Những thí nghiệm gene kỳ quái

  •  
  • 2.553

Có những thí nghiệm khoa học bằng công nghệ gien tưởng chừng như điên rồ nhưng lại có mục đích rất thực tế: nhân đôi dân số, hồi sinh xác chết, khiến muỗi không mang mầm bệnh sốt rét...

Kinh ngạc với những thí nghiệm gene kỳ quái

Thị trấn của những cặp sinh đôi

Thí nghiệm này được Josef Mengele, "bác sĩ tử thần" của trùm phát xít Adolf Hitler, thực hiện. Hitler giao ông này nhiệm vụ tìm ra phương pháp tạo các cặp sinh đôi, từ đó tăng tỉ lệ sinh nhân tạo của những "chiến binh Aryan".

Các nhà sử học lên án thí nghiệm của Mengele, cho rằng điều đó trái tự nhiên.


Thị trấn với hàng trăm cặp sinh đôi có thể là tác phẩm của "bác sĩ tử thần" Mengele.

Nhiều năm qua, các nhà khoa học thất bại trong việc giải thích vì sao tại một thị trấn nhỏ ở Brazil, cứ năm phụ nữ mang thai thì có một người sinh đôi. Hầu hết trẻ em sinh ra đều có tóc vàng hoe và mắt xanh.

Gần đây, những người già ở thị trấn đưa ra một thông tin gây bất ngờ: Vào những năm 1960, Mengele thường thăm nơi đây với vai trò là một bác sĩ thú y, nhưng ông ta lại yêu cầu chữa trị cho nhiều người phụ nữ trong thị trấn.

Vì vậy, một số nhà khoa học nghĩ rằng thị trấn này có thể là nơi Mengele thực hiện các thí nghiệm của mình.

Dê lai nhện

Có lẽ nhiều người khi nghe đến điều này sẽ cho rằng đó là trò cười, nhưng dự án hoàn toàn có thực vì nhện có thể sản xuất một thứ có giá trị lớn hơn cả vàng, đó là tơ.

Các nhà công nghệ sinh học ở Quebec (Canada) cùng những nhà khoa học thuộc Bộ tư lệnh Hóa sinh học (Mỹ) tách gene sản xuất tơ nhện trong nhện và đưa vào trong phôi dê.

Sữa của dê lai nhện được dùng để tạo ra tơ nhện.

Kết quả là dê mới sinh ra gần giống những con dê khác, nhưng có khả năng sản xuất loại sữa chứa nhiều protein. Sau khi được xử lí, protein này có thể tạo ra tơ nhện. Thế nhưng, để đến mục đích cuối cùng, đòi hỏi cần có những đàn gia súc cực lớn.

Hồi sinh chuột bị đóng băng 16 năm


Từ xác chuột đã chết và đóng băng trong 16 năm, một bản sao sống đã được tạo ra

Các nhà khoa học từng tạo ra một bản sao chính xác của một con chuột đã chết và đóng băng trong 16 năm. Đây là lần đầu tiên khoa học làm được điều như vậy. Các nhà khoa học Nhật Bản cho hay, nghiên cứu của họ sẽ giúp ích cho loài người trong việc hồi sinh những loài vật đã tuyệt chủng như voi mamut hay hổ răng kiếm.

Tuy nhiên, các ý kiến phản biện cho rằng, nếu ai cũng cố gắng hồi sinh người thân đã chết được bảo quản trong nhà lạnh thì trái đất sẽ phải đối mặt với thảm họa dân số.

Muỗi biến đổi gene

Các nhà khoa học đã tạo ra giống muỗi biến đổi gene để hạn chế bệnh sốt rét. Đây là bước đột phát trong việc kiểm soát và hạn chế căn bệnh làm chết hàng triệu người mỗi năm.


Những con muỗi biến đổi gien có cặp mắt phát sáng.

Sự khác biệt của giống muỗi mới là ở đôi mắt phát quang, điều không thấy được ở muỗi thường. Chúng mang những gien có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh sốt rét. Giống muỗi biến đổi gien sẽ được đưa vào trong muỗi thường nhằm nhân giống.

Tuy nhiên, nghiên cứu này mới đạt những bước đầu tiên. Các nhà khoa học dự đoán, cần 10 năm hoặc lâu hơn để nhân giống muỗi trong môi trường tự nhiên.

Tạo nhãn cầu từ tế bào gốc

Các nhà khoa học vừa tạo ra gien của loài lưỡng cư cho phép bước đầu phát triển nhãn cầu với công nghệ sao chép trường thị giác (EFTF). Đầu tiên, họ đưa một loại enzym ngoại bào đặc biệt vào trong phôi ếch, kết quả là những con nòng nọc có thêm mắt.


Những con nòng nọc được cấy enzym sẽ có thêm mắt.

Các nhà khoa học hy vọng, cách thức này có thể áp dụng với loài người hay các loài thú khác. Nếu họ có thể nuôi cấy nhãn cầu từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm, điều này sẽ mở ra tương lai cho người bị bệnh về mắt như bệnh rối loạn võng mạc.

Tiêm gene người vào bò nhằm tạo sữa tăng sức đề kháng?

Pharming, công ty công nghệ sinh học của Đức, sử dụng công nghệ gien để tạo ra một giống bò có gien người, giúp chúng tạo ra một loại sữa có chứa nhiều protein lactoferrin cần thiết cho con người.


Bò biến đổi gien cho sữa chứa loại enzym đặc biệt.

Theo website của công ty, loại protein này có trong nước mắt tự nhiên hoặc trong phổi người, có tác dụng kháng khuẩn cho mắt và phổi. Nó còn giúp cân bằng lượng vi sinh trong ruột, tăng cường sức khỏe đường ruột.

Theo Báo Đất Việt
  • 2.553