Những cảnh quay kỹ xảo luôn là một “món quà” rất thu hút trong các bộ phim bom tấn của Hollywood, cho dù chúng có đi ngược lại với các định luật vật lý.
Hiệu ứng hình ảnh luôn làm cho người xem "mê mệt" xen lẫn những pha hành động rượt đuổi điệu nghệ trong những bộ phim của Hollywood. Chúng được coi là "độc dược" phòng vé dù phần nhiều đều sai lệch với các định luật vật lý.
Từ những cảnh nhào lộn, cháy nổ hay bay từ trên cao đều được các nhà sản xuất sử dụng thêm kỹ xảo để làm tăng "gia vị" cho bộ phim của mình. Dưới đây là những cảnh phim sử dụng kỹ xảo mà người xem say mê dù biết là "hàng giả" và thiếu logic.
Cảnh tượng va chạm xe ấn tượng trên phim. (Ảnh minh họa).
Hình như các nhà làm phim về đua xe tốc độ đều rất thích cho xe buýt, xe tải hay xe con va chạm rồi bay tung lên trên trên bầu trời, giống như không tồn tại trọng lực trên Trái đất. Đây chắc chắn là cảnh tưởng mà nhiều người quen thuộc và ưa thích trong các bộ phim Hollywood.
Tuy nhiên, trên thực tế, một vật giống như xe hơi hoặc xe buýt thì sẽ không thể dễ dàng bị lật và bay lên không trung như vậy.
Nguyên nhân nằm ở dạng động học của chuyển động. Do đó, cho dù chiếc xe di chuyển nhanh như thế nào thì nó sẽ rơi xuống ngay chứ không thể bay lượn "chầm chậm" giống như trong phim được.
Trên thực tế, những chiếc xe ô tô thường rất hiếm khi nổ tung vì một vết xước như vậy. (Ảnh minh họa).
Những chiếc ô tô trong phim thường rất dễ cháy nổ. Dường như ngay cả những hư hỏng nhỏ nhất của một chiếc ô tô cũng có thể gây ra một vụ nổ lớn, bất kể nó rơi khỏi vách đá hay hai xe đâm vào nhau.
Trong phim, ngay cả bình xăng bị đạn bắn vào, có một vết xước nhỏ nhưng cũng có thể khiến tạo nên một vụ nổ lớn khủng khiếp.
Trên thực tế, những chiếc xe ô tô thường rất hiếm khi nổ tung vì một vết xước như vậy. Xăng là một chất lỏng, và rất dễ bay hơi. Do đó, xăng cần được trộn với không khí ở một dạng nhất định, và được đốt cháy ở điều kiện lý tưởng mới có thể khiến chiếc xe phát nổ, chứ không xảy ra dễ dàng như trong nhiều bộ phim mà chúng ta xem.
Cảnh tượng đạn bay ấn tượng trên phim. (Ảnh: Depositphotos).
Trong các bộ phim, người xem có thể bắt gặp cảnh tượng những nhân vật bị truy đuổi thường buộc phải nhảy xuống sông hoặc thậm chí là biển để thoát thân trong khi ở trên bờ là cơn mưa đạn lạc bắn xuống làn nước.
Những viên đạn di chuyển với tốc độ khá nhanh và thậm chí còn có thể khiến nhân vật trong phim bị thương.
Tuy nhiên, trên thực tế, những viên đạn thường không đi xa được vài mét trong môi trường nước.
Nhờ phản lực tương đối lớn của chất lỏng, viên đạn bị giảm tốc độ đáng kể và bắt đầu lệch hướng mục tiêu ban đầu. Do đó, một viên đạn có thể lướt bay vun vút trong không khí nhưng ngay khi nó chạm tới mặt nước thì mọi thứ sẽ thay đổi.
Âm thanh "quái dị" trong các cảnh quay ngoài vũ trụ. (Ảnh minh họa).
Các nhà làm phim thường chèn thêm âm thanh vào những cảnh ngoài không gian vũ trụ, đặc biệt là trong các bộ phim viễn tưởng.
Nếu thường xuyên xem dòng phim này, bạn có thể nhớ ngay đến cảnh phim về một tàu vũ trụ hòa quyện với âm thanh bắn súng, tên lửa được phóng đi và động cơ nổ tung. Tất cả được cộng hưởng để góp phần tạo nên những thước phim ngoạn mục và tăng cảm xúc cho người xem.
Trong thực tế, không ai có thể nghe thấy âm thanh ở bên ngoài vũ trụ. Cái mà chúng ta vẫn thường gọi là "âm thanh" thực chất chính là các rung động trong không khí. Hơn nữa, vì không có không khí ở trong không gian, nên cũng không thể nghe thấy gì ở ngoài đó.
