GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, cũng cho biết lưu huỳnh công nghiệp là một chất độc hại, không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
Chất này khi nhiễm vào nguồn nước có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật vi sinh vật (cá, tôm, cua, ngao, sò…) sống dưới nước, khiến chúng có thể bị ngộ độc và chết.
Bên cạnh đó, nếu người dân vô tình ăn phải các loài sinh vật sống dưới nước bị nhiễm lưu huỳnh cũng có nguy cơ bị nhiễm độc.
Lưu huỳnh công nghiệp là một chất độc hại.
"Ngộ độc lưu huỳnh lâu dài có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng tới hô hấp, chức năng tim mạch, thị lực giảm. Ở tình trạng cấp tính, người bệnh xuất hiện triệu chứng đau đầu, tức ngực, ngạt mũi, chảy nước mắt”, GS Đăng cho biết.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội), lưu huỳnh khá phổ biến, không mùi, không vị, khi ra môi trường ít bị chuyển đổi thành. Trước đây, khi chó, mèo có nhiều ký sinh trùng, con người vẫn sử dụng bột lưu huỳnh để diệt. Nó gây độc chủ yếu đối với các động vật không xương sống. Cho tới nay, y văn chưa ghi nhận trường hợp con người bị tử vong do ăn phải thức ăn có chứ quá nhiều lưu huỳnh.
Tuy nhiên, chất này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, vì vậy tuyệt đối không nên hất xuống sông hay nguồn nước. Người dân lưu ý không nên dùng lưu huỳnh để đốt vì có thể hình thành khí SO2 khi hít phải sẽ gây khó chịu và các bệnh ở đường hô hấp.
Lưu huỳnh là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu S và số nguyên tử 16. Nó là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị, nhiều hóa trị. Lưu huỳnh, trong dạng gốc của nó là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. |