Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

  •  
  • 3.458

Ở những vùng gần cực, thời tiết về mùa đông vô cùng khắc nghiệt nhiệt độ thậm chí có thể âm hàng chục độ C, nghe thôi cũng đủ lạnh run rồi, vậy làm sao các loài động vật có thể chịu đựng và vượt qua thời tiết băng giá như thế này?

Thật ra mỗi loài động vật ở nơi đây đều có những cách chống rét riêng, có loài ngủ đông để tránh rét và tiết kiệm năng lượng như gấu, dơi, sóc,...; còn có loài được trời phú cho khả năng chịu được nhiệt độ thấp và bộ lông dày để giữ ấm như bò xạ hương, tuần lộc,...; ngoài ra, nhiều loài chọn cách di cư để tìm đến những thiên đường ấm áp hơn như bướm, cá voi,...

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Gấu, dơi, sóc đất... là những loài động vật ngủ đông khi mùa đông đến.
Gấu, dơi, sóc đất... là những loài động vật ngủ đông khi mùa đông đến.

Vào mùa đông, những loài động vật như: hươu, nai, cú tuyết lại tích cực tìm kiếm thức ăn.
Vào mùa đông, những loài động vật như: hươu, nai, cú tuyết lại tích cực tìm kiếm thức ăn.

Gà gô, chồn, thỏ tuyết... là những loài động vật thường ngụy trang khi mùa đông đến.
Gà gô, chồn, thỏ tuyết... là những loài động vật thường ngụy trang khi mùa đông đến.

Đến mùa đông, cá voi lưng gù, nhàn bắc cực hay bướm vua... lại di cư đến nơi ấm áp hơn.
Đến mùa đông, cá voi lưng gù, nhàn bắc cực hay bướm vua... lại di cư đến nơi ấm áp hơn.

Bọ rùa chụm thành những nhóm lớn trong khe nứt để giữ ấm.
Bọ rùa chụm thành những nhóm lớn trong khe nứt để giữ ấm.

Vượn cáo tích trữ chất béo ở đuôi và sử dụng khi thời tiết giá rét.
Vượn cáo tích trữ chất béo ở đuôi và sử dụng khi thời tiết giá rét.

Ốc sên ngủ đông trong chính chiếc vỏ của mình.
Ốc sên ngủ đông trong chính chiếc vỏ của mình.

Cập nhật: 21/12/2024 Theo Tinh Tế
  • 3.458