Nọc độc của bò cạp chữa ung thư não

Các nhà khoa học chế ra thuốc chữa ung thư từ nọc độc bọ cạp
  •   54
  • 2.516

Theo một công trình nghiên cứu mới của Mỹ, chất độc từ một loài bò cạp (scorpion) ở Trung Đông, có tên Latinh là Leiurus quinquestriatus, đã được điều chế thành loại thuốc tiêm vào não bộ của người bệnh bị ung thư não.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu dược phẩm Transmolecular tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ đã tiêm loại nọc độc bò cạp này vào 59 người bị bệnh ung thư não ở giai đoạn cuối, là giai đoạn sắp chết vì khối u trong não đã tràn ứ không thể chữa được bằng các loại thuốc hay bất cứ một phương thức nào khác hiện có, và thời gian sống còn lại của của các bệnh nhân ở tình trạng này rất ít, có thể nói là đếm từng ngày.

Kết quả cho thấy tất cả các người bệnh bị ung thư não này đều chết, tuy nhiên, những bệnh nhân được tiêm vào não một lượng thuốc độc bò cạp lớn hơn những người khác, đã kéo dài sự sống thêm 3 tháng nữa so với các bệnh nhân kia.

Bình thường, trong nọc độc của bò cạp có loại chất độc làm tê liệt hệ thần kinh của người bị bò cạp cắn. Nhưng ngoài chất độc đó ra, các nhà nghiên cứu còn tìm ra được protein (chất đạm) trong thứ nọc độc này có khả năng dính vào các tế bào ung thư trong não và làm cho các tế bào này bị "vây cứng" khó có thể tiếp tục hoạt động được. Chính vì vậy mà chất độc này được cho là giảm được sự phát triển của các khối u trong não.

Kết quả cho thấy các khối u não hình như được thu gọn lại. Tiến sĩ Micheal Egan thuộc nhóm nghiên cứu dược Transmolecular cho rằng đó là do tác dụng đặc biệt của loại protein vừa tìm thấy nọc độc của loài bò cạp trên. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng chất đồng vị phóng xạ (radioactive isotop) để thấy được tác động của chất độc bò cạp làm cho những tế bào ung thư não bị hủy diệt.

Đây có thể là một nguồn dược liệu khá bất ngờ đối với người bệnh bị khối u trong não. Thực tế nọc độc của loại bò cạp Leiurus quinquestriatus là một phát hiện mới đầy hy vọng của nhóm nghiên cứu.

Trong thời gian qua, Trường đại học Chicago, Mỹ, đã tiến hành tiêm trực tiếp chất độc bò cạp vào máu của những người bệnh nhân mang chứng ung thư với nhiều khối u trong cơ thể. Mục đích là để xem loại chất độc bò cạp mới này tiêu diệt các tế bào ung thư tại các khối u trong cơ thể người bệnh hay không.

Chất độc trong loại bọ cạp này có thể điều trị các bệnh tự miễn và giúp điều trị một số loại ung thư.
Chất độc trong loại bọ cạp này có thể điều trị các bệnh tự miễn và giúp điều trị một số loại ung thư.

Ngoài ra, các nhà khoa học Nga và Bỉ đã chiết xuất được các phân tử chất độc trong nọc của loài bọ cạp độc tạp sắc Mesobuthus eupeus (còn có tên gọi là Bọ cạp nhỏ châu Á) để điều trị các bệnh tự miễn và chất độc này còn có thể giúp điều trị một số loại ung thư.

Điều này được nêu trong một báo cáo của các nhà nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Frontiers in Pharmacology.

Theo bài báo, các phân tử chất độc của loài bọ cạp tạp sắc này có thể chặn các kênh kali thực hiện những chức năng sinh lý quan trọng, đặc biệt, chúng tham gia vào quá trình phân chia tế bào và đáp ứng miễn dịch. Trong khi đó chất chiết xuất từ nọc độc bọ cạp có thể ngăn chặn, khiến hoạt động của các kênh này giảm cường độ. Ở đây nói đến chuỗi các axit amin có khả năng làm tắc nghẽn các kênh kali.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tác động nhân tạo để thay đổi thành phần của chất độc, giúp nó chặn đứng các kênh chịu trách nhiệm về sự phát triển của bệnh ung thư và một số bệnh khác.

Cập nhật: 10/07/2020 Tổng Hợp
  • 54
  • 2.516