thương tới dải đá ngầm cùng thời điểm tới việc chúng cũng bị tổn bởi việc khối tẩy chất tẩy trắng xuất hiện khi trái đất nóng lên”, phát biểu của một tác giả khác của báo cáo trên, Chris Langdon ở Đại học Miami.

Khối chất tẩy trắng xuất hiện khi nhiệt độ tăng lên, chất này sẽ xua đuổỉ các loại tảo đầy màu sắc cực nhỏ ra khỏi vùng mà nó tồn tại, loại tảo này vốn là thức ăn của những dãy san hô. Sinh vật phù du ở biển và các loài sinh vật nhỏ khác đều bị tác động.

Dịch theo LiveScience
  • 750