Những điều thú vị về trạm vũ trụ quốc tế đắt tiền nhất trong lịch sử nhân loại

  •  
  • 1.427

Cuộc sống của các phi hành gia trên ISS cũng rất khác biệt so với cuộc sống trên địa cầu vì thiếu đi trọng lực và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS - International Space Station) là một tổ hợp công trình quốc tế, được hợp tác xây dựng bởi 5 cơ quan không gian bao gồm: NASA (Mỹ), RKA (Nga), CSA (Canada), ESA (châu Âu) và JAXA (Nhật Bản). ISS được bắt đầu xây dựng từ năm 1998, hoạt động trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất.

ISS bay ở độ cao 354km so với mực nước biển và di chuyển với tốc độ 27.358km/h.
ISS bay ở độ cao 354km so với mực nước biển và di chuyển với tốc độ 27.358km/h.

ISS được bắt đầu hình thành khi 2 mô-đun của trạm vũ trụ được lắp ráp với nhau trên không gian. Một điều khá thú vị là 2 mô-đun của ISS được phát triển bởi 2 quốc gia khác nhau, cũng là 2 quốc gia có ngành khoa học vũ trụ phát triển nhất thế giới là Nga và Mỹ.

Phần mô-đun do Mỹ phát triển có tên gọi Unity, trong khi phần mô-đun do Nga xây dựng có tên gọi Zarya. Hai mô-đun này đã lắp ráp với nhau trên quỹ đạo của Trái đất và vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay.

Kể từ năm 2000, khi các phi hành gia đầu tiên đặt chân lên trạm vũ trụ quốc tế ISS, thì trong 21 năm qua, chưa có thời điểm nào ISS vắng bóng sự hiện diện của con người. Tính đến nay đã có hơn 230 người, là các phi hành gia và các nhà khoa học với nhiều quốc tịch khác nhau, đặt chân lên trạm vũ trụ ISS. Một điều đặc biệt, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phi hành gia người Trung Quốc nào đặt chân lên ISS.

Trạm ISS có thể duy trì tối đa 9 nhà khoa học, tuy nhiên thường chỉ có 3 phi hành gia hiện diện trên trạm vũ trụ này. Các nhóm phi hành gia 3 người sẽ thay đổi luân phiên hoạt động sau một quá trình nghiên cứu trên ISS. Ở thời điểm hiện tại đang có 7 nhà khoa học làm việc trên ISS.

Bên trong trạm ISS được trang bị những thứ cần thiết cho sinh hoạt của các phi hành gia, bao gồm 2 phòng tắm, một phòng tập gym cũng như khi ngủ nghỉ và hơn 50 máy tính để điều khiển trạm không gian này.

Cuộc sống của các phi hành gia trên ISS cũng rất khác biệt so với cuộc sống trên địa cầu vì thiếu đi trọng lực và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm sẽ được cung cấp cho các phi hành gia từ địa cầu thông qua những chiếc tàu vũ trụ chở hàng, trong khi đó nước thường sẽ được tái chế để uống hoặc tắm rửa. Phi hành gia cũng phải làm quen với cách sử dụng nước khác biệt so với ở địa cầu khi nước sẽ tồn tại dưới dạng những giọt nước hoặc quả cầu nhỏ do không có trọng lực.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS đang bay ở độ cao 354km so với mực nước biển và di chuyển với tốc độ 27.358km/h (17.000 dặm/giờ), giúp cho trạm vũ trụ này có thể di chuyển được 16 vòng quỹ đạo xung quanh Trái đất mỗi ngày.

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Một điều khá thú vị là những người trên địa cầu hoàn toàn có thể nhìn thấy trạm ISS bằng mắt thường. Dấu hiệu để nhận thấy đó là trạm vũ trụ ISS trên bầu trời, chứ không phải là một chiếc máy bay thương mại, đó là ISS di chuyển nhanh hơn máy bay thương mại, nhưng chậm hơn một ngôi sao băng, và nó phát ra ánh sáng liên tục do phản chiếu ánh nắng mặt trời. Dĩ nhiên cần phải tra cứu lịch di chuyển của ISS để bạn có thể biết được lúc nào thì trạm vũ trụ này di chuyển qua khu vực bạn đang sinh sống.

Dưới đây là những điều thú vị về Trạm Vũ trụ Quốc tế:

Máy tính trên trạm vũ trụ vẫn có thể nhiễm virus như ở Trái Đất

Ngay cả trạm không gian vũ trụ cũng không thoát khỏi các lỗ hổng công nghệ - thậm chí là bị nhiễm virus máy tính. Năm 2008, một vụ lây nhiễm phần mềm độc hại đã tấn công ISS khi các phi hành gia đã vô tình phát tán và làm lây lan khắp trạm vì sử dụng USB bị nhiễm virus. Thậm chí, bộ phận kiểm soát trên mặt đất cũng gặp phải sự cố. Tuy nhiên, NASA cho biết, virus có xuất hiện trên trạm nhưng không quá phổ biến.

Tạo vật đắt đỏ nhất mà con người từng chế tạo

Nhìn chung, có nhiều dự án tiêu tốn nhiều tiền của hơn (như máy bay F-35 trị giá hàng nghìn tỷ), nhưng ISS là vật thể đơn lẻ đắt đỏ nhất từng được thực hiện - tiêu tốn khoảng 150 tỷ đô la (tương đương khoảng 3056,2 tỷ đồng).

ISS là phòng thí nghiệm siêu khổng lồ trong vũ trụ

Hàng ngày, tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động nghiên cứu. Từ dập lửa, cấy phôi chuột, trồng bí xanh, ghi nhật ký chi tiết, sử dụng giày công nghệ cao, thậm chí có nuôi cả đàn kiến. ISS được ví là phòng thí nghiệm lớn nhất trong vũ trụ, tính đến thời điểm này. Nó cho phép thực hiện không ít thử nghiệm về tình trạng không trọng lượng trong không gian - điều không thể thực hiện được trên Trái Đất.

Hàng ngày, tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động nghiên cứu.
Hàng ngày, tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động nghiên cứu.

Có thể đi lại đến Mặt Trăng trong một ngày

ISS thực sự không thể bay, nó là một trạm vũ trụ và không kèm thêm chức năng nào khác. Tuy nhiên, nếu có thể, thì tốc độ quay quanh Trái Đất của nò vào khoảng 4,7/giây đủ nhanh để đến Mặt Trăng (quay quanh quỹ đạo khoảng 250.000 dặm từ Trái Đất)) và quay lại sau 24 giờ.

Hệ thống dây cáp điện dài đến 8 dặm

Tất cả dây cáp điện trong hệ thống của ISS có tổng chiều dài là 8 dặm, theo NASA - nó đủ để kéo từ Newark đến Brooklyn.

Hàn Quốc đã chi rất nhiều tiền để phát triển món kim chi thân thiện với ISS

Năm 2008, Yi So-Seon trở thành phi hành gia đầu tiên của Hàn Quốc. Nữ phi hành gia rất muốn mang một chút hương vị quê nhà lên trạm vũ trụ. Vì thế Hàn Quốc đã dành rất nhiều tiền và thời gian - tính theo năm và hàng triệu đô la - để phát triển món ăn muối chua này để phi hành gia có thể đem lên trạm vũ trụ.

Cập nhật: 11/11/2024 Theo Dân Trí/Tổ Quốc
  • 1.427