Điều này giống như một khẩu hiệu của người Ailen trong một bộ phim: "Trong không gian không ai có thể nghe thấy bạn hét lên".
Cảnh quay ấn tượng trên phim. (Ảnh minh họa).
Mỗi lần thấy cảnh sét đánh trong một bộ phim, chúng ta thường nghe thấy tiếng sét đánh xuất hiện cùng lúc với hình ảnh ánh sáng lóe lên trên màn hình.
Tuy nhiên, ngay từ khi đi học, chúng ta đều được dạy rằng ánh sáng có tốc độ nhanh hơn âm thanh. Điều này cho thấy sự phi lý và chúng ta không nên học vật lý từ các bộ phim Hollywood.
Sự thật: Nếu say mê những bộ phim kinh điển như Thor thì bạn vẫn cần nhớ rằng thực tế khác xa chúng ta thấy trên phim. Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 mét/giây, trong khi tốc độ của âm thanh khoảng 300 mét/giây (tùy thuộc vào nhiệt độ, mật độ không khí và nhiều yếu tố khác).
Cảnh tượng siêu ngầu trong bộ phim "Hancock" (2008). (Ảnh: BuzzFeed).
Nếu là fan ruột của những bộ phim "kinh điển" thuộc thể loại siêu anh hùng như The Wolverine, Lohan hay Avenger, chắc hẳn người xem đều không quá xa lạ với cảnh phim về một vụ nổ lớn xảy ra, nhưng nhân vật chính vẫn quay lưng ra đi như không hề xảy ra chuyện gì.
Cảnh phim "siêu ngầu" này giúp thể hiện ý chí hay tinh thần của nhân vật siêu anh hùng đó. Tuy nhiên, ngoài đời thực lại không giống như trên phim mà chúng ta thường thấy.
Trong thực tế, năng lượng phát ra từ các vụ nổ như trong phim luôn có đủ sức công phá để phá hủy các tòa nhà khổng lồ. Do đó, cơ thể con người khó mà an toàn khi ở khoảng cách gần.
Sự thật thì Laser sẽ không có cơ hội phát sáng thành tia như vậy. (Ảnh minh họa).
Trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, chúng ta thường thấy những nhân vật sử dụng nhiều loại vũ khí laser.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của laser tạo thành tia sáng trong không gian giống như vậy chỉ là huyền thoại trên màn ảnh mà thôi.
Sự thật: Laser sẽ không có cơ hội phát sáng thành tia như vậy. Cụ thể, khi một chùm laser được phát ra, sẽ tán xạ những hạt nhỏ lẻ phân tán dọc theo đường đi của nó.
Do đó, khả năng hiển thị màu sắc giúp con người nhìn thấy được tia laser chỉ phụ thuộc vào môi trường mà chúng di chuyển, có chứa các hạt bụi và phân tử không khí.
Trên thực tế, không có các hạt không khí trong không gian nên những cảnh vũ khí laser trên phim thực chất chỉ là đánh lừa.
Nhân vật trong phim nhảy qua cửa kính mà không hề hấn gì. (Ảnh minh họa).
Hầu hết mọi người đều ấn tượng với những cảnh nhân vật trong các bộ phim điện ảnh Hollywood lao qua cửa kính hay đấm vỡ kính mà không hề hấn gì.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù các anh hùng trên phim có ấn tượng và "ngầu" đến đâu thì người xem cũng không nên thử làm việc này tại nhà. Bởi vì, cửa kính vỡ nát thì có tới hàng nghìn cạnh vỡ sắc bén như dao lam, có thể khiến bạn bị rách da thịt hay tổn thương nặng.
Phần lớn các nguyên tố phóng xạ lại không dễ lây nhiễm giống như trên phim. (Ảnh minh họa).
Trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, nhà làm phim luôn có cách khiến cho khán giả tin rằng những vật nhiễm phóng xạ sẽ phát ra thứ ánh sáng màu xanh lóe lên trong bóng tối. Nếu một người vô tình chạm tay vào vật nhiễm phóng xạ thì cũng lập tức phát sáng kỳ lạ.
Sự thật: Phần lớn các nguyên tố phóng xạ lại không dễ lây nhiễm giống như trên phim. Chất phóng xạ là sự bùng nổ của các hạt nhân, có thể gây tổn hại trực tiếp đến những DNA.
Đương nhiên là cũng không xảy ra chuyện bị nhiễm phóng xạ phát ra ánh sáng xanh như đèn led trên phim.