Các nhà thiên văn Nhật Bản vừa phát hiện một cấu trúc vũ trụ khổng lồ hình giọt nước rộng tới 200 triệu năm ánh sáng, bao gồm các thiên hà và các bóng khí khổng lồ lớn nhất từ trước tới nay trong vũ trụ.
Hình ảnh các giọt "alfa Lyman" mới được phát hiện (Ảnh: TTO) |
Cấu trúc này mới được phát hiện gần đây nhờ kính thiên văn Subaru và Keck đặt trên đỉnh núi Mauna Kea. Các thiên hà trong cấu trúc này được xếp gần nhau hơn 4 lần so với khoảng cách trung bình các thiên hà khác trong vũ trụ.
Một số trong các bóng khí rộng đến 400.000 năm ánh sáng, gần gấp 2 lần đường kính của chòm sao tiên nữ láng giềng của chúng ta. Các nhà khoa học cho rằng chúng hình thành khi các ngôi sao khổng lồ ra đời trong vũ trụ, lúc vũ trụ nổ tung như sao băng và làm bùng lên các khí xung quanh chúng.
Một giả thuyết khác là các bóng khí này là các bọc khí khổng lồ mà một ngày nào đó sẽ sinh ra các thiên hà mới.
Phát hiện này sẽ cho các nhà nghiên cứu một hiểu biết mới về những gì cấu trúc vũ trụ và “có thể dự báo trước những cấu trúc khổng lồ hơn gồm nhiều thiên hà” có thể đang tồn tại trong vũ trụ, theo nhà nghiên cứu Ryosuke Yamauchi thuộc Trường ĐH Tohoku.
T.VY