Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện hóa thạch của một loài sinh vật biển thời tiền sử với 18 xúc tu quanh miệng.
Hóa thạch có niên đại lên tới 520 triệu năm, mang những điểm tương đồng với loài sứa lược hiện nay.
Hóa thạch của sinh vật biển thời tiền sử được tìm thấy ở Trung Quốc. (Ảnh: Live Science).
Nhà nghiên cứu Jakob Vinther tới từ Đại học Bristol cho rằng việc phát hiện ra hóa thạch của sinh vật cổ đại này có thể giúp tìm ra manh mối về nguồn gốc của loài sứa lược.
"Ngay lần đầu nhìn thấy hóa thạch, tôi đã phát hiện một số điểm xuất hiện trên sứa lược", ông Vinther cho biết. Ông này chỉ ra trên hóa thạch có dấu tích của các hàng mao lớn, mà thông thường chỉ xuất hiện ở sứa lược.
Hóa thạch này cũng có những điểm tương đồng với các sinh vật biển thời tiền sử khác như Xianguangia, hóa thạch giống hải quỳ thân mềm với 18 xúc tu và Dinomischus, hóa thạch từ thời Cambri có cấu tạo tương tự hoa tulip.
Các nhà khoa học tin rằng sinh vật cổ đại mới được tìm thấy có thể là một trong những động vật đầu tiên tiến hóa trên Trái Đất, dựa trên các phân tích về cây phả hệ và mô hình di truyền của loài sứa lược hiện nay.
"Một số tổ tiên của sứa lược thậm chí còn là loài có xương sống, có liên quan tới san hô và hải quỳ", nhóm nghiên cứu cho biết thêm.