Phát hiện hóa thạch cá xương 244 triệu năm lâu đời nhất thế giới ở Trung Quốc

  •   32
  • 6.660

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy ba mẫu vật cá xương lâu đời nhất từ trước tới nay tại hệ tầng Guanling ở tỉnh Vân Nam.

 Hai trong ba mẫu vật Peltoperleidus asiaticus được tìm thấy ở Vân Nam, Trung Quốc.
Hai trong ba mẫu vật Peltoperleidus asiaticus được tìm thấy ở Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh: PeerJ)

Theo mô tả trên tạp chí PeerJ, các hóa thạch thuộc về một loài cá săn mồi mới có tên là Peltoperleidus asiaticus sống trong kỷ Tam Điệp giữa. Chúng chỉ dài vài centimet và có nhiều đặc điểm giống cá vây tia tiền sử Perleidus, như răng sắc nhọn, mõm ngắn và hàng vảy sâu.

Điểm đặc biệt ở Peltoperleidus asiaticus là nó có hàm dưới "treo lơ lửng" bên dưới hộp sọ, cho phép mở rộng miệng để bắt mồi. Vây lưng và vây bụng cũng linh hoạt hơn, giúp nó bơi nhanh hơn đáng kể so với họ hàng cá vây tia Perleidus.

Peltoperleidus asiaticus là đại diện đầu tiên của chi Peltoperleidus bên ngoài châu Âu. Trước đây, hóa thạch của chi cá xương này chỉ được tìm thấy ở miền nam Thụy Sĩ và miền bắc Italy.

Phát hiện mới cũng đầy lùi hồ sơ hóa thạch của Peltoperleidus về sớm hơn 2 triệu năm. Trong khi mẫu vật lâu đời nhất ở châu Âu có niên đại khoảng 242 triệu năm, phân tích các hóa thạch ở Guanling cho thấy Peltoperleidus asiaticus đã xuất hiện trên Trái đất từ ít nhất 242 triệu năm trước.

Ngoài ba mẫu vật Peltoperleidus, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy hơn 20 hóa thạch của các loài động vật có xương sống dưới nước khác, chứng tỏ mức độ đa dạng sinh học cao của hệ tầng Guanling trong quá khứ.

Cập nhật: 06/11/2021 Theo VnExpress
  • 32
  • 6.660