Những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới

  •  
  • 4.111

Từ năm 2003, Viện Blacksmith, đặt trụ sở tại New York ( Mỹ), đã đưa ra bản danh sách những nơi đứng đầu trên thế giới về mức độ ô nhiễm trên mạng Internet.

Đây là bản danh sách mà không một nơi nào muốn mình có tên trong đó. Để đi được đến những kết luận cuối cùng, hội đồng các chuyên gia về môi trường gồm các nhà khoa học của các trường đại học như: Johns Hopkins, Harvard, và IIT India đã thảo luận và họp bàn lựa chọn theo mức độ ô nhiễm của các chất hoá học hay mức độ chứa độc tố dioxine (loại độc tố không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây ra những tác hại xấu tới sức khoẻ của con người, và một phần cư dân trái đất đang phải chịu ảnh hưởng từ những chất hoá học có chứa độc tố này gây ra) trong tổng số 35 “ứng cử viên” cho bản danh sách đen này.

Hiện tại, Blacksmith đang nhận được những thông tin mới nhất cho bản danh sách của năm 2007 theo địa chỉ trang web: www.blacksmithinstitute.org.

Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul (Rumani) đã thải ra 50-100 tấn xianu và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare (thuộc vùng Đông- Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷ sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người.

Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi đã xảy ra một tai nạn kinh hoàng khi nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Union Carbide India. thải ra ngoài môi trường 40 tấn izoxianat và metila. Theo viiện Blacksmith, chính lượng khí độc hại này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân và khiến 15.000 người tử vong. Thật đáng lo ngại khi vấn đề ô nhiễm ở khu vực này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Người ta nghi ngờ rằng các mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc.

Năm 1986 là năm xảy ra vụ nổ hạt nhân lớn nhất trong lịch sử thế giới tại Tchernobyl (Ukraina). Tai nạn đã gây nên cái chết của 30 người tại khu vực này. Hơn nữa nó đã rỉ ra một lượng chất phóng xạ còn nhiều hơn trong vụ ném bom nguyên tử vào hai thành phố Hirohima và Nagasaki (Nhật Bản) trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ung thư tuyến giáp là căn bệnh mà người dân tại các vùng phụ cận hay mắc phải, thậm chí các vùng trong phạm vi bán kính 30,58 km vẫn phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng của vụ nổ này.

Cubatao (Brazil), thành phố của hàng lọat các khu liên hợp công nghiệp cơ khí và hoá dầu. Nhưng các công ty ở đây đã “vô tư” thải các chất thải công nghiệp (kẽm, fenola, thuỷ ngân, dầu) vào các dòng sông của thành phố từ nhiều thập kỉ nay. Việc xử lý nguồn nước thải chưa được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định. Người dân thành phố thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, mặc dù Ngân hàng thế giới đã khuyến cáo Brazil áp dụng các điều luật bảo vệ hệ sinh thái nghiêm khắc trong những năm qua.

Cho đến những năm cuối thời kì chiến tranh lạnh, Dzerzhinsk luôn là trung tâm lớn về sản xuất vũ khí hoá học. Theo báo cáo của Blacksmith, vấn đề nhiễm độc mạch nước ngầm luôn được đặt ra., tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 40 tuổi với cả hai giới.

Khu liên hợp hạt nhân Hanford (phía Nam Washington, Mỹ) được xây dựng vào năm 1943, có nhiiệm vụ sản xuất plutoni cho vũ khí hạt nhân đến cuối những năm 80. Trong suốt thời gian đó, một lượng lớn các chất thải phóng xạ đã bị thải ra. Rất nhiều vụ thất thoát dầu do bị nứt két chứa cũng đã được xác nhận. Theo đội ngũ kĩ sư trong quân đội, dự án đầu tư hàng triệu đôla để giải quyết những vấn đề này sẽ khó mà được quyết định trong vòng một thập niên sắp tới.

Nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung Quốc, dòng sông Huai dài 1978 km được coi như nơi ô nhiễm nhất của nước này do các chất thải công nghiệp, động vật và nông nghiệp, Mức độ mắc các bệnh cao bất thường của cộng đồng dân cư sống gần lưu vực sông đã khiến chính phủ phải xếp nguồn nước của con sông ở mức độ ô nhiễm độc hại nhất. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc hiện đang cùng với Ngân hàng thế giới nỗ lực giải quyết tình trạng này.

Kabu (Bắc Ấn Độ) - Thành phố trên sông, với 2,4 triệu dân , là nơi tập trung của nhiều xưởng thuộc da. Những khảo sát, nghiên cứu của Chính phủ đã cho thấy một vài khu vực có mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc do phẩm nhuộm, các chất hoá học độc hại (crom, chì). Một chuơng trình chỉ đạo làm sạch nguồn nước ngầm đang được triển khai.

Bán đảo Kola (Tây Bắc Nga) là nơi đầu tiên xây dựng trung tâm sản xuất tàu ngầm trong thời kì Liên Xô cũ.. Sự tổn hại sinh thái, chất thải phóng xạ với sự quản lý lỏng lẻo luôn là vấn đề cần quan tâm, Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Blacksmith, tình trạng ô nhiễm cũng đã được cải thiện một phần đáng kể.

Linfen (Trung Quốc) - Đây là thành phố của đồng. Mức độ ô nhiễm bầu khí quyển do khí thải máy bay, khí đioxit của lưu huỳnh, và chì là rất nặng nề. Vấn dề nghiêm trọng đặt ra ở Linfen là các bệnh về hô hấp xảy ra nhiều ở trẻ em và người cao tuổi.

Magnutogorsk (Nga), nằm ở phía Tây đất nước, nơi đây là trung tâm lớn về sản xuất thép và xe tăng. Nó gánh chịu sự ô nhiễm khí quyển ở mức cao và những hậu qủa do việc thờ ơ trong xử lý chất thải công nghiệp. Những dị tật bẩm sinh xuất hiện nhiều trong vùng còn những biện pháp khắc phục thì rất hạn chế.

Marilao (Philipine) Hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philipines là nơi lưu thông hàng hoá cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Các chất ô nhiễm gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt tại vịnh Manille.

Mexico City (Mexico), với 15 triệu dân, thành phố này nổi tiếng không bởi điều gì khác mà là một trong những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Khoảng 4 triệu xe ôtô lưu thông trên đường mỗi ngày. Trong suốt thập niên qua, chính phủ Mexico đã cố gắng trong việc hạn chế khí thải ô nhiễm không khí tuy nhiên kết quả vẫn còn khiêm tốn.

Cơn bão Katrina đã gây thiệt hại lớn nhất về tiền của cũng như sinh mạng trong lịch sử nước Mỹ và cũng đã gây ra hàng loạt những trận lụt ở New Zealand, điều đó kéo theo sự ô nhiễm trên diện rộng do kim loại nặng có lẫn trong đất và cặn dầu ở hai nước này. Những nỗ lực khắc phục ô nhiễm đang được các nhà chức trách liên đoàn và quốc gia nghiên cứu cùng với kế hoạch xây dựng lại các thành phố bị tàn phá.

Ngọc Dũng

Theo Le Point, VietNamNet
  • 4.111