Phát hiện dấu tích một trận chiến cổ xưa nhất thế giới

  •  
  • 1.231

Cách các khu vực giao tranh ở Iraq vài km, các nhà khảo cổ thuộc Trường Đại học Chicago (Mỹ) và ngành cổ vật Syria đã phát hiện dấu tích của một trận chiến đã tiêu hủy cả một thành cổ thuộc Mesopotamia (Đông Bắc Syria) vào năm 3500 trước Công Nguyên. Giữa đống gạch đổ nát, họ đã tìm thấy hàng trăm viên đạn bằng đất sét dùng làm vũ khí.

Việc khai quật đã bắt đầu từ năm 1999 ở phía Bắc Syria nhưng các nhà khảo cổ chỉ mới thu thập được các chứng cứ về một cuộc chiến dàn trận diễn ra tại khu vực này.

Giữa các bức tuờng bị sập, các tòa nhà thiêu rụi, Clemens Reichel và các cộng sự đã phát hiện những dấu vết về sự kháng cự của các cư dân ở Hamoukar. Họ đã đặc biệt tìm thấy một gian phòng với những viên đạn bằng đất sét được xếp xung quanh một cái chậu ngâm đất sét cho thấy các cư dân bị tấn công đang cố chống chọi lại. Người ta đã tìm thấy khoảng 12 ngôi mộ chứa xương người, có thể đây là nạn nhân trong cuộc chiến này.

Theo các nhà khảo cổ, những kẻ tấn công thành cổ nhất thế giới này có thể đến từ miền Nam Iraq, chiếc nôi của nền văn hóa Uruk. Họ đã kết thúc nền độc lập của thành Hamoukar.

3 viên đạn bằng đất sét được tìm thấy ở khu vực Hamoukar
3 viên đạn bằng đất sét được tìm thấy ở khu vực Hamoukar
(Ảnh: nouvelobs.com)

Các đợt khai quật trên đã chứng minh thành Hamoukar có thể đuợc xây từ đá vỏ chai (obsidienne), một loại nham thạch núi lửa tương tự như thủy tinh. Loại đá này bắt nguồn gốc từ vùng Anatolie nhưng được chế biến tại Hamoukar. Các nhà nghiên cứu khẳng định nghề thủ công này đã tồn tại trước ở thành cổ này. Các dấu tích của đồng tiết lộ về sau thành phố đã chuyển sang một nghề thủ công khác.

V.N

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
  • 1.231