Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Pháp và Bolivia, những lớp băng tại núi Ăng đơ không lưu trữ những dữ liệu giống như những gì người ta tìm thấy trong những lớp băng tại Nam cực. Thành phần của các lớp băng này cho thấy những thông tin về lượng mưa nhiều hơn là những thông tin về khí hậu.
Để nghiên cứu những thay đổi khí hậu thông qua những mẫu băng, các nhà nghiên cứu dựa trên việc phân tích các chất đồng vị của nước. Tại các cực Bắc và Nam, những thay đổi của các chất đồng vị có thể liên quan tới thay đổi nhiệt độ. Còn tại các miền nhiệt đới, những biến đổi diễn ra khá phức tạp và việc phân tích các dữ liệu cũng không đơn giản. Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thiết lập mạng lưới thu thập lượng nước mưa tại khu vực gần Illimani- khu băng hà của Bolivia nơi mà những mẫu băng phản ánh được lịch sử tiến triển của khí hậu trong vòng 20.000 năm.
Việc phân tích các mẫu nước mưa cho thấy thành phần các chất đồng vị trong băng phụ thuộc trước hết vào lượng mưa của từng vùng, vùng Amazôn và vùng nhiệt đới thuộc Đại Tây Dương. Theo các kết quả thu được, các khu vực này ẩm ướt hơn nhiều so với những gì người ta vẫn nghĩ cách đây 20.000 năm. Những kết quả này được công bố trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters.