Khi nhắc đến vũ khí quân sự, người ta hay liên tưởng tới ngay súng, đạn, xe tăng, máy bay...tuy nhiên, trên thế giới đã từng xuất hiện những loại vũ khí lạ lẫm chưa từng ai biết đến, thậm chí chưa từng được sử dụng.
Vũ khí quân sự thường chỉ những loại vũ khí trong biên chế quân đội, quốc phòng, phục vụ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó gồm súng, đạn, máy bay, phương tiện... nhưng trong lịch sử phát triển, đã từng xuất hiện những loại vũ khí quân sự "kỳ quái" vô cùng lạ lẫm, thậm chí chưa từng ai biết đến và cũng chưa từng được sử dụng.
Bom dơi là một trong những loại vũ khí quân sự khá kỳ quái được tạo ra
Không phải là bom của Người Dơi, không phải là bom có đặc tính đặc biệt của loài dơi mà loại bom này bản thân nó chứa đầy những con dơi. Những con dơi này được gắn với những mảnh bom napalm, ý tưởng của loại vũ khí này là sau khi được thả trên lãnh thổ của địch, những con dơi trong quả bom sẽ mang những mảnh bom napalm rải khắp cơ sở địch, chờ đợi ngòi nổ được kích hoạt từ xa.
Ý tưởng có vẻ khá thuyết phục, tuy nhiên trên thực tế, những con dơi khi được thả ra sẽ bay tán loạn, đem theo những mảnh bom napalm đi khắp nơi, ẩn chứa nhiều nguy cơ chết người, chính vì vậy, loại vũ khí "kỳ quái" này chưa 1 lần được sử dụng trên thực địa.
Chiếc máy bay lai tàu thủy này là 1 ý tưởng của Soviet, với công năng của 1 chiếc máy bay, đi được trên mặt nước như thuyền, có thêm bộ đệm khí để di chuyển, Lun Ekranoplane có thể bay cách mặt nước vài mét nhờ đôi cánh đặc biệt và động cơ đẩy, đây có vẻ là một loại thiết bị chuyên chớ khá hoàn mỹ.
Thiết bị lai này được mong đợi sẽ là một phương tiện vận chuyển vũ khí quân sự hiệu quả
Với chiều dài 300m, thiết bị này hứa hẹn sẽ chuyên chở được rất nhiều vũ khí. Tuy nhiên chính sự lai tạp không rõ ràng, không bay cao như máy bay, không di chuyển nhanh như tàu thuyền, đã làm thiết bị này không bao giờ trở thành sự thật.
Trước khi các thiết bị định hướng phát triển như bây giờ, đã từng một thời Nhật Bản phát triển các loại tên lửa cảm tử dưới dạng máy bay có người lái. Nhưng các nước phương tây muốn giữ phi công còn sống, chính vì vậy, một loại tên lửa được dẫn đường bằng ...chim bồ câu được đề ra.
Bồ câu cũng từng là một phần của vũ khí quân sự?
Loại tên lửa này sẽ nhờ đến những chú chim bồ câu mổ liên tiếp vào hình ảnh của mục tiêu ở trong khoang tên lửa, giúp giữ được hướng đi và duy trì mục tiêu, tuy nhiên, như 2 loại vũ khí trên, loại tên lửa này chưa bao giờ thành sự thật vì độ kém tin cậy và có phần hơi hoang đường của nó.
Loại vũ khí quân sự có giá trị nhất là tin tình báo và để có được những thông tin tình báo tuyệt mật, thường cần đến những gián điệp. Trong năm 1960, CIA đã chi 20.000.000 USD cho 1 chương trình để biến những chú mèo thành những thiết bị giám sát sống. Chương trình này đã bị hủy bỏ vào năm 1967 và không rõ nó có từng được thật sự triển khai.
Không hẳn là 1 loại vũ khí quân sự, ý tưởng này chỉ giúp tăng cường khả năng thu thập tình báo
Trước khi những loại vũ khí hiện đại, vũ khí dẫn đường, vũ khí thông minh được phát minh ra, việc sử dụng các loại động vật trong chiến tranh là khá phổ biến. Ý tưởng ở đây là biến những chú chó thành công cụ hạ gục xe tăng bằng cách thả mìn hẹn giờ bên cạnh những chiếc xe tăng. Nhưng sau cùng, những quả mìn thường nổ quá sớm hoặc quá muộn.
Vespa hầm hố được trang bị khá nhiều loại vũ khí quân sự
Nếu ai đó đã nhìn thấy những chiếc Vespa bình thường thì có lẽ chiếc Vespa được trang bị 1 khẩu súng M20 chống giật đạn 75mm, một khẩu pháo đầu đạn nhiệt sẽ là một thứ vũ khí kỳ cục. Được thiết kế cho một đội hình tấn công 2 người, một người điều khiển, 1 người nạp đạn. Một điểm yếu chết người của sự kết hợp này là các loại súng gắn trên xe đều không có bộ phận ngắm mà được gắn trên một chân đế gắn với khung xe. Tuy nhiên với giá thành khá rẻ để lắp đặt mà có tới 500 chiếc Vespa kiểu này được ra đời.
Đây là loại ngư lôi đặc biệt có người lái mà Nhật Bản chế tạo.
Ngư lôi Kaiten được phát triển bởi Hải quân Nhật Bản và đưa vào sử dụng từ năm 1944-1945. Đây là loại ngư lôi đặc biệt có người lái và là một trong những loại vũ khí quân sự tự sát mà Nhật Bản chế tạo vào những năm cuối của cuộc chiến. Ngư lôi Kaiten được mang theo trên các tàu ngầm lớn, mỗi tàu mẹ chứa khoảng bốn ngư lôi Kaiten.
Khi tiếp cận gần tàu đối phương, các ngư lôi Kaiten được phóng đi từ tàu mẹ. Các thủy thủ sẽ điều khiển ngư lôi lao vào các mục tiêu để gây thiệt hại tối đa cho kẻ thù.
Nhắc đến vũ khí hạt nhân người ta có thể hình dung ra sức hủy diệt ghê gớm với khả năng san bằng một thành phố. Trong Chiến tranh Lạnh, ý tưởng về một loại vũ khí hạt nhân "chiến thuật" đã xuất hiện. Người ta đã cho thử một loại vũ khí có cấu tạo giống như những khẩu pháo bắn đạn hạt nhân vào những mục tiêu xác định trên chiến trường với sức phá hủy hạn chế hơn. Ra đời từ việc cải tiến tên lửa hạt nhân tầm ngắn nên những khẩu pháo bắn đạn hạt nhân thường được trang bị thêm một lớp vỏ gắn với một tên lửa tầm ngắn.
Vào giai đoạn khốc liệt nhất của Thế chiến II, Hải quân Nhật Bản đã phát triển và đưa vào sử dụng một loạt các tàu ngầm mang tên Sen Toku I-400. Khác với những thế hệ tàu ngầm trước đó, Sen Toku I-400 đủ lớn để mang theo 3 chiếc máy bay Aichi M6A Seiran lặn sâu dưới nước, nổi trên bề mặt, xuất kích rồi sau đó lại lặn xuống. Tàu ngầm loại này cũng được trang bị cả ngư lôi. Tổng cộng, đã có ba chiếc tàu ngầm như vậy được xuất xưởng